8 cách uống nước có hại cho sức khỏe
Rõ ràng uống nước rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống không đúng cách thì sẽ có tác dụng ngược lại đấy.
1. Uống quá nhiều nước
Nghe nói nước tốt cho sức khỏe về mọi mặt, rất nhiều người nghĩ “uống càng nhiều nước càng tốt”. Nhưng điều này không hề đúng.
Dù có tốt cho cơ thể đến mấy đi chăng nữa thì cơ thể cũng chỉ cần một lượng nước nhất định vừa đủ. Nếu bạn uống quá nhiều có thể dẫn tới thừa nước, ứ nước và ảnh hưởng đến tim cũng như các cơ quan nội tiết.
2. Chỉ uống khi khát
Hãy nhớ, uống nước không thể đợi đến lúc khát mới uống, vì khi đó cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước khá lớn. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Video đang HOT
Nếu cơ thể thiếu nước kéo dài có thể dẫn đến tình trạng cô đặc máu, ảnh hưởng đến tim.
3. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần
Nước càng đun kĩ có càng diệt được vi khuẩn hay không? Câu trả lời chắc chắn là không, thậm chí nó còn có ảnh hưởng ngược lại.
Nước đun đi đun lại nhiều lần sẽ làm cho nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước tăng lên, khi vào cơ thể sẽ làm cho tim đập nhanh, khó thở…
4. Quên uống nước trước và sau giấc ngủ
Khi ngủ chính là lúc cơ thể mất đi một lượng nước lớn, làm cho nước trong máu giảm, độ dính của máu tăng. Hơn nữa, khi cơ thể thiếu nước thì giấc ngủ cũng tự nhiên bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc uống nước để bổ sung nước cho cơ thể trước khi ngủ là cần thiết.
Còn lúc ngủ dậy, chúng ta cũng cần uống nước để làm “trơn tru” lại bộ máy bên trong cơ thể.
5. Uống nước ngọt, nước có ga thay nước lọc
Nước ngọt, nước uống có ga thường có hóa chất và chất kích thích nên nếu uống nhiều và lâu dài, thay cho nước lọc sẽ không tốt cho cơ thể, thậm chí còn gây bệnh.
Hai loại nước này tuy ngon miệng nhưng lại thiếu hẳn chất dinh dưỡng và chứa những chất có hại.
6. Uống nước khi ăn
Nhiều người uống nước khi ăn vì nghĩ rằng nước giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Nhưng nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng, uống nước trong khi ăn có thể pha loãng các dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, làm tăng lượng insulin và tích tụ chất béo…
7. Uống nhiều nước sau khi vận động
Sau khi vận động nặng hoặc tập thể dục, bạn cảm thấy khát nước vì rõ ràng một lượng nước đã “bốc hơi” khỏi cơ thể. Và ngay lập tức bạn uống thật nhiều nước để bù đắp cơn khát này.
Nhưng bạn có biết rằng, uống nước như vậy sẽ tạo áp lực cho tim và tác động tới tim. Tốt nhất, bạn nên uống chậm và uống thành ngụm nhỏ để tránh gây ảnh hưởng cho các bộ phận cơ thể (vì uống nhanh sẽ khiến “chúng” bất ngờ khi được bổ sung nước đột ngột)
8. Uống nước để lâu
Nước để lâu thường là nước đóng chai bán sẵn. Vì tính tiện lợi của nó mà rất nhiều gia đình ưa chuộng loại nước này (rẻ, không phải đun, không cần nhiều bình chứa và lúc nào cũng có sẵn).
Tuy nhiên, không phải hãng sản xuất nước đóng chai nào cũng đảm bảo được về độ an toàn. Cho dù có được quảng cáo là đã tiệt trùng thì lượng vi khuẩn trong nước cũng sẽ vẫn còn, và một thời gian sẽ sinh sôi. Vì vậy, nên uống nước đun sôi trong vòng 1 ngày là tốt nhất.
Theo VNE