76% người Canada muốn chính phủ cấm 5G của Huawei
Tỷ lệ ủng hộ Huawei đóng vai trò trong cơ sở hạ tầng 5G của Canada đã giảm mạnh kể từ năm 2019.
Theo South China Morning Post , cuộc khảo sát của Nanos tiến hành cho tờ The Globe and Mail cho thấy, hơn ba phần tư người Canada muốn chính phủ cấm sử dụng thiết bị mạng 5G của Huawei ở trong nước. Con số này tăng 53% so với cách nay hai năm, trong khi đó tỷ lệ người nghĩ rằng vai trò của Huawei nên được chấp thuận là 10%, giảm so với 22% năm 2019.
Hơn ba phần tư người Canada muốn chính phủ cấm sử dụng thiết bị mạng 5G của Huawei ở trong nước
Việc thăm dò trên được thực hiện sau khi Trung Quốc thả hai công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor bị giam giữ gần ba năm trong một sự kiện được xem là ngoại giao con tin. Động thái này diễn ra cùng ngày khi Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu bị quản thúc ở Vancouver (Canada) được trả tự do.
Video đang HOT
Chính phủ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã nhiều lần trì hoãn đưa ra quyết định về việc có để Huawei tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng 5G hay không. Mỹ, Anh và Úc đã cấm hãng viễn thông Trung Quốc thực hiện vai trò này vì lo ngại an ninh quốc gia. Cuối tháng trước, ông Trudeau cho biết sẽ công bố quyết định “về viễn thông và Huawei trong những tuần tới”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) trong cuộc họp giao ban thường kỳ ở Bắc Kinh đã nói về kết quả khảo sát rằng: “Phía Canada nên có thái độ khách quan, độc lập và không thiên vị khi đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích của mình và cung cấp môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng, cởi mở, không phân biệt đối xử cho các công ty Trung Quốc. Độ an toàn về sản phẩm 5G của Huawei đã được hầu hết các nhà mạng trên toàn cầu công nhận”.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng ngoại giao liên quan đến bà Mạnh Vãn Châu và hai công dân Canada diễn ra vào tháng 12.2018, người dân nước này đã giảm nhiệt tình và từ chối vai trò của Huawei trong hệ thống 5G. Kết quả thăm dò của Nanos cũng cho thấy, 69% người Canada muốn trì hoãn các cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, và 87% ủng hộ việc Canada cố gắng “kiềm chế” sức mạnh của Trung Quốc bằng cách hợp lực với Mỹ, Anh và Úc.
Theo một cuộc thăm dò riêng biệt khác mà Nanos thực hiện cho hãng tin Bloomberg, chỉ 11% người Canada tin rằng mối quan hệ Canada – Trung Quốc có thể được khắc phục, 36% tin rằng nó đã bị rạn nứt vĩnh viễn và 48% nghĩ rằng có thể cải thiện một chút. Cả hai cuộc khảo sát đều có sự tham gia của hơn 1.000 người, được thực hiện từ ngày 30.9 đến ngày 3.10. Biên độ sai số của chúng là 3,1 điểm phần trăm.
Huawei đặt cược vào thị trường mới nổi khi tương lai ở phương Tây mờ mịt
Huawei Technologies đang tập trung vào các thị trường mới nổi để phục hồi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, khi cuộc tẩy chay do Mỹ dẫn đầu tiếp tục làm mờ triển vọng của công ty ở thị trường phương Tây.
Huawei vẫn chiếm ưu thế tại các thị trường mới nổi ở châu Phi và Trung Đông
Theo Nikkei, tháng 6.2021, Senegal mở một trung tâm dữ liệu trị giá 70 triệu euro (khoảng 83 triệu USD). Trung tâm của quốc gia Tây Phi được xây dựng bằng một khoản vay từ chính phủ Trung Quốc và Huawei là đơn vị cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông.
