8 cách tái sử dụng điện thoại di động cũ
Đừng nghĩ rằng điện thoại cũ là đồ bỏ đi, nếu bạn biết tận dụng những chức năng cơ bản của điện thoại thì chúng có thể đáp ứng được hầu hết những nhu cầu hàng ngày.
Những chiếc smartphone cũ chẳng bao giờ mất đi, chúng chỉ được thay thế bởi những thiết bị mới hơn mà thôi. Đó là điều hiển nhiên trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay.
Khái niệm bỏ xó có thể đúng với máy nghe nhạc MP3 hoặc máy ảnh kỹ thuật số. Tuy nhiên đối với smartphone thì lại hoàn toàn khác, vứt bỏ những chiếc điện thoại cũ là cả một sự lãng phí. Nếu bạn vẫn đang sở hữu BlackBerry Pearl, Palm Centro, HTC G1 hoặc iPhone thế hệ đầu tiên thì vẫn còn nhiều cách biến những chiếc điện thoại này trở nên hữu dụng. Dù sao thì bạn cũng đã bỏ ra một đống tiền để mua những thiết bị nổi tiếng một thời, hãy tận dụng hết khả năng của chúng.
Sau đây là một vài cách hiệu quả để làm sống lại những chiếc điện thoại mà bạn đã một thời nâng niu, không phải tất cả các cách này đều có thể áp dụng được lên mọi loại máy, tuy nhiên hy vọng rằng bạn đọc sẽ tìm thấy những điểm hữu dụng cho riêng mình.
1. Điện thoại dự phòng
Mang theo một chiếc điện thoại dự phòng bên người có thể giúp bạn thoát khỏi một vài tình huống khẩn cấp. Đôi khi bạn sẽ cần đến chúng kể cả những thời điểm bạn không hề ngờ tới, chẳng hạn bạn muốn gọi điện báo cháy, gọi cứu hộ hoặc cảnh sát… trong khi chiếc điện thoại chính đã hết pin. Vì vậy luôn mang theo một chiếc điện thoại dự phòng không phải là một ý tưởng tồi, ai biết được chữ ngờ.
Hơn thế nữa với tình hình “loạn khuyến mại” của các nhà mạng ở Việt Nam vẫn chưa có xu hướng lắng dịu, việc mang thêm 1 chiếc điện thoại bên người sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa lượng tiền khuyến mại mà các nhà mạng vẫn rất ưu ái dành cho các thuê bao kích hoạt mới. Dĩ nhiên sử dụng điện thoại “2 SIM 2 sóng” sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều, nhưng thêm 1 máy là thêm một phần cơ động. Nhất là khi mà thời lượng sử dụng pin của các smartphone hiện đại nhiều khi không đủ 1 ngày, thì việc mang theo 1 chiếc điện thoại dự phòng có khi sẽ cứu bạn những bàn thua trông thấy.
2. Dùng làm điện thoại Wifi
Việc cắt bỏ hợp đồng với nhà mạng không có nghĩa là chiếc điện thoại của bạn không thể thực hiện cuộc gọi. Nếu nó có khả năng kết nối Wifi thì bạn có thể gọi điện cho người khác thông qua các chương trình như Fring, Skype hoặc Truphone. Ví dụ với Truphone, hoạt động trên các nền tảng Android, BlackBerry, iOS và Nokia Ovi đều cho phép người dùng gọi điện không giới hạn tới các tài khoản Truphone khác.
Cần gọi vào 1 thuê bao di động hay máy bàn khác ư? Không vấn đề, Truphone có thể làm được điều này với cước phí 0,02 USD mỗi phút (khoảng 400 vnđ). Nói cách khác, nếu điện thoại của bạn có kết nối Wifi, không cần lắp SIM nó vẫn có thể gọi điện như thường. Và quan trọng hơn hết là gọi điện thoại qua kết nối Wifi sẽ khiến bạn chẳng phải trả 1 xu nào cho nhà mạng. Quá tuyệt vời, nhất là khi bạn có nhu cầu liên lạc nhiều ở nơi công sở hoặc nhà riêng, những nơi có kết nối Wifi ổn định.
