700.000 doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ sẽ được miễn, giảm thuế thu nhập
Từ ngày 1- 7 tới, thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sẽ giảm còn 15-17%, thay vì mức 20% như hiện nay.
Đặc biệt, những doanh nghiệp được thành lập mới từ hộ kinh doanh sẽ được miễn 2 năm thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi có lãi.
Ngân sách sẽ giảm thu khoảng 15,5 nghìn tỉ đồng mỗi năm khi chính sách miễn, giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được Quốc hội thông qua. (Ảnh chụp trước thời điểm dịch COVID-19) – Ảnh L.THANH
Chiều 11-4, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ để trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới về việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Dự kiến thuế suất với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là 15-17%, tùy thuộc vào quy mô doanh thu và số lượng lao động của doanh nghiệp.
Đồng thời cho phép miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm liên tục kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ được thành lập mới từ hộ kinh doanh.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho biết bộ này đã kiến nghị cấp thời gian thực hiện chính sách miễn giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp như nêu trên ngay từ ngày 1-7 năm nay, thay vì ngày 1-1-2021 như đề xuất trước đó.
Video đang HOT
Với việc miễn giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ như nêu trên, Bộ Tài chính cho hay sẽ có khoảng 700 nghìn doanh nghiệp, chiếm khoảng 93% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, được hưởng lợi.
Ước tính ngân sách nhà nước sẽ giảm thu mỗi năm khoảng 15,5 nghìn tỉ đồng.
Để chia sẻ khó khăn với hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài chính sách trên, Bộ Tài chính cho biết đang sửa thông tư về lệ phí môn bài. Dự kiến trong quý 2 này, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chuyển từ hộ kinh doanh sẽ được miễn lệ phí môn bài.
Thời gian miễn lệ phí này là 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Ngoài ra, các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ được miễn lệ phí môn bài.
Thêm nữa, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý các bộ, ngành về việc giảm 70% mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp; giảm 67% mức phí công bố thông tin doanh nghiệp…Tổng số phí, lệ phí cắt giảm trong thời gian còn lại của năm 2020 khoảng 500 tỉ đông.
Lãnh đạo Bộ Tài chính đánh giá việc miễn, giảm thuế, phí và lệ phí là giải pháp hỗ trợ thiết thực nhằm chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp, nhất là đối với những đơn vị bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
LÊ THANH
Thúc đẩy hợp tác tài chính để nâng cấp quan hệ song phương Việt Nam - New Zealand
Sáng nay 29/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có buổi tiếp và làm việc với ông Grant Robertson - Bộ trưởng Bộ Tài chính New Zealand nhân dịp Bộ trưởng có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Hai Bộ trưởng trao đổi tại buổi tiếp.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chào mừng ông Grant Robertson đến thăm và làm việc với Bộ Tài chính và mong muốn trên cương vị của mình, luôn ủng hộ Việt Nam và thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam trong thời gian tới.
Bộ trưởng đánh giá cao những bước phát triển đáng ghi nhận của quan hệ hợp tác hai nước Việt Nam và New Zealand sau hơn 44 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Cũng theo lãnh đạo Bộ Tài chính Việt Nam, hiện nay, 2 bên còn nhiều tiềm năng phát triển do đều tham gia các Hiệp định thương mại quan trọng như ASEAN - Australia - New Zealand, CPTPP.
Trên thực tế, New Zealand đang là đối tác thương mại lớn thứ 31 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 16 của New Zealand. Tại các diễn đàn đa phương, hai quốc gia tiếp tục củng cố hợp tác tài chính trong khung khổ Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) va đang nỗ lực để có thể kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực ASEAN với 6 đối tác (RCEP).
"Bộ Tài chính Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - New Zealand đi vào chiều sâu, thực chất và hướng tới quan hệ đối tác chiến lược trong thời gian tới" - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Chia sẻ về tình hình kinh tế vĩ mô khu vực và thế giới, Bộ trưởng khẳng định để duy trì đà tăng trưởng trong ngắn hạn và phát triển các động lực tăng trưởng mới, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục củng cố các nền tảng để đảm bảo kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả thị trường thế giới, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, đảm bảo duy trì lạm phát trong phạm vi đề ra, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động; đẩy mạnh cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục hoàn thiện khung khổ thể chế, phát triển đồng bộ thị trường tài chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Về vấn đề thực thi Hiệp định CPTPP, Bộ trưởng cho biết, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 14/1/2019 đối với Việt Nam. Ngày 26/6/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định CPTPP và hàng hóa đủ điều kiện áp dụng ưu đãi CPTPP được thực hiện hồi tố trở lại từ ngày 14/1/2019 là thời điểm Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam.
Buổi tiếp có sự tham dự của các quan chức cao cấp thuộc 2 Bộ Tài chính.
Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, Bộ trưởng đê nghi Bô Tài chính New Zealand tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính Việt Nam xây dựng các nội dung hợp tác thiết thực, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và lợi thế của từng bên, hướng tới ký kết Biên ban ghi nhơ hơp tac tai chinh giữa Bô Tai chinh hai bên, làm cơ sở nền tảng để thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước.
Ngoài ra, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn Chính phủ New Zealand tiếp tục tăng cường viện trợ cho Việt Nam, đặc biệt thông qua hình thức viện trợ theo phương thức hỗ trợ ngân sách để tăng tính chủ động của Chính phủ Việt Nam trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tài trợ.
Vê hơp tac đa phương, đê nghi 2 Bộ Tài chính tăng cương trao đôi, phôi hơp trên cac diên đan đa phương.
Bày tỏ ấn tượng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội mà Việt Nam đạt được trong những năm gần đây, Bộ trưởng Tài chính New Zealand cho rằng: Việt Nam là một ví dụ điển hình của nền kinh tế đang phát triển. Do vậy, New Zealand rất mong muốn được có nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa với Việt Nam trong thời gian tới.
Năm 2020 là năm kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và New Zealand, đồng thời cũng là năm Việt Nam trở thành Chủ tịch ASEAN, theo ông Grant Robertson, đây là thời điểm quan trọng để củng cố hợp tác tài chính 2 nước.
"Năm sau là năm tốt để nâng cấp mối quan hệ hợp tác song phương lên thành đối tác chiến lược giữa hai nước" - lãnh đạo Bộ Tài chính New Zealand khẳng định.
Hồng Vân
Theo HQ Online
Nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 12 dự án luật, bộ luật, 4 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến về 9 dự án luật khác nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện...