8 cách bạn lãng phí tiền điện đầy “hồn nhiên” không thể ngờ tới
Sau đây là những sai lầm trong sinh hoạt hàng ngày khiến bạn hồn nhiên lãng phí tiền điện mà chẳng hề hay biết. Nếu bạn không sửa ngay thì đừng than trách tại sao hóa đơn tiền điện mỗi tháng cứ cao ngất trời.
1. Mở cửa tủ lạnh thời gian dài vì chưa quyết định được sẽ ăn gì
Viện khoa học Nông Nghiệp và Thực phẩm của đại học Florida ước tính rằng 7% tổng năng lượng mà tủ lạnh sử dụng là kết quả của việc mở cửa tủ lạnh.
Bởi vậy khi mở tủ để lấy thức ăn, hãy cố gắng lấy đồ trong thời gian ngắn nhất. Tốt nhất là bạn nên hình dung sẵn mình cần thứ gì và nó nằm ở vị trí nào trong tủ lạnh.
2. Cất thức ăn thừa còn ấm vào tủ lạnh
Cho một nồi canh nóng vào tủ lạnh có thể khiến bạn lãng phí năng lượng gấp trăm lần so với việc mở cửa tủ lạnh lấy đồ. Chỉ ví dụ đó cũng đủ thấy hành vi bỏ đồ ăn nóng vào tủ lạnh chính là một cách rất ngốc nghếch khiến bạn lãng phí tiền.
3. Cắm các thiết bị mà không sử dụng
Để các thiết bị luôn kết nối với nguồn điện ngay cả khi không sử dụng sẽ gây lãng phí năng lượng. Theo bộ Năng lượng Hoa Kỳ, các thiết bị điện tử vẫn tiêu hao năng lượng ngay cả khi chúng đã tắt. Bởi vậy, sau khi sử dụng xong bộ sạc điện thoại, máy tính xách tay, tivi, bàn là, các thiết bị nhà bếp, bạn hãy nhớ rút phích cắm ra nhé.
4. Sử dụng chảo không có nắp đậy để nấu ăn
Theo bộ Năng lượng Hoa Kỳ, đậy kín những món ăn bạn đang nấu trên bếp làm thức ăn chín nhanh hơn. Bạn sẽ sử dụng ít năng lượng hơn trong cả quá trình.
Sử dụng chảo có kích thước phù hợp với kích thước của bếp điện/bếp từ cũng là một mẹo thông minh tiết kiệm năng lượng.
5. Cài đặt tivi ở chế độ sáng cao
Nếu không gian không quá sáng, bạn hãy giảm độ sáng trên tivi của mình. Bộ Năng lượng Hoa Kỳ khuyến cáo việc chuyển đổi thiết lập chế độ sáng màn hình sang mức “tiêu chuẩn” có thể giảm mức sử dụng năng lượng của tivi lên tới 30%.
Video đang HOT
6. Tắm quá lâu
Việc nán lại tận hưởng sự ấm áp của dòng nước từ vòi hoa sen là một điều thật hấp dẫn. Tuy nhiên những phút giây đó sẽ khiến cho hóa đơn tiền điện và nước của bạn tăng cao.
Theo bộ Năng lượng Hoa Kỳ, bình nóng lạnh có thể chiếm tới 12% hóa đơn năng lượng của một hộ gia đình. Do vậy thời gian tắm vừa đủ giúp chúng ta giảm lãng phí năng lượng.
7. Sử dụng chu trình sấy khô của máy rửa bát
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ nhận xét chu trình làm khô của máy rửa bát là thủ phạm lén lút khiến bạn lãng phí tiền điện.
Thay vì sử dụng năng lượng quý giá để làm khô bát đĩa, bạn chỉ cần chuyển chúng vào giá phơi trên quầy bếp hoặc lau nhanh chúng bằng khăn sạch. Muốn tiết kiệm thời gian hơn, thậm chí bạn chỉ cần mở cửa máy rửa bát và để chúng khô tự nhiên trước khi cất đi.
8. Giặt quần áo bằng nước nóng
Hầu hết các thiết kế máy giặt hiện đại đều có thể làm sạch quần áo của bạn chỉ với nước lạnh. Việc đun nước nóng sẽ ngốn đến 90% năng lượng cần thiết để vận hành máy giặt. Do vậy nếu quần áo không dính các vết bẩn đặc thù thì bạn hãy cài đặt chế độ nước mát để tiết kiệm năng lượng.
Kể cả quần áo có dính vết dầu mỡ, bạn cũng chỉ cần giặt bằng nước ấm (không nóng) đã đủ hiệu quả rồi.
Người thông minh có 10 mẹo sửa chữa và kéo dài tuổi thọ đồ dùng trong nhà, bí quyết "giàu ngầm" là đây chứ đâu
Đừng vội vứt bỏ những đồ dùng và thực phẩm này khi chúng vẫn còn "cứu chữa" được.
1. Thêm một ít muối vào nến
Phương pháp này nghe có vẻ lạ tuy nhiên nếu bạn thêm một chút muối vào sáp, nến sau khi thổi có thể làm chậm quá trình cháy. Cụ thể, bạn hãy rải đều một chút muối, dùng tăm hoặc đũa khuấy đều và ngọn nến yêu thích của bạn sẽ cháy lâu hơn trong những lần sử dụng tiếp theo.