Video đang HOT
3. Một chiếc MP3
Chiếc điện thoại của bạn vẫn có thể trở thành một máy nghe nhạc MP3. Điển hình là các điện thoại dòng Walkman của Sony Ericsson hoặc 1 số mẫu của Nokia có khả năng phát nhạc khá tốt. Với những người không có đòi hỏi quá cao ở chất lượng âm thanh thì đây là một giải pháp để tiết kiệm một khoản tiền dành cho iPod.
4. Máy chơi game
Nhiều khả năng điện thoại cũ của bạn sẽ không có những trò chơi nổi tiếng như Angry Birds, tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn không thể giải trí bằng game. Cứ thử nghĩ về 1 số máy Symbian mà xem. Hơn chục năm thống trị thị trường, số lượng đầu Game cho Symbian có lẽ khó ai thống kê được hết. Và điều tuyệt vời nhất đó là điện thoại của bạn không cần thiết phải là 1 model đắt tiền để chạy được các game này. Nhìn chung game trên Symbian khá nhẹ nhàng và chạy tốt trên hầu hết các model, bất chấp cấu hình.
Với 1 chiếc điện thoại chạy Symbian cũ, bạn sẽ có thời gian giải trí vui vẻ với game ở đủ thể loại: Solitaire, cờ vua, Sudoku, Bejeweled… Thậm chí cả những game đồ họa đẹp như SkyForce cũng sẽ chạy rất ổn trên chiếc điện thoại Nokia cũ kĩ của bạn. Đừng nghĩ rằng game càng mới thì càng hay, bạn sẽ phải bất ngờ với sức hấp dẫn của những game mà bạn đã từng say mê hồi bé.
5. Thiết bị đọc văn bản
Tại sao phải tốn tiền để mua Kindle trong khi chiếc điện thoại của bạn cũng có chức năng đọc những văn bản định dạng tương tự. Amazon có cung cấp phần mềm đọc văn bản dành cho Android, BlackBerry, iOS và Windows Phone 7. Nếu bạn muốn đọc sách trên điện thoại Palm hoặc Windows Mobile thì hãy tìm đến eReader hoặc Mobipocket, Microsoft Reader. Thậm chí ở Việt Nam rất nhiều trang web cung cấp truyện kiếm hiệp còn tự viết riêng 1 phần mềm đọc truyện trên điện thoại, với định dạng file truyện riêng điển hình trong số đó là Mai Hoa Trang Reader.
Nhìn chung dù thiết bị bạn sử dụng chạy hệ điều hành nào, Symbian, Android, WinMo, Palm… thì tất cả đều có những phần mềm tương ứng để đọc các định dạng phổ biến như prc, pdb, pdf…
Tất nhiên là màn hình không thể nào so sánh được với Kindle nhưng khả năng phát sáng của màn hình LCD của điện thoại di động có thể giúp bạn ễ dàng đọc sách trong bóng tối hơn màn hình e-ink của Kindle, và điện thoại thì nhỏ gọn hơn Kindle rất nhiều.
Một lợi thế nữa đó là khi mang theo 1 chiếc điện thoại “sơ cua” chỉ để đọc sách, bạn sẽ không phải lo lắng về việc mải mê đọc truyện mà vắt kiệt pin của chiếc điện thoại nghe gọi.
6. Thiết bị lưu trữ dữ liệu
Để tiết kiệm tiền mua ổ lưu trữ, bạn hoàn toàn có thể dùng điện thoại để là công cụ thay thế. Đa số smartphone ra đời 1 vài năm trở lại đây đều có dung lượng vài GB và có thể hoạt động tốt qua cổng USB. Nếu không cần quá lưu trữ quá nhiều dữ liệu thì nên tân dụng cách này.
