8 bí kíp giúp mẹ bầu đỡ đãng trí khi mang thai
Nhiều người ngạc nhiên khi nhận thấy khi mang thai mình bị mắc chứng nhớ nhớ quên quên. Dưới đây là 8 bí kíp giúp mẹ bầu vượt qua được tình trạng đó và sống vui vẻ.
Khoảng 50% phụ nữ khẳng định mình hay đãng trí, nhất là vào quý cuối của thai kỳ. Bạn quên mất mình đã để chìa khóa ở đâu, không tìm thấy kính, quên lịch hẹn hay không thể nhớ nổi những thông tin mới đọc trước đó vài phút. Đây là kiểu đãng trí tạm thời trong thai kỳ và có một số nguyên nhân sau:
- Bạn ngủ không đủ giấc trong thời gian mang thai.
- Trong một thời gian ngắn bạn phải ghi nhớ quá nhiều thông tin để chuẩn bị cho việc sinh nở.
- Bạn phải chịu đựng những khó chịu thông thường xảy ra khi mang thai.
Những bí kíp sau sẽ giúp bạn vượt qua được giai đoạn này:
1. Sống ngăn nắp
Sống gọn gàng, ngăn nắp giúp bạn hạn chế gặp phải những giây phút đãng trí bất ngờ. Ví dụ, khi bạn luôn giữ hóa đơn tiền điện nước trong cùng một chỗ, bạn sẽ biết chính xác nơi tìm được nó khi không nhớ mình đã trả tiền hay chưa. Việc sắp xếp mọi thứ gọn gàng có thể giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn khi không nhớ thứ mình cần tìm.
2. Ghi nhớ lại mọi thứ
Giấy ghi nhớ nên trở thành “người bạn thân” của mẹ bầu. Bạn có thể dán giấy ghi chú ở bất cứ nơi nào như: tủ lạnh, gương phòng tắm hoặc cửa trước nhà. Hãy dán chúng ở nơi mà bạn chắc chắn nhìn thấy và được nhắc nhở về những thứ bạn cần ghi nhớ.
3. Đặt chuông báo
Video đang HOT
Một cách khác bạn có thể áp dụng nhằm giúp mình nhớ phải làm gì chính là cài đặt chuông nhắc nhở. Nếu bạn muốn nhớ giờ uống vitamin, làm món thịt quay, hãy đặt chuông hẹn giờ. Điều thú vị của cách này là bạn có thể sử dụng chuông nhắc cho nhiều việc khác nhau.
Tinh thần thoải mái là một điều tuyệt vời giúp bạn vượt qua tình trạng đãng trí của mình.
4. Nói chuyện với mọi người
Mặc dù những tháng cuối thai kỳ bạn dành nhiều thời gian nghỉ ngơi ở nhà, bạn cũng nên ra ngoài và giao tiếp với mọi người. Theo Viện nghiên cứu Sức khỏe Mỹ, nói chuyện với nhiều người là giải pháp để để trí não phát huy chức năng của mình.
5. Ăn nhiều rau
Rau chứa nhiều chất chống oxy hóa. Ăn nhiều rau xanh có lá, súp lơ xanh, rau chân vịt giúp trí não của bạn luôn luôn đạt “phong độ” cao nhất.
6. Tạo thói quen
Thói quen khiến mọi hoạt động của bạn dễ theo dõi hơn. Nó giúp bạn thực hiện theo một khuôn mẫu bạn vốn quen làm, cũng như bạn có nhiều khả năng nhận ra điều cái gì đó thiếu hoặc không ổn khi “lệch nhịp” với thói quen ấy. Thêm vào đó, bạn có thể sẽ nhận thấy sinh hoạt theo thói quen sẽ rất hiệu quả, ngay cả sau khi em bé chào đời.
7. Thoải mái cười vui
Tinh thần thoải mái là một điều tuyệt vời giúp bạn vượt qua tình trạng đãng trí của mình. Bạn nên “cười xòa” nếu đến cửa hàng mà quên thứ gì đó định mua hoặc muốn kể một câu chuyện hấp dẫn thì bỗng dưng quên mất. Cố gắng nhìn nhận vấn đề trên khía cạnh hài hước của nó. Thay vì suy nghĩ quá mức hoặc nghiêm trọng hóa chuyện này, bạn hãy giữ một thái độ thoải mái nhất, điều này có thể giúp bạn đối phó tình hình đãng trí của mình tốt hơn.
