75% trẻ dưới 2 tháng tuổi mắc ho gà tử vong
Tại Việt Nam, từ năm 2016 đến 2019, số ca ho gà đã tăng gấp 3 lần. Trẻ mắc bệnh này thường có tỷ lệ tử vong rất cao do các biến chứng như viêm phổi, co giật, viêm não,…
Đây là thông tin được bác sĩ Võ Khánh Giang đưa ra tại Hội nghị khoa học Chỉ đạo tuyến chuyên ngành sản phụ khoa Hà Nội, do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức ngày 11/12.
Theo bác sĩ Giang, ho gà là bệnh lý hô hấp lây từ người sang người, gây ra bởi vi khuẩn gram âm Bordetella pertussis. Hệ số lây của bệnh này lên tới 17, tức là từ 1 người bệnh có thể lây sang 17 người lành chưa được tiêm chủng. Trong khi đó, hệ số lây của virus corona gây nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm khác chỉ là 3-4.
Trẻ sơ sinh là đối tượng gánh hậu quả nặng nề nhất khi mắc ho gà với tỷ lệ 90% trẻ phải nhập viện theo dõi và điều trị. “Đặc biệt, biến chứng của ho gà rất nặng trên trẻ dưới 2 tháng tuổi. 75% trẻ mắc ho gà trong độ tuổi này tử vong do các biến chứng như viêm phổi, co giật, viêm não,…”, bác sĩ Giang nhấn mạnh.
Tại Việt Nam, số ca ho gà được báo cáo hàng năm chủ yếu dưới 4 tháng tuổi. Từ năm 2016 đến 2019, số ca bệnh đã tăng gấp 3 lần.
Theo ông Giang, trước đây, nhiều người thường cho rằng bệnh ho gà chỉ xảy ra ở trẻ em, nếu mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc tiêm chủng khi sớm sẽ miễn dịch suốt đời. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra ho gà xảy ra ở cả thanh thiếu niên và người lớn. Người trưởng thành khi mắc bệnh này không gặp nhiều biến chứng, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu lây cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Trẻ mắc ho gà – Hình minh họa
Chuyên gia khuyến cáo, hầu hết trường hợp tử vong do bệnh đều là trẻ sơ sinh ở độ tuổi chưa được tiêm vắc xin. Bởi vậy, để bảo vệ sức khỏe con trong giai đoạn đầu, chủng ngừa cho phụ nữ mang thai là biện pháp khả thi, hiệu quả nhất. Hiện nay, vắc xin ho gà thường gồm 3 thành phần kháng nguyên bạch hầu, uốn ván, ho gà.
Bác sĩ Giang phân tích, khi chúng ta chủng ngừa cho phụ nữ mang thai, kháng thể trong cơ thể mẹ được kích thích tăng lên, từ đó mẹ sẽ được bảo vệ khỏi ho gà và cũng ngăn chặn được nguồn lây cho con.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, kháng thể của mẹ khi tăng lên sẽ truyền cho con qua nhau thai, trẻ cũng nhận được kháng thể từ sữa mẹ. Do đó, trẻ sẽ được bảo vệ từ 2 nguồn.
“Thời gian bảo vệ trẻ sau khi chủng ngừa cho mẹ là khoảng vài tháng sau khi sinh. Đây là khoảng thời gian đủ để bảo vệ đến khi trẻ nhận được những liều vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván đầu tiên”, ông Giang cho biết.
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh, việc truyền kháng thể từ mẹ sang con khác nhau trong các giai đoạn của thai kỳ, trong đó mạnh nhất vào tháng cuối thai kỳ.
Tuy nhiên, các sản phụ không nên chủng ngừa ho gà khi mang thai tháng cuối. Lý do bởi khi chủng ngừa, cơ thể mẹ phải mất 1 tháng để có miễn dịch cao nhất. Ngoài ra, không thể chắc chắn trẻ có sinh ra đúng ngày ta dự đoán hay không. Nếu em bé ra đời sớm hơn, trẻ có khả năng không nhận đủ kháng thể từ mẹ.
Bác sĩ Giang thông tin, hầu hết các nghiên cứu đều khuyên phụ nữ mang thai nên chủng ngừa bệnh ho gà từ đầu tam cá nguyệt thứ 3, tức từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 36 của thai kỳ.
Nguy cơ mắc Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà ở nhóm lớn tuổi
Nếu cho rằng, chỉ cần tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn Ván, Ho Gà... đầy đủ ở năm đầu đời, cơ thể sẽ miễn nhiễm với bệnh, thì bạn đã lầm!
Vì thực tế, dù đã chủng ngừa, nhưng theo thời gian, sự miễn dịch của cơ thể với các bệnh này sẽ dần suy giảm, nếu không được tiêm nhắc lại, nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.
Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà là 3 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã từng bùng phát cướp đi sinh mệnh của nhiều người trên thế giới. Người mắc bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm nặng nề như suy hô hấp, viêm phổi, viêm não (đối với bệnh Ho Gà); viêm cơ tim và viêm thần kinh (đối với bệnh Bạch Hầu); co thắt thanh quản, thuyên tắc phổi, gãy xương (đối với bệnh Uốn Ván)...
Nhưng, kể từ khi các mũi tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà cho trẻ em dưới 2 tuổi đã được triển khai rộng rãi, tần suất mắc các căn bệnh nguy hiểm này đã được giảm một cách rất đáng kể.
