8 cách để có một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh với bệnh tiểu đường type 2
Việc thực hiện một số thay đổi về lối sống có thể giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường type 2 và có một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh hơn.
Bệnh tiểu đường type 1 thường xảy ra ở trẻ em và bệnh tiểu đường type 2 chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi.
Chế độ sinh hoạt khoa học là cách tốt nhất ngăn chặn bệnh tiểu đường. (Ảnh: theo boldsky).
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, khoảng 25% người trên 60 tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2.
Bệnh tiểu đường type 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất chiếm khoảng 90% trong tất cả các trường hợp mắc tiểu đường, theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế.
Nhưng việc thực hiện một số thay đổi về lối sống có thể giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường type 2 và có một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh hơn.
Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường type 2.
1. Tập thể dục hàng ngày
Nếu bạn bị tiểu đường type 2 và hiếm khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào, thì điều đó rất có hại cho sức khỏe của bạn. Bạn có thể từ từ bắt đầu bằng cách đi bộ 5-10 phút bên ngoài.
Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp cải thiện lượng đường trong máu và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Video đang HOT
Một nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường type 2 thường xuyên tập thể dục có lượng đường trong máu ổn định hơn.
2. Dùng thuốc
Cần phải dùng thuốc tiểu đường đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ vì nó sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường type 2 của bạn.
3. Có chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống của bạn đóng một vai trò rất lớn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường type 2, vì vậy hãy ăn một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm trái cây tươi, rau và ngũ cốc… Nó sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
Ngoài ra, bạn nên tránh ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, thực phẩm chế biến và đồ ngọt để giúp ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra.
4. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên
Kiểm tra lượng đường trong máu hàng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngoài ra, đó là một ý tưởng tốt để giúp bạn kiểm tra thường xuyên lượng đường huyết, huyết áp và mức cholesterol.
5. Giảm căng thẳng
Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 không nên căng thẳng vì nó có thể tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu và sức khỏe tổng thể của họ.
Khi điều gì đó đang làm bạn căng thẳng, hãy tập yoga hoặc thiền để giúp mình bình tĩnh và giảm mức độ căng thẳng. Điều này sẽ giúp quản lý và kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.
6. Bỏ thuốc lá và rượu
Điều quan trọng là bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu vì nó làm giảm cơ hội phát triển các biến chứng tiểu đường.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống quá nhiều rượu bia góp phần gây béo phì và làm suy yếu chức năng gan.
Suy nghĩ những điều tích cực thực sự có thể giúp những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 vì nó giúp tăng cường tâm trạng, cho phép họ vượt qua những thách thức và quản lý tốt hơn bệnh tiểu đường type 2.
Theo một nghiên cứu, 46% những người mắc bệnh tiểu đường type 2 gặp phải suy nghĩ tiêu cực xung quanh việc kiểm soát tình trạng này.
8. Ngủ đúng giờ
Chất lượng giấc ngủ kém hoặc ngủ không đủ giấc có ảnh hưởng xấu đến những người mắc bệnh tiểu đường type 2.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Y học gia đình, gần 50% những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao hơn.
An Nhiên
Theo boldsky/giaoduc.net
Phát hiện tiểu đường bằng nước mắt - cách kiểm tra mới cho những người bị tiểu đường.
Phát hiện mới của các nhà khoa học Brazil và Mỹ đã giúp các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể phát hiện bệnh sớm hơn mà không gây đau đớn và nhanh chóng.
Tiểu đường là một bệnh lý nội khoa do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể. Hiện nay số người mắc bệnh này trên thế giới không ngừng gia tăng, thậm chí căn bệnh này còn có dấu hiệu trẻ hóa người bệnh. Nếu để bệnh có tiền triển, người bệnh sẽ gặp những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Chiếc kính gắn bộ cảm biến sẽ giúp các bác sỹ dễ dàng kiểm tra bệnh của bệnh nhân
Để phát hiện ra bệnh, hay xây dựng những phác đồ điều trị kiểm soát tình trạng, thông thường các bác sỹ sẽ cần kiểm tra đường huyết của bệnh nhân bằng máy đo đường huyết,trước đó bác sỹ sẽ phải chích đầu ngón tay của bệnh nhân để lấy mẫu máu.
Việc bị chích và chảy máu không phải là hề thoải mái. Ngoài việc bị đau, nó còn gây nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, theo một thông tin mới nhất, các nhà khoa học Brazil và Mỹ vừa phát triển thành công bộ cảm biến sinh học glucose oxidase, có thể gắn trong kính mắt và giúp theo dõi lượng đường trong máu một cách an toàn và không gây đau đớn cho người bệnh nhờ việc lấy mẫu kiểm tra từ nước mắt.
Nhóm nghiên cứu đã nghĩ ra cách đặt bộ cảm biến sinh học vào kính của bệnh nhân và khi người dùng chảy nước mắt, nó sẽ tiếp xúc với glucose oxyase. Sự tiếp xúc này làm thay đổi dòng electron và tạo ra các luồng tín hiệu. Những tín hiệu này sau đó sẽ được gửi tới một thiết bị thu nhận được đặt trong đệm mũi. Thiết bị này sẽ tiếp tục kết nối tới máy tính để xử lý thông tin trong thời gian thực.
Một bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu tại Viện hóa học São Carlos cho biết: "Nồng độ các hóa chất chuyển hóa khác nhau trong nước mắt cũng phản ánh nồng độ máu. Đây là một cách rất thú vị để theo dõi các thông số sinh lý mà không cần phải dùng kỹ thuật xâm lấn ".
Thông qua nghiên cứu trên, các nhà khoa học mong muốn sử dụng kỹ thuật này để phát hiện nồng độ vitamin và rượu trong máu hoặc thậm chí xác định chính xác các bệnh thoái hóa và mãn tính.
Dù lợi ích của cảm biến là rất lớn nhưng việc cần làm nhất để thương mại hóa sản phẩm này, đưa sản phẩm đến gần với dùng là phải thử nghiệm tính hiệu quả lâu dài và hạn chế tối đa mọi rủi ro với tất cả bệnh nhân.
Ngân Hạ
Theo vietq
Bệnh tiểu đường có di truyền không? Bệnh tiểu đường có di truyền không là thắc mắc phổ biến của những người mắc tiểu đường hoặc gia đình có người mắc căn bệnh này. Ảnh minh họa Mai Phương Nguồn: AumSum Time/Zing