6 thực phẩm dễ gây tiêu chảy mẹ bầu nên tránh
Các mẹ nên tránh ăn và ăn kết hợp các loại thực phẩm sau để không bị “Tào Tháo đuổi” và giúp có một thai kỳ thật sự khỏe mạnh.
Khi có bầu, người phụ nữ nào cũng muốn bồi bổ sức khỏe bằng những món ăn ngon, bổ để mong em bé trong bụng phát triển tốt nhất. Thế nhưng muốn bé khỏe, thông minh thì các mẹ phải có hiểu biết về dinh dưỡng và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất. Bởi chỉ cần thiếu hiểu biết một chút hoặc không có chế độ ăn hợp lý các mẹ không những tự hại mình mà còn hại đến sức khỏe và sự phát triển của bé yêu.
Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút, nhu động ruột bị giảm hoặc yếu đi. Vì vậy các mẹ nên tránh ăn và ăn kết hợp các loại thực phẩm sau để không bị “tào tháo đuổi” và giúp có một thai kỳ thật sự khỏe mạnh.
1. Món pa-tê
Theo số liệu thống kê thì pa-tê là món ăn có chứa rất nhiều khuẩn Listeria, gây các loại bệnh rối loạn tiêu hoá. Vì vậy mẹ bầu nên tránh món ăn này nếu không dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của mình và bé yêu.
2. Món lẩu
Các nghiên cứu y học chứng tỏ, ăn lẩu có nhiều cái hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Món lẩu nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán.
Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày, đường ruột và hệ tiêu hóa, gây nhiễm trùng ký sinh. Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều.
Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày, đường ruột và hệ tiêu hóa, gây nhiễm trùng ký sinh. Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều. (Ảnh minh họa)
3. Các món gỏi, thịt sống
Video đang HOT
Bao gồm thịt, cá, tôm, cua các loại, kể cả nuôi trồng bằng kỹ thuật hữu cơ, cá nước ngọt, nước mặn, ví dụ như gỏi, tiết canh, nộm, sushi hay lẩu tái…
Gỏi là món ăn lạ miệng, khoái khẩu của nhiều người nhưng lại là những thực phẩm rất dễ gây bệnh. Những món gỏi, thịt sống có thể chứa nhiều loại khuẩn nguy hiểm, nhất là khuẩn Listeria, Ecoli – thủ phạm gây bệnh tiêu chảy mà lâu nay vẫn được dư luận nhắc đến. Vì vậy, bà bầu tuyệt đối nên tránh loại thực phẩm này.
4. Trà kết hợp với trứng
Trà chứa các chất có tính axit. Nếu trà kết hợp với sắt ở trong trứng, nó sẽ gây kích thích dạ dày và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như sự hấp thụ dinh dưỡng.
5. Hoa quả và hải sản
Đây là điều đặc biệt cấm kỵ khi ăn uống không chỉ đối với bà bầu mà còn đối với những người khỏe mạnh, bình thường. Hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn ăn hoa quả chung với hải sản, nó sẽ gây ói mửa, đau bụng và tiêu chảy. Bởi những món ăn chế biến từ hải sản giáp xác như tôm, cua, sò, ốc thường chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
6. Sữa và chocolate
Sữa chứa nhiều protein và canxi, còn chocolate chứa axit oxalic. Nếu ăn hoặc uống sữa và chocolate với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước – chất có thể gây tiêu chảy, khô tóc và các triệu chứng khác ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Do đó, các mẹ bầu cần lưu ý để bé yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh.
Theo Khampha
8 loại trái cây trị bệnh tiêu chảy cho trẻ
Ngoài cách dùng thuốc tây điều trị cho trẻ bị tiêu chảy, bạn có thể dùng một số loại quả từ thiên nhiên như hồng xiêm, ổi, măng cụt... chúng vừa an toàn vừa chữa bệnh tiêu chảy cực hiệu quả cho bé yêu.
1. Hồng xiêm
Hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Bạn có thể mua hồng xiêm xanh, cắt thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
2. Quả ổi
Quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Ổi xanh cũng có thể giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy.
3. Chuối tiêu
Chuối tiêu xanh mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày.
4. Quả lựu
Theo Đông y, vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy. Cách làm: Vỏ quả lựu 15 g, sắc 3 lần, mỗi lần với một bát nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.
5. Măng cụt
Vỏ măng cụt chứa 7-13% tanin, nhựa đắng và chất mangostin. Vị chát của măng cụt làm săn chắc da và trị tiêu chảy, kiết lỵ. Cách làm: Vỏ lấy khoảng 50 g, cắt từng khoanh cho vào nồi đất với 2 chén nước. Sắc giống như sắc thuốc, đun nhỏ lửa 15-30 phút. Tiếp đó để nước ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều với mỗi lần chỉ uống 1 ly nhỏ.
6. Quả vải
Hạt vải có vị chát, tính ôn theo động y có tác dụng tán hàn, trị tiêu chảy. Cách làm: Lấy 4 - 8 gr hạt vải đã sấy khô, tán bột mịn cho trẻ uống, hoặc sắc với nước cho trẻ uống.
7. Mướp đắng
Mướp đắng 60g, cà rốt 60g, thêm hành tiêu gia vị xào to lửa. Ăn ngày 1 lần.
8. Táo
Táo chứa nhiều pectin hơn các loại trái cây nào. Chất này được phân hủy trong ruột bởi các vi khuẩn tốt, tạo thành lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, giúp xoa dịu và ngăn ngừa các chất gây kích thích đến ruột.
Theo Megafun
Những loại quả trị tiêu chảy cho trẻ Những loại quả sau có tác dụng chữa tiêu chảy rất hiệu qủa cho trẻ. Mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé. Hồng xiêm Chữa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều mỡ, đạm. Quả hồng xiêm còn xanh 15 - 20g, cho 200ml nước, đun nhỏ lửa còn lại 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15...