Caption: Kể từ khi các mũi tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà được phổ biến rộng rãi, thì tỉ lệ mắc 3 căn bệnh nguy hiểm này đã được giảm một cách đáng kể
Cảnh giác trước nguy cơ mắc bệnh của 3 căn bệnh nguy hiểm: Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà
Tại Indonesia, sự bùng phát tỉ lệ mắc căn bệnh bạch hầu tại một cách bất thường năm 2017 với hơn 530 ca mắc bao gồm cả trẻ em và người lớn, dù tỉ lệ bao phủ cao vắc xin trong cộng đồng. Trên thế giới, hiện nay, nhóm trẻ em lớn và người lớn mắc ho gà được báo cáo tại các quốc gia ngày càng gia tăng, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người lớn.
Riêng tại Việt Nam, từ năm 2015 đến nay, số ca mắc Uốn ván vẫn luôn được báo cáo với hơn 350 ca hằng năm, xuất hiện rải rác chùm ca bệnh Bạch hầu tại các tỉnh Miền Trung, đối tượng mắc các bệnh này tập trung chủ yếu ở người lớn và trẻ lớn. Riêng bệnh Ho gà, bệnh được ghi nhận là đang có chiều hướng gia tăng số ca mắc, đặc biệt ở trẻ nhỏ
Do vậy, hiện nay các tổ chức y tế uy tín trên thế giới khuyến cáo cần tiêm đúng lịch và đúng liều các vắc xin ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà cho trẻ ngay từ năm đầu đời và không được bỏ qua các mũi tiêm nhắc lại sau đó. Vì các vắc xin này thường chỉ tạo hiệu quả bảo vệ cơ thể trong một giai đoạn nhất định, theo thời gian, sự miễn dịch phòng bệnh đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà sẽ suy giảm, nếu không được tiêm nhắc lại, sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh
Theo Tổ Chức Y tế Thế Giới và các khuyến cáo chủng ngừa của Anh, Canada, Mỹ: bên cạnh việc hoàn tất lịch chủng ngừa cơ bản và tiêm nhắc cho trẻ dưới 2 tuổi, các vắc xin 3 thành phần phòng Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà cần được tiêm nhắc tại nhiều các cột mốc khác nhau trong đời:
Từ 4 đến 7 tuổi
Từ 9 đến 15 tuổi
Người già từ 50 tuổi trở lên
Người lớn có bệnh lý mãn tính đi kèm như các bệnh lý phổi, hen suyễn, tim mạch, bệnh thận...
Ở cột mốc từ 4 đến 7 tuổi; từ 9 đến 15 tuổi: sự miễn dịch đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà của cơ thể gần như đã suy giảm hết kể từ lần được tiêm ngừa trước đó. Song song đó, 2 nhóm tuổi này lại thường xuyên hoạt động trong môi trường học đường đông đúc, gặp gỡ nhiều người, chạy nhảy, vận động cũng nhiều hơn... vì vậy nguy cơ mắc các bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà từ đó cũng cao hơn nên rất cần được tiêm nhắc lại.
Ở cột mốc trên 50 tuổi: theo tuổi tác, hệ miễn dịch cơ thể dần suy yếu nên người trên 50 tuổi luôn là đối tượng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp như Ho gà, Bạch hầu.
Ngoài ra, khi đã mắc bệnh, các triệu chứng biểu hiện ở họ thường nhẹ hơn nên dễ bị nhầm sang bệnh thông thường, nhưng lại là nguồn lan truyền mầm bệnh cho những người xung quanh, đặc biệt là các trẻ nhỏ đang ở độ tuổi nhỏ (từ 0 - 3 tháng tuổi chưa đạt đủ hiệu quả bảo vệ bằng vắc xin) đang sống chung nhà
Hiệu quả và tác động của việc tiêm nhắc vắc xin 3 thành phần phòng Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà
Với khả năng giúp bảo vệ phòng bệnh, có thể nói mũi tiêm nhắc lại 3 thành phần phòng Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà đã mang đến rất nhiều lợi ích như:
1. Giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong cho các đối tượng tiêm chủng
2. Giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh (từ 0 đến 3 tháng tuổi) chưa được chủng ngừa đầy đủ đang sống chung trong gia đình
3. Thiết lập nên hệ miễn dịch cộng đồng giúp phòng tránh dịch bệnh lây lan
4. Giảm các chi phí phát sinh khi mắc bệnh
Tóm lại, bệnh Bạch hầu, Uốn Ván, Ho gà có thể gây bệnh cho cả trẻ em đến người lớn, việc triển khai chủng ngừa cơ bản cho trẻ nhỏ với các vắc xin này là đều rất cần thiết. Bên cạnh đó, triển khai tiêm nhắc vắc xin 3 thành phần Bạch Hầu - Uốn Ván - Ho gà giúp kéo dài hiệu quả bảo vệ phòng tránh bệnh cho bản thân, mà còn góp phần tạo miễn dịch bảo vệ trong cộng đồng.
Hậu quả của trào lưu antivaccine, nhìn từ những ca bạch hầu Trào lưu chống tiêm chủng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đến tận bây giờ, có thể đẩy trẻ em vào những hiểm họa mới của các loại dịch bệnh cũ... Chỉ trong hơn một tuần qua, có đến 16 ca bệnh bạch hầu đã được ghi nhận tại 1 số tỉnh khu vực Tây Nguyên và TP Hồ Chí Minh; 1 trường hợp...