70% giáo viên ở thành phố sở hữu máy tính xách tay
Cuộc khảo sát về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin ( CNTT) trong giảng dạy tại Việt Nam trong nửa cuối năm 2013 đã cho những kết quả khá thú vị.
CNTT đang được coi là hạ tầng của tiến trình hiện đại hóa đất nước và có tác động đến mọi mặt của đời sống. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực cụ thể như y tế, nông nghiệp, giao thông, giáo dục… vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, mạng cộng đồng giáo viên Violet, Trung tâm nghiên cứu thiết bị giảng dạy – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và công ty Intel Việt Nam đã tiến hành tìm hiểu nhu cầu và thói quen sử dụng sản phẩm công nghệ cao cũng như các phần mềm tiện ích của giáo viên trong công việc.
Hình ảnh giáo viên sử dụng laptop và máy chiếu trong giảng dạy đã trở nên quen thuộc.
Khảo sát có sự tham gia của 10.000 giáo viên từ mầm non đến đại học và sau đại học tại các thành phố trên cả nước. Kết quả trong phạm vi cuộc khảo sát này cho thấy tỷ lệ giáo viên sở hữu các thiết bị công nghệ khá cao với 64% có máy tính bàn, 70% có laptop, 10% dùng máy tính bảng hoặc thiết bị đọc sách điện tử và 27,8% có điện thoại thông minh.
Video đang HOT
Dell và Sony là thương hiệu máy tính để bàn và máy tính xách tay được lựa chọn nhiều nhất, trong khi có tới 75% số giáo viên được hỏi khẳng định họ yêu thích nhất smartphone của Apple và Samsung. Hệ điều hành Android chiếm được nhiều thiện cảm của giáo viên với tỷ lệ 47,8%. Với máy tính bảng, đa số lại mong muốn sở hữu sản phẩm mang thương hiệu “Quả táo” (67,6%).
Hiện đã có trên 50% số giáo viên tham gia khảo sát thường xuyên sử dụng thiết bị CNTT trong quá trình giảng dạy tại trường học và 81,4% sử dụng thiết bị CNTT tại nhà với lượng thời gian trung bình hơn 5 giờ mỗi tuần. Phần lớn thầy cô tin rằng CNTT đóng vai trò quan trọng trong quá trình soạn giáo án. Các phần mềm với chức năng xây dựng bài giảng sáng tạo và dễ sử dụng đã giúp thầy cô khơi gợi khả năng khám phá của học sinh thông qua những trải nghiệm sâu rộng và mới mẻ. Microsoft Powerpoint là chương trình được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 90,1%, Violet đứng thứ hai với 56,4%. Adobe Presenter và Lecture Market cũng được khá yêu thích trong việc tạo bài giảng với tỷ lệ tương ứng là 19% và 10,2%.
Một điểm khá ấn tượng là 66% giáo viên được hỏi nói rằng họ có sử dụng USB 3G để kết nối Internet. Điều này chứng tỏ nhu cầu truy cập mạng để tìm hiểu và nâng cao kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy là khá lớn.
Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT tại các trường học mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Hiện mới có57% trường học của các giáo viên được hỏi có hệ thống e-mail nội bộ, 52,4% có trang website riêng. Các phòng máy tính trong trường chủ yếu được dùng để dạy môn Tin học (94,2%) và Ngoại ngữ (43,9%).
CNTT mới đi những bước đầu trong công tác giảng dạy nên kỹ năng sử dụng máy tính cũng như các công cụ khai thác nguồn tư liệu đang là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình ứng dụng CNTT của giáo viên. Rất nhiều ý kiến cho rằng CNTT cần được phổ cập trên phạm vi rộng và đồng đều, song song với việc phát triển nhiều hơn nữa các chương trình để khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ.
“Ban Giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn cần thúc đẩy việc ứng dụng CNTT; phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc thực hiện để tránh tình trạng hình thức, qua loa hay chạy theo thành tích mà không thật sự chú trọng đến chất lượng dạy và học”, dưới góc độ một nhà quản lý giáo dục, thầy Lê Đức Minh thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, chia sẻ.
