8 bệnh nhân tử vong: Triệu tập người sửa máy lọc nước để điều tra
Công an làm việc với đơn vị sửa chữa hệ thống lọc nước ở Bệnh viện Hòa Bình để làm rõ quy trình cấp nước phục vụ chữa bệnh.
Điều tra việc 8 bệnh nhân bị tử vong do chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình, ngày 8.6, Công an tỉnh Hoà Bình đã triệu tập giám đốc một công ty có trụ sở ở Bắc Ninh.
Theo điều tra, công ty này là nhà thầu phụ được thuê sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO, một ngày trước khi xảy ra sự cố tai biến y khoa. Giám đốc công ty trực tiếp sửa chữa máy lọc nước. Công an đề nghị vị giám đốc làm rõ một số vấn đề trong việc ký hợp đồng, nghiệm thu, bàn giao, sửa chữa hệ thống máy lọc…
Các bác sĩ nỗ lực hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân bị tai biến chạy thận. Ảnh: N.P.
Chiều cùng ngày, Sở Y tế Hoà Bình thông báo Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình sử dụng hệ thống RO số 2 từ ngày 18.1.2011 do Công ty Thiên Sơn (nhà thầu chính) cung cấp.
Ngày 24.5, hệ thống hoạt động không ổn định nên bệnh viện đề nghị thay cát thạch anh, sỏi, than hoạt tính, màng RO, bộ đèn lõi lọc, tiệt trùng màng hệ thống nước… Ngày 25.5, bệnh viện ký hợp đồng sửa chữa với Thiên Sơn và công ty này thuê lại đơn vị trên.
Về giả thuyết nguyên nhân sự cố xảy ra do nguồn nước, Sở Y tế Hoà Bình cho rằng chưa đủ cơ sở và bằng chứng khoa học để kết luận nhưng điều được Hội đồng chuyên môn hướng đến nhiều nhất là “sự bất thường của nguồn nước RO sử dụng trong quá trình chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân”.
Cơ quan điều tra cũng cho rằng chưa có kết luận cụ thể về sự cố này và cần chờ thêm các kết quả giám định pháp y của Viện Khoa học Hình sự, khám nghiệm tử thi, giám định sinh học, mẫu nước, hoá chất…
Sáng 29.5, 18 bệnh nhân suy thận mãn đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đột ngột có dấu hiệu bất thường. 8 người lần lượt tử vong; 10 người được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai ngay trong đêm hiện sức khỏe đã hồi phục. Nguyên nhân gây tai biến đang được điều tra. Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương gửi lời xin lỗi các bệnh nhân và gia đình. Bộ Y tế đánh giá đây là ca tai biến y khoa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua. Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân tai biến. Ngày 24.5, hệ thống hoạt động không ổn định nên bệnh viện đề nghị thay cát thạch anh, sỏi, than hoạt tính, màng RO, bộ đèn lõi lọc, tiệt trùng màng hệ thống nước… Ngày 25.5, bệnh viện ký hợp đồng sửa chữa với Thiên Sơn và công ty này thuê lại đơn vị trên. Sáng 8.6, Sở Y tế Hoà Bình công bố quyết định tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra và xem xét trách nhiệm liên quan với các ông, bà: Trương Quý Dương (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình); Trần Văn Sơn (nhân viên phòng vật tư bệnh viện) và điều dưỡng Đỗ Thị Điệp (khoa Thận nhân tạo).
Video đang HOT
Theo P.V (VNE)
Vụ 18 người nghi sốc phản vệ: 7 người đã tử vong
Tại cuộc họp báo sáng nay (30.5), Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, tính đến 8h00 sáng nay có 7 bệnh nhân tử vong, còn 1 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Khoa hồi sức tích cực, còn lại 10 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Ông Nguyễn Văn Quang - Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình tại buổi họp báo sáng 30.5
Sáng nay (30.5), thông tin từ Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, cơ quan này đã tới thăm hỏi, chia sẻ, động viên với mất mát của các gia đình bệnh nhân nghi bị sốc phản vệ trong quá trình chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Quang-Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, sáng nay UBND tỉnh Hòa Bình đã xuống trực tiếp Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm, động viên bệnh nhân đang cấp cứu và đến thắp hương cho các bệnh nhân qua đời.
"Đến thời điểm này, cả 7 bệnh nhân tử vong đã hoàn tất thủ tục đưa về nhà. 11 bệnh nhân đang cấp cứu, 1 bệnh nhân đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, 10 bệnh nhân khác được chuyển đi cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội" - ông Quang nói.
Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cũng cho biết, tỉnh này đã hỗ trợ mỗi trường hợp bệnh nhân tử vong 5 triệu đồng, các trường hợp cấp cứu là 2 triệu đồng/người. Phía Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cũng đã hỗ trợ 10 triệu đồng/bệnh nhân tử vong và đang tiếp tục khẩn trương cứu chữa các bệnh nhân còn lại.
Cũng thông tin với PV sáng nay, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, vào đêm qua, sau khi điều trị tích cực đối với các bệnh nhân, bệnh viện đã thống nhất phương án chuyển 10 bệnh nhân tới bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
"10 bệnh nhân này đang nằm ở các khoa Hồi sức tích cực, cấp cứu, thận nhân tạo, hi vọng ổn định số bệnh nhân này" - ông Dương nói.
Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, các bệnh nhân đang nằm tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình sẽ tiếp tục được lọc máu và thực hiện các phương án cứu chữa tốt nhất.
"Các bệnh nhân đang điều trị chu kỳ, chúng tôi đã có phương án chi tiết đảm bảo cho các bệnh nhân chạy thận đảm bảo sức khỏe" - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình nói.
Được biết, sáng nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã giao cho các đồng chí lãnh đạo đến trực tiếp từng gia đình thắp nén hương và hỗ trợ các gia đình có người bệnh tử vong. Quỹ từ thiện của bệnh viện quyết định bổ sung thêm mỗi trường hợp là 3 triệu đồng để hỗ trợ người bệnh.
Trước đó, số bệnh nhân nhẹ hơn đã được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai ngay trong đêm 29.5.
Trước đó, khoảng 8h15 phút ngày 29.5 tại đơn nguyên Thận nhân tạo thuộc khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình có 18 bệnh nhân chạy thận nhân tạo bất ngờ xuất hiện đồng loạt triệu chứng của sốc phản vệ (bệnh nhân có biểu hiện: Khó thở, huyết áp tụt, đau bụng, nôn, ngứa).
Bà Bùi Thị Vân (54 tuổi, trú tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình).
Đến hết ngày 29.5, đã có 7 bệnh nhân đã tử vong, còn 10 người khác thì được chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai để các bác sĩ tiếp tục theo dõi.
Được biết, sáng nay (30.5) UBND tỉnh Hòa Bình sẽ tổ chức họp báo về sự việc trên.
Sau hơn 10 tiếng rơi vào tình trạng hôn mê sâu, bà Vân, bà Rím đã tỉnh và có thể nói chuyện được nhưng cả hai vẫn chưa hết bàng hoàng...
Bà Bùi Thị Vân (54 tuổi, trú tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) cho biết, ngày 28.5, bà một mình bắt xe khách vượt quãng đường hơn 80 km đến thành phố Hòa Bình thuê nhà trọ chuẩn bị cho ca chạy thận đầu tiên vào sáng ngày hôm sau.
"Dự định sau khi chạy thận xong tôi sẽ ra ở trọ qua đêm đến hôm sau rồi về. Vậy mà cuối cùng tôi phải ở luôn tại viện"- giọng bà Vân buồn rầu nói.
Bệnh nhân chữa trị sau khi gặp sự cố tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Nhắm mắt đôi giây bà kể: "Lúc đó mới chạy thận được khoảng 45 phút, tôi bắt đầu cảm thấy ngứa tai, sau đó là ngứa lưỡi, cổ họng rồi lan ra toàn thân. Chưa kịp hiểu chuyện gì thì tôi nôn thốc, nôn tháo, sau đó tôi rơi vào hôn mê bất tỉnh".
Giống như bà Vân, bà Bùi Thị Rấm (65 tuổi) đã tỉnh táo sau khi trải qua những tiếng đồng hồ dài đằng đẵng của cơn hôn mê. Bà chia sẻ rằng mình may mắn vì bị nhẹ hơn những người khác.
"Tôi bắt đầu chạy ca 7 giờ, khoảng 1 tiếng sau thì thấy tức ngực, khó thở, đau bung âm ỉ, tê tay và sau đó là buôn nôn. Thấy vậy, tôi báo ngay với bác sĩ trực và được tháo dây truyền luôn", bà Rấm nhớ lại.
Theo bà Rấm, phòng bà có 5 người chạy thì cả 5 người đều có chung biểu hiện như vậy. Được biết bà Rấm bắt đầu chạy thận từ tháng 11.2015 đến nay.
Theo Danviet
18 người nghi sốc phản vệ: Hoàn tất khám nghiệm bệnh nhân tử vong Thông tin từ Công an tỉnh Hòa Bình, cơ quan này đã thực hiện xong quá trình khám nghiệm tử thi đối với các bệnh nhân tử vong khi chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Sử - Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đến thời điểm hiện tại,...