7. Tận dụng những tính năng cơ bản
Với 1 chiếc điện thoại cũ, bạn vẫn có thể sử dụng những tính năng cơ bản của chúng như đặt lịch làm việc, tính toán, báo thức, xem giờ và viết note. Nếu có Wifi thì càng hay, bạn vẫn có thể lướt web như thường và tìm kiếm thông tin qua Google. Một trang web như Handango có thể cung cấp những ứng dụng khiến cho chiếc điện thoại cũ đa năng hơn rất nhiều.
8. Lựa chọn cuối cùng
Nếu bạn chẳng hề quan tâm đến những cách trên thì lựa chọn sáng suốt nhất là đem cho hoặc bán nó đi. Việc sở hữu chiếc điện thoại vẫn còn nhiều công dụng mà chẳng sử dụng đến nữa là cả một sự hoang phí. Nên nhượng lại cho những người cần chúng hơn bạn nhưng lại có hầu bao eo hẹp.
Theo Bưu Điện VN
Tỉnh táo khi mua điện thoại cũ
Mua điện thoại cũ là niềm vui và cũng rủi ro, hên thì mua được hàng tốt, xui thì coi như rước lấy cái bực vào người.
Nhiều người nói rằng đi mua điện thoại cũ mới là "sành điệu". Bởi vì mình có cơ hội được trải nghiệm thực tế. Ưu điểm của điện thoại cũ là bạn có thể mua được sản phẩm hợp thời trang với giá rẻ hơn điện thoại mới. Mặc dù hàng loại này có thể còn "zin" 95% hoặc ít hơn nhưng đó là điều dễ chấp nhận khi túi không nhiều tiền.
Vàng thau lẫn lộn
Khu vực đường Nguyễn Kiệm (Gò Vấp) từ lâu mọc lên rất nhiều tiệm chuyên kinh doanh các loại điện thoại cũ, SIM, thẻ nạp... Các cửa hàng lớn nhỏ mọc lên san sát nhau dọc theo hai bên đường từ ngã ba Thích Quảng Đức kéo dài đến tận Nguyễn Thái Sơn.
Chị P. (quận Tân Bình), kể gần chục năm trước, chị có đến đây để mua điện thoại cho cô con gái. Vốn là người chẳng có kinh nghiệm nên sau khi hai mẹ con đi lòng vòng để "nghiên cứu" hỏi giá. Cuối cùng họ mua được một chiếc điện thoại vẫn còn hạn bảo hành của nhà cung cấp chính hãng. Đến tận bây giờ, nó vẫn còn hoạt động trong tình trạng tốt, thậm chí chị P. đã trở lại cửa hàng để mua thêm vài cái nữa cho chồng và đứa con trai.
Người tiêu dùng nên xem xét kỹ lưỡng trước khi mua điện thoại cũ. Ảnh: NGỌC CHÂU
Tháng 1-2011, anh T. (ngụ Tân Phú) muốn mua một chiếc điện thoại mới. Tham khảo ý kiến một vài người, anh quyết định chọn cho mình một chiếc điện thoại "second hand". Theo thông tin quảng cáo trên mạng, anh đến một cửa hàng điện thoại trên đường Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình). Lúc đầu anh T. cũng lo lắng vì kinh nghiệm mua máy cũ không có và chẳng biết tiệm này buôn bán ra sao. Sau đó, anh tự nhủ rằng cửa hàng có nhiều chi nhánh nên chắc không đến nỗi làm ăn "bậy bạ". Tại đây, nhân viên đã tư vấn cho anh về các mẫu sản phẩm có sẵn. Sau một hồi chọn lựa, anh T. mua một cái với giá 5,8 triệu đồng, thời gian bảo hành sáu tháng.