Theo VNE
CNTT đang được coi là phương thức phát triển mới
Các chuyên gia kinh tế và công nghệ của Việt Nam khẳng định mọi mục tiêu phát triển đất nước sẽ nằm ngoài tầm với nếu không có những hành động thiết thực để nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT.
Để có thể thực hiện tham vọng xây dựng nước mạnh nhờ CNTT với những ưu tiên và giải pháp cụ thể, hiệu quả, trước hết phải thay đổi nhận thức về CNTT. Do đó, ngay từ Diễn đàn cấp cao CNTT-TT 2012 (Vietnam ICT Summit 2012) diễn ra vào tháng 6 năm ngoái tại Hà Nội, giới chuyên môn đã đặt vấn đề phải "tạo nhận thức sâu sắc ở các cấp, các ngành và trong toàn xã hội về quan điểm mới của Đảng, xác định CNTT giữ vai trò là hạ tầng quốc gia và việc thúc đẩy phát triển, ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình hiện đại hóa đất nước và là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân".
"Những người đứng đầu ngành, địa phương chưa đặt ra những nhiệm vụ, đầu bài về ứng dụng CNTT để tăng năng suất, một phần do họ chỉ được đào tạo theo chuyên ngành hẹp. Do đó, chúng ta rất cần những cán bộ vừa có chuyên môn, vừa hiểu biết về CNTT", Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tại Diễn đàn.
Trong khi đó, tại Hội nghị Triển khai Nghị quyết Trung ương IV (khóa XI) đầu năm 2013, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định: "Chừng nào xã hội, doanh nghiệp và người dân còn chưa nhận thức được rằng 'phi tin bất phú', chừng ấy các mục tiêu về phát triển CNTT với tư cách hạ tầng của mọi hạ tầng sẽ còn nằm ngoài tầm với. Chúng ta cần phải có hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt là khâu nâng cao nhận thức về CNTT".
Các chuyên gia khẳng định chưa nhận thức rõ về vai trò của CNTT thì chưa thể ứng dụng hiệu quả CNTT trong mọi mặt đời sống xã hội.
Còn theo tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, CNTT không những là hạ tầng quốc gia mà còn bắt đầu được coi như là phương thức phát triển mới. Mỗi thời đại được phân biệt bằng công cụ lao động chính ở thời đại đó, như đồ đá, đồ đồng, đồ sắt... còn thời đại ngày nay chính là thời đại của CNTT. Phương thức phát triển mới có nghĩa CNTT sẽ là nền tảng quan trọng và mang tính đột phá để giải quyết các vấn đề về năng suất lao động, về hiệu quả sản xuất, về phát triển con người để hình thành nên một nền kinh tế tri thức, xã hội văn minh, con người sáng tạo.
Chính vì vậy, sự kiện Vietnam ICT Summit năm nay, dự kiến được tổ chức ngày 20-21/6 tại Hà Nội, sẽ xoay quanh chủ đề "CNTT - nền tảng của phương thức phát triển mới nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia". Tại đây, các diễn giả, chuyên gia trong mọi lĩnh vực từ công nghệ cho tới kinh tế, giáo dục... sẽ cùng chia sẻ tầm nhìn, xu thế phát triển, chiến lược và các giải pháp lớn trong phát triển CNTT, trong ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực để nâng cao sức cạnh tranh của đất nước.
Diễn đàn cấp cao CNTT-TT năm nay sẽ có sự tham gia của cựu Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama.
Theo VNE
Hà Nội đầu tư gần 60.000 tỷ đồng phát triển CNTT Tổng vốn đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin (CNTT) của Hà Nội đến năm 2020 dự kiến là 59.558 tỷ đồng, trong đó 8.033 tỷ đến từ ngân sách nhà nước và 51.505 tỷ đồng từ các nguồn xã hội hóa. Chiều qua, Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội đã công bố "Quy hoạch phát triển CNTT thành phố...