2. Bóp khăn giấy
Với các cuộn giấy hình tròn, thông thường rất dễ bị kéo ra nhiều giấy cùng một lúc và chúng ta sẽ không cuộn lại phần giấy thừa, gây nên việc lãng phí và mất thẩm mỹ. Vì vậy, trước khi sử dụng bạn nên bóp méo cuộn giấy thành hình bầu dục, điều này sẽ tạo ra nhiều sự ma sát giúp cuộn giấy đỡ xoay.
3. Không lau miếng bọt biển lên bề mặt tiếp xúc với thịt sống
Thay vì vứt miếng bọt biển ngay sau khi lau chúng lên bề mặt tiếp xúc với thịt sống, bạn nên dùng bình xịt kháng khuẩn và khăn giấy để lau thớt. Điều này vừa giúp bạn vệ sinh đồ dùng một cách an toàn vừa giúp kéo dài thời hạn sử dụng của miếng bọt biển nhà bếp. Ngoài ra, thay vì để miếng bọt biển nằm dưới đáy bồn rửa, hãy lắp đặt một chiếc giá đỡ nhỏ trong bồn để miếng bọt biển có thể khô mọi lúc.
4. Sử dụng dầu ăn để bảo quản chảo chống dính
Bạn có thể sử dụng dầu ăn để vệ sinh và bảo quản chảo chống dính bằng các bước như sau:
- Rửa chảo bằng nước xà phòng ấm.
- Lau kỹ bằng khăn giấy hoặc khăn lau bếp.
- Thêm một thìa dầu và xoa đều đáy cùng các cạnh của chảo.
- Đun nóng chảo trong khoảng 60 giây.
- Lấy chảo ra khỏi bếp và để nguội.
- Lau sạch dầu thừa.
Bây giờ chảo của bạn đã sẵn sàng để tiếp xúc với nhiệt độ cao mà không bị hỏng.
5. Giũ khăn sau khi giặt
Khi bạn giặt hay sử dụng xong khăn tắm, hãy giũ chúng trước khi gấp hoặc phơi. Việc này giúp cải thiện khả năng thấm hút, giữ cho sợi của khăn mềm mại và bền lâu hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh giặt quá nhiều khăn cùng một lúc. Thay vào đó, hãy sắp xếp chúng thành các nhóm dựa trên màu sắc, kích thước và mức độ bẩn. Điều này sẽ tạo ra nhiều không gian hơn cho máy giặt và cho phép khăn tắm của bạn được xả sạch, không để lại bất kỳ vi khuẩn hoặc tạp chất nào trong vải.
6. Bảo quản bột trong tủ đông
Bột mì không phải là một thực phẩm có thời hạn sử dụng dài, nhưng để giữ cho bột mì luôn tươi ngon, bạn chỉ cần bảo quản chúng trong túi hoặc hộp kín và cất vào tủ đông. Ngoài ra, sau khi mua một túi bột mới bạn hãy cho vào ngăn đá và giữ trong vòng 2 ngày. Nhiệt độ cao sẽ giết chết bất kỳ vi khuẩn nào có trong bột khi bạn mua.
7. Úp ngược lọ gia vị
Việc phát hiện ra món mứt yêu thích của bạn đã hỏng trước ngày hết hạn hoàn toàn có thể làm bạn "tụt mood" nguyên một ngày. Để đảm bảo điều này không xảy ra, hãy úp ngược lọ gia vị hoặc mứt để tạo không gian chân không, ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của nấm mốc.
8. Đừng vội vứt bỏ những chiếc áo len bị co rút
Đây là hiện tượng hầu hết ai cũng gặp phải và chúng ta thường bỏ luôn những chiếc áo len bị co rút đi. Tuy nhiên, bạn chỉ cần ngâm chúng trong hỗn hợp dầu dưỡng tóc và nước ấm rồi để trong khoảng 30 phút, tác dụng làm mềm của dầu dưỡng tóc sẽ giúp nới lỏng sợi vải, cho phép bạn kéo áo len trở lại kích thước ban đầu. Và đừng quên làm điều này nhẹ nhàng để tránh kéo căng áo ra quá nhiều.
9. Giữ bánh mì tươi trong nhiều tháng
Bạn hãy cho bánh mì vào túi hoặc hộp kín khí và để vào ngăn đá, nhiệt độ cao có thể giúp bánh mì để được đến 3 tháng.
10. Vệ sinh màn hình máy tính bằng khăn lau kính
Biết cách làm sạch đúng cách các bề mặt nhạy cảm như màn hình máy tính xách tay có thể giúp màn hình trở nên sáng bóng và luôn mới trong thời gian dài. Bạn nên sử dụng khăn lau kính mắt để loại bỏ dấu vân tay, vết dầu mỡ và bụi bẩn mà không làm ảnh hưởng hoặc làm xước lớp phủ mỏng manh của màn hình.
7 thói quen sai lầm mà người giàu tuyệt đối không mắc phải: Học hỏi ngay nếu bạn không muốn suốt đời sống trong nợ ngập đầu Những người giàu có luôn mang trong mình cách quản lý, chi tiêu tiền bạc cẩn thận nhằm tránh lãng phí những gì kiếm được. Những đại gia, triệu phú sở hữu trong tay khối tài sản lớn luôn biết cách làm cho tiền đẻ ra tiền và nghĩ cách quản lý từng đồng tiền của mình kiếm được sẽ không bị lãng...