Mỹ đang thúc giục các nước đồng minh loại trừ sản phẩm của Huawei ra khỏi mạng không dây 5G vì lo ngại về an ninh quốc gia. Tuy nhiên, hãng thiết bị viễn thông Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế tại các thị trường mới nổi ở châu Phi và Trung Đông. Đơn đặt hàng đổ về Huawei vì thiết bị của hãng này rẻ hơn khoảng 20 đến 30% so với thiết bị của các đối thủ châu Âu như Ericsson và Nokia trong cùng phân khúc tính năng cao.
Huawei không từ bỏ việc mở rộng kinh doanh tại các nước phát triển, nhưng đã chuyển hướng tập trung nhiều hơn vào các thị trường mới nổi bao gồm cả Đông Nam Á. Huawei cung cấp thiết bị viễn thông cùng các hệ thống liên quan cho nhiều nước. Một trong những trọng tâm của công ty là thành phố thông minh. Tính đến cuối năm 2020, Huawei được cho là đã tham gia vào dự án thành phố thông minh tại hơn 700 thành phố ở 40 quốc gia. Một trong những ví dụ nổi bật là Dubai, nơi Huawei tham gia vào hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng 5G, cung cấp "đèn đường thông minh" liên kết với camera an ninh và cảm biến nhiệt độ. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông cũng cung cấp một hệ thống kết hợp các trạm gốc 4G và camera an ninh ở Kenya.
Đứng sau Huawei là sáng kiến "Vành đai - Con đường". Dù Huawei nói rằng hoạt động kinh doanh của công ty không liên quan đến chính phủ, nhưng trên thực tế nhiều dự án thành phố thông minh ở châu Phi và các khu vực Trung Đông đều nằm trong sáng kiến này, nhận các khoản vay do chính quyền Bắc Kinh hậu thuẫn, trong đó Huawei là đơn vị thụ hưởng.
Điều đáng nói ở đây là nhiều nền kinh tế mới nổi đang phải gánh khoản nợ lớn với Trung Quốc và một số nước đang phải vật lộn để trả nợ. Mỹ và châu Âu đã chỉ ra kế hoạch cho vay của Bắc Kinh là "ngoại giao bẫy nợ". Nếu các thị trường mới nổi trở nên cảnh giác và đề phòng hơn, thì hoạt động kinh doanh của Huawei ở những khu vực này có thể bị ảnh hưởng không nhỏ.
Áp lực của Mỹ đã và đang phát huy tác dụng ở các nền kinh tế tiên tiến. Nhật Bản, Anh và Úc đã loại Huawei khỏi cơ sở hạ tầng 5G trong nước. Pháp và Đức tuy không nói rõ, nhưng cũng đang áp đặt các biện pháp khiến việc thâm nhập thị trường của Huawei trở nên khó khăn hơn. Mặc dù doanh số thiết bị viễn thông tăng mạnh cho đến năm 2020, nhưng Huawei đang dần mất thị phần vào tay Nokia và các đối thủ khác.
Doanh số bán hàng ở nước ngoài chiếm gần 70% tổng doanh thu của Huawei nửa đầu những năm 2010, nhưng đã giảm xuống còn 34% trong năm 2020. Hiện thị trường nội địa chiếm phần lớn doanh số bán hàng của công ty. Sau những hạn chế từ phía Mỹ kể từ năm 2019, Huawei dường như đang ngày càng dựa vào thị trường đại lục cho lĩnh vực kinh doanh điện thoại thông minh và 5G.
Huawei đã phát triển hoạt động kinh doanh bằng cách mở rộng mạnh mẽ ra nước ngoài từ năm 1997. Hơn 30 năm kể từ khi thành lập, Huawei có gần 200.000 nhân viên tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một trong những thách thức lớn ở thời điểm hiện tại là liệu nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển ở nước ngoài và toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh của mình hay không.
Mỹ chốt phương án loại bỏ và thay thế thiết bị viễn thông Huawei, ZTE Hôm 13/7, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) chốt chương trình 1,9 tỷ USD nhằm loại bỏ và thay thế thiết bị của hai công ty Trung Quốc bị xem là nguy cơ an ninh quốc gia. Chương trình có mục đích hỗ trợ chi phí cho các nhà mạng nhỏ tại Mỹ trong quá trình thay thế thiết bị viễn...