75% người dân quay lưng với chính quyền Macron, tương lai của Pháp về đâu?
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy rằng có đến 3/4 số người dân Pháp đang thất vọng với những chính sách của Tổng thống Emmanuel Macron và không tin tưởng vào các thành viên trong nội các của ông.
Theo một cuộc khảo sát của các công ty Odoxa và Dentsu Consulting, chỉ có 25% người Pháp được hỏi nói rằng họ hài lòng với cách chính phủ đang vận hành đất nước, trong khi số còn lại bất bình với ông Macron và các Bộ trưởng trong nội các.
Dòng chữ “Macron hãy từ chức” được sơn trên một góc của Khải Hoàn Môn trong lúc cuộc biểu tình Áo Vàng diễn ra quyết liệt.
Kết quả này cho thấy sự suy giảm về uy tín nghiêm trọng đối với ông Macron so với thời điểm tháng 4/2018, khi đó tỉ lệ người không ủng hộ Tổng thống Pháp là 59%. Cuộc khảo sát mới nhất được tiến hành bằng cách lấy ý kiến của 1.004 người trên toàn nước Pháp và được thực hiện cách đây không lâu.
Điều đáng chú ý là những người có quan điểm chỉ trích ông Macron không chỉ bao gồm những người lao động thu nhập thấp và nông dân mà còn có cả những người thuộc tầng lớp trung lưu. Nhiều người đặc biệt không hài lòng với một số quan chức chính phủ Pháp, cụ thể là Thủ tướng Edouard Philippe và Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner khi mỗi người lần lượt có 54 và 53% tỉ lệ người chỉ trích.
Từ tháng 11 năm ngoái tới nay, những người biểu tình Áo Vàng đã tiến hành các cuộc biểu tình quy mô lớn trên khắp nước Pháp. Ban đầu phong trào này phản đối việc gia tăng chi phí xăng dầu của chính phủ Macron, và khi hoạt động biến thành các cuộc bạo động giữa người biểu tình và cảnh sát, Pháp đã buộc phải từ bỏ chính sách này.
Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm trấn an người dân của chính phủ Pháp đã thất bại, khi phong trào Áo Vàng giờ đây còn phản đối cả điều kiện sống ngày càng đi xuống cũng như sự bất bình đẳng trong xã hội Pháp.
Video đang HOT
Một trong những thủ lĩnh của phong trào biểu tình là ông Eric Drouet đã bị bắt vào tối ngày 2/1 vừa qua và bị kết tội tổ chức và dẫn đầu một cuộc biểu tình trái phép, đã khiến người biểu tình phẫn nộ và gọi chính phủ Macron là “độc tài”. Chính trị gia cánh tả người Pháp Jean-Luc Melenchon đã bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Drouet và gọi việc ông bị bắt là một sự “lạm dụng quyền hạn” của chính phủ Pháp.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo Infornet
Pháp hủy kế hoạch tăng thuế sau biểu tình lớn nhất 50 năm
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tuyên bố chính phủ nước này sẽ hủy kế hoạch tăng thuế nhiên liệu trong dự toán ngân sách năm 2019 sau làn sóng biểu tình gây chấn động trong nhiều ngày qua.
Tổng thống Emmanuel Macron (phải) và Thủ tướng douard Philippe (Ảnh: AFP)
"Chính phủ sẵn sàng đối thoại và đang chứng minh điều này vì kế hoạch tăng thuế đã bị hủy bỏ trong dự toán ngân sách năm 2019", Thủ tướng Edouard Philippe phát biểu tại Hạ viện Pháp hôm qua 5/12.
Tuyên bố trên của ông Philippe là một phần trong thỏa thuận do thủ tướng Pháp đề xuất và được Hạ viện Pháp thông qua hôm qua. Tuy vậy, ông Philippe không nói rõ liệu kế hoạch tăng thuế có được đưa trở lại dự toán ngân sách sau năm 2019 hay không.
Trước đó, Thủ tướng Philippe ngày 4/12 tuyên bố chính phủ Pháp tạm hoãn kế hoạch tăng thuế nhiên liệu trong 6 tháng, đồng thời dừng việc tăng giá khí đốt và điện trong vòng 3 tháng, bắt đầu từ ngày 1/1/2019. Ngoài ra, việc siết chặt các tiêu chuẩn đánh giá ô tô để xử phạt những phương tiện cũ gây ô nhiễm cũng bị hoãn lại trong nửa năm.
Lãnh đạo phe cực hữu Marine Le Pen cũng hối thúc Tổng thống Emmanuel Macron cam kết không cho phép kế hoạch tăng thuế gây tranh cãi được áp dụng trở lại "bằng mọi giá". Bà Le Pen thậm chí đòi giải tán quốc hội nếu cuộc khủng hoảng hiện nay tại Pháp không được giải quyết.
Trong thông báo phát đi vào tối qua, Điện Elysee cho biết cả Thủ tướng Philippe và Tổng thống Macron "đều mong muốn kế hoạch tăng thuế nhiên liệu sẽ được loại bỏ" khỏi dự toán ngân sách năm 2019.
"Các cuộc tranh luận giữa quốc hội và người dân trong những tuần và những tháng sắp tới sẽ phải tìm ra các phương án cũng như nguồn tài chính để đáp ứng các thách thức của quá trình chuyển đổi sinh thái", thông báo của Điện Elysee nêu rõ.
Bộ trưởng Môi trường Pháp Francois de Rugy cho biết ông đã trao đổi với Tổng thống Macron để xác nhận rằng thuế môi trường sẽ được hủy bỏ trong năm 2019. Ông Macron trước đó đã đề cập tới chiến lược chuyển đổi sinh thái quốc gia nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang sử dụng năng lượng sạch.
Động thái nhượng bộ của chính quyền Pháp được đưa ra sau khi hàng nghìn người thuộc phong trào Áo vàng đã tổ chức các cuộc biểu tình trên toàn nước Pháp, đặc biệt tại thủ đô Paris, để phản đối tăng thuế xăng dầu. Phong trào này ngày càng lan rộng và những yêu sách của người biểu tình cũng tăng theo, bao gồm đòi dừng giảm thuế cho người giàu, nâng lương tối thiểu hay phản đối cải cách giáo dục.
Bạo lực lớn có thể sắp diễn ra
Người biểu tình Áo vàng tại thủ đô Paris. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Macron và chính quyền của ông hôm qua đã kêu gọi người biểu tình bình tĩnh, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục nhượng bộ thêm để tránh xảy ra bạo lực.
AFP dẫn một nguồn tin tại Điện Elysee cho biết chính phủ Pháp lo sợ về nguy cơ xảy ra cuộc biểu tình "bạo lực lớn" vào ngày 8/12 tới tại Paris và một số nơi khác ở Pháp.
"Chúng tôi có lý do để lo sợ về tình trạng bạo lực lớn sẽ xảy ra", nguồn tin của văn phòng tổng thống Pháp cho biết.
Ít nhất 4 người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát. Ngoài ra, hơn 130 người khác bị thương và ít nhất 412 người đã bị bắt sau các cuộc biểu tình. Chỉ tính riêng vào cuối tuần trước, đám đông biểu tình đã đốt 200 xe ô tô, đập phá các cửa hàng, phá hoại Khải Hoàn Môn - biểu tượng quốc gia của Pháp và chặn các tuyến đường khiến giao thông bị đình trệ.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Biểu tình "Áo vàng": Họ là ai? Ngay sau khi Tổng thống Emmanuel Macron thông báo sẽ áp dụng thêm một loại thuế xăng nữa để bảo vệ môi trường, nhiều người dân Pháp - chủ yếu là người nghèo - đã không khỏi phẫn nộ. Theo Bộ Nội vụ Pháp, đã có hơn 400.000 người xuống đường biểu tình, tạo thành phong trào "Áo vàng" làm điên đảo chính...