8. Tập thể dục
Có thể hơi khó khăn nhưng bạn nên tập thể dục khi mang thai. Tập thể dục giúp tim bạn đập mạnh hơn và tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp đủ oxy cho não. Hãy nói chuyện với bác sĩ để có những bài tập thích hợp cho mình.
Theo Phununews
Bí quyết giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc trong suốt thai kỳ
Khi mang thai, việc mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, không ngủ ngon là chuyện bình thường vì cơ thể bạn đang có rất nhiều thay đổi.
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, phần lớn mẹ bầu có những giấc ngủ rất ngon và sâu. Mẹ bầu cũng có thể ngủ nhiều hơn ở giai đoạn này. Khi mang thai, việc mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi là chuyện bình thường vì cơ thể bạn sẽ có rất nhiều thay đổi. Tuy nhiên, càng về cuối thai kỳ, tình trạng mệt mỏi càng tăng lên, thêm vào đó, các giấc ngủ cũng trở nên khó khăn và hay bị gián đoạn hơn.
Tại sao mẹ bầu khó ngủ?
Lý do đầu tiên và quan trọng nhất đằng sau vấn đề giấc ngủ trong khi mang thai là sự gia tăng trọng lượng của thai nhi khiến cho kích thước của bụng to lên đáng kể nên bạn thật khó để tìm thấy một tư thế ngủ thoải mái.
Nếu bạn luôn nằm thẳng khi ngủ, bạn có thể gặp khó khăn khi đổi tư thế sang nằm ngủ nghiêng (như các bác sĩ khuyến cáo). Ngoài ra, việc dịch chuyển trên giường cũng không dễ dàng gì khiến cho bạn luôn ở trong tình trạng thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
Ảnh minh họa.
Mẹo nhỏ giúp mẹ bầu ngủ ngon
Mặc dù rất muốn có một giấc ngủ ngon lành, hãy nhớ đừng bao giờ đụng đến thuốc ngủ, kể cả thảo dược, vì chúng không được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai. Thay vào đó, những mẹo nhỏ dưới đây có thể an toàn giúp bạn cải thiện được giấc ngủ:
1. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, ngủ nghiêng về bên trái sẽ giúp máu lưu thông tốt nhất đến nuôi thai nhi, tử cung và thận. Tránh nằm thẳng, nằm ngửa trong một khoảng thời gian dài.
2. Uống nhiều nước trong ngày, nhưng cắt giảm trước khi đi ngủ.
3. Để tránh ợ nóng, không ăn nhiều thức ăn cay, có tính axit (chẳng hạn như các sản phẩm từ cà chua), hoặc đồ chiên rán nóng. Nếu bạn gặp vấn đề ợ nóng, hãy nằm gối cao đầu khi ngủ.
4. Tập thể dục thường xuyên để giúp bạn luôn khỏe mạnh, cải thiện lưu thông máu và làm giảm chuột rút ở chân.
5. Hãy thử các món ăn nhẹ, ít mặn (như bánh quy giòn) vào ban ngày. Điều này giúp bạn tránh buồn nôn bằng cách giữ cho dạ dày luôn được no.
6. Gối và đệm dành riêng cho "bà bầu" có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
7. Ngủ trưa cũng là một giải pháp giúp bạn cải thiện giấc ngủ.
8. Học cách thư giãn với các kỹ thuật thư giãn và hít thở, việc này cũng có thể rất hữu ích khi các cơn co thắt đau đẻ xuất hiện. Việc tắm nước ấm trước khi đi ngủ cũng là một cách giúp bạn ngủ ngon hơn.
9. Cuối cùng nói chuyện với bác sĩ nếu bạn thấy vấn đề mất ngủ của mình bị kéo dài.
Theo Mask online
Trẻ sinh ra bị tăng động do mẹ bầu uống thuốc giảm đau Một công bố của các nhà khoa học Đan Mạch mới đây cho hay bà bầu uống thuốc giảm đau là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sinh ra dễ mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì? Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những rối...