Lên xuống đến "hụt hơi"
Niềm vui chẳng kéo dài bao lâu, ba tháng sau, điện thoại của anh T. bắt đầu dở chứng. Máy không thể nhận được tín hiệu sạc pin mặc dù đã thử khởi động lại vài lần. Chẳng rõ nguyên nhân, anh mang điện thoại đến nơi mua để kiểm tra. Một lúc sau, nhân viên bảo hành nói rằng do thiết bị sạc pin có lỗi nên họ đổi cho anh một cái khác. Về nhà hiện tượng cũ vẫn xảy ra y như trước, thế là anh T. lại đến cửa hàng lần nữa. Lần này các nhân viên nói rằng do chấu của khe sạc pin quá yếu nên nó bị gãy, họ nói anh để điện thoại lại, vài ngày sau đến lấy. Đúng hẹn, anh T. trở lại cửa hàng và nhận chiếc điện thoại đã được hàn phần chân trong khe cắm. Nhưng chỉ một tháng trước khi hết hạn bảo hành, lỗi cũ vẫn xảy ra tương tự, anh T. chỉ biết thở dài và lắc đầu ngao ngán.
Ở TP.HCM có rất nhiều cửa hàng chuyên kinh doanh trao đổi các loại điện thoại cũ. Với kinh nghiệm từng trải, người bán có luôn con mắt rất "tinh" mỗi khi kiểm tra chất lượng sản phẩm. Vì vậy, câu nói "chỉ có người mua lầm chứ người bán không bao giờ lầm" là rất đúng. Với anh T., sự việc chẳng đến nỗi ấm ức khi nghe người nhân viên kia nói rằng: "Tại anh xui nên mới mua phải cái máy này". Thì ra rõ ràng người bán đã biết rõ nhược điểm của sản phẩm nhưng họ bỏ qua. Phải chăng cái nghề này cho phép làm như vậy?.
Chất lượng là "hên xui"
Nói thế không có nghĩa tất cả cửa hàng kinh doanh đều bán cho khách những sản phẩm dỏm. Với điện thoại cũ, người tiêu dùng phải chấp nhận chất lượng là "hên xui". Bởi vì có thể bạn sẽ tìm được một sản phẩm tốt với giá rẻ hơn nhiều so với hàng mới hoặc mất tiền để mua một sản phẩm kém chất lượng và mất thời gian đi lại sửa chữa. Vì vậy, để tránh thiệt hại, người tiêu dùng phải luôn rất sáng suốt và tỉnh táo trước những lời quảng cáo từ người bán hàng.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm và muốn mua điện thoại cũ thì nên tham khảo ở những người đã từng dùng trước đó. Thậm chí bạn có thể nhờ họ cùng đi mua với mình. Ngoài ra, các diễn đàn về điện thoại di động với ý kiến của các "chuyên gia" là nguồn tư vấn tốt. Mặt khác, để lôi kéo khách hàng, một số nơi còn ký tên và đưa phiếu bảo hành để làm đảm bảo. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng là đi thuê mặt bằng, vì vậy nếu điện thoại có trục trặc gì thì giấy bảo hành cũng trở nên vô dụng. Khi mua, một vài chi tiết bạn nên để ý và phải luôn đặt câu hỏi nghi ngờ nếu thấy các dấu hiệu như: giao diện màn hình không giống với nguyên bản, ốc vít không cùng bộ hoặc bị trầy khe do mở máy quá nhiều... Nếu bạn cẩn thận và chịu khó "lùng sục" thì chắc chắn sẽ mua được sản phẩm tốt và rẻ.
Theo Pháp Luật XH
Tái sử dụng máy tính cũ Máy tính cũ ngày nay không phải là không còn giá trị sử dụng mà vẫn còn hiệu năng nhưng người tiêu dùng vì "lên đời" máy mới nên không dùng đến. Tại sao bạn không biến đống nhựa, sắt và vi mạch điện tử trong những máy tính cũ thành thứ gì có ích hơn là để không? Sau đây là 5...