7 vụ án oan trong nước gây chấn động dư luận
Mặc dù hầu hết nạn nhân của những vụ án oan sai đã được xin lỗi, bồi thường nhưng nỗi đau của họ và gia đình không có gì bù đắp nổi… Dân Việt tổng hợp một số vụ án oan sai gây bức xúc trong dư luận.
Chiều ngày 15/8/2003, tại khu vực sân đá bóng của thôn Me ( xã Nghĩa Chung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) diễn ra các trận thi đấu bóng đá giữa các thôn. Mọi người ra xem và cổ vũ rất đông, đến tối mịt mới tan.
Ông Chấn (áo trắng) trong vòng tay chào đón của người thân
Nhà chị Nguyễn Thị Hoan bán quán ngay gần khu vực sân bóng (theo bà Hoàng Thị Hội – mẹ chị Hoan – thì thời điểm năm 2003, cả đoạn đường dọc theo sân bóng chỉ có mỗi nhà chị Hoan, chưa nhiều nhà như bây giờ). Khi đang ngồi nhà xem tivi, bà Hội nhận được tin dữ.
Khi bà chạy ra nhà con gái thì chị Hoan đã nằm sõng soài ngay cửa đằng mở ra sau nhà, trên người đầy vết máu. Hung thủ còn dùng gối che lên mặt nạn nhân. Lúc này cháu Đức (con chị Hoan, 17 tháng tuổi) đang ngủ trên giường, gần chỗ mẹ cháu nằm.
Sau khi xảy ra vụ án mạng, cơ quan điều tra đã khoanh vùng để sàng lọc xác định hung thủ. Nhiều người trong thôn đã được cơ quan công an mời lên làm việc. Tuy nhiên sau nhiều ngày vẫn chưa có manh mối.
Trường hợp ông Nguyễn Thanh Chấn có giấy mời lên làm việc nhiều lần. Tới ngày 28/9/2003, Cơ quan điều tra đã ra lệnh tạm giữ đối với ông Nguyễn Thanh Chấn. Đến ngày 29.9.2003 đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với ông Nguyễn Thanh Chấn về tội danh giết người.
Ngày 3/12/2003, cơ quan điều tra đã ra bản kết luận điều tra vụ án và chuyển hồ sơ để nghị VKS truy tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người. Ngày 10/2/2004, Viện KSND tỉnh Bắc Giang ra bản cáo trạng, quyết định truy tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người theo quy định tại điểm n, khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự.
Đến ngày 26/3/2004, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên toà sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thanh Chấn và đã ra bản án tuyên bị cáo phạm tội giết người với mức án tù chung thân. Tuy nhiên, ngày 25/10/2013, Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú và khai nhận đã thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan vào tối ngày 15/8/2003 để cướp tài sản.
Ngày 4/11, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 01/QĐKNTT-VKSTC kháng nghị tái thẩm bản án đối với Nguyễn Thanh Chấn. Cùng ngày, Phó Viện trưởng VKSNDTC Lê Hữu Thể đã ký Quyết định số 04/QĐTĐC-THA tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn.
Giám đốc “bóc lịch” 240 ngày mới được minh oan
Ngày 31/1/2013, tại trụ sở UBND phường Tân An, Viện KSND TP.Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) đã công khai xin lỗi ông Đinh Quang Điền về việc các cơ quan tố tụng đã bắt giam ông không có căn cứ pháp luật. Ông Đinh Quang Điền là đảng viên, trú tại tổ 10, khối 8, phường Tân An, Giám đốc Công ty TNHH Quang Điền.
Ông Đinh Quang Điền cho biết: “Việc bị giam oan đã khiến tôi thiệt hại rất lớn về vật chất lẫn tinh thần”
Video đang HOT
Ngày 21/6/2011, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Buôn Ma Thuột ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam ông Điền về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 22/6/2011, các quyết định này đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn; đồng thời ra quyết định kê biên tài sản của ông Điền, thu giữ một số vật chứng liên quan. Vụ án được kiểm sát viên Lê Nam Thắng (người được Phó Viện trưởng Viện KSND TP.Buôn Ma Thuột là ông Phạm Thế Hà phân công kiểm sát điều tra vụ án) đề xuất lãnh đạo phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với ông Điền. Quá trình điều tra, vụ án được chuyển lên Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đắc Lắc tiếp tục điều tra, xử lý.
Ngày 20/2/2012, ông Điền được cho tại ngoại chờ xử lý. Ngày 15.10.2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắc Lắc đã có kết luận điều tra, khẳng định hành vi của ông Điền không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ án được đình chỉ điều tra. Các quyết định liên quan đến vụ án cũng được hủy bỏ.
Tù oan 900 ngày vì tội giết người, cố ý gây thương tích
Chiều 12/3/2013, tại trụ sở UBND xã Hồ Đắc Kiện (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), ông Lê Văn Trúc – Chánh án TAND huyện Mỹ Tú – đã chính thức có lời công khai xin lỗi anh Trương Hoàng Hiếu (SN 1983, trú tại xã Hồ Đắc Kiện) cùng gia đình.
Vụ án “cố ý gây thương tích” xảy ra vào năm 2007, tại ấp Đắc Lực, xã Hồ Đắc Kiện (huyện Mỹ Tú, nay là huyện Châu Thành), nạn nhân là anh Chiêm Hoàng Nhanh. Sau khi vụ án xảy ra, Cơ quan CSĐT huyện Mỹ Tú đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam anh Hiếu.
Viện KSND đã ra quyết định truy tố và TAND huyện đã xét xử, tuyên án 5 năm tù giam. Sau này, TAND tỉnh Sóc Trăng đã tuyên bố hủy án sơ thẩm, giải oan cho anh Trương Hoàng Hiếu.
Được minh oan sau 2 lần bị tuyên tử hình
Tháng 6/2003, anh Nguyễn Minh Hùng (SN 1978, trú ấp Tân Tiến, Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh) bị Cơ quan điều tra Công an tỉnh Tây Ninh khởi tố bắt tạm giam về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
Nguyễn Minh Hùng – người 2 lần bị tuyên tử hình rồi được minh oan
Ngày 18/6/2004, án sơ thẩm lần thứ nhất của TAND tỉnh Tây Ninh tuyên Hùng tử hình. Tháng 7.2004, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao đã tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại do Hùng kháng cáo kêu oan đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Đến năm 2006, án sơ thẩm lần hai của TAND tỉnh Tây Ninh vẫn giữ nguyên án tử hình. Nhưng Tòa phúc thẩm TAND Tối cao lại tiếp tục hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại.
Do sau hơn 14 tháng điều tra lại vẫn không bổ sung được chứng cứ, ngày 11/6/2008 Cơ quan điều tra Công an tỉnh Tây Ninh đã đình chỉ điều tra. Ngày 13/6/2008 Viện KSND tỉnh đã ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với Nguyễn Minh Hùng.
Nguyễn Minh Hùng được Công an Tây Ninh xin lỗi công khai vào ngày 19/11/2008 và bồi thường số tiền 130 triệu đồng.
Án oan “vườn điều” nổi tiếng ở Bình Thuận
Đây được xem là vụ oan sai lớn nhất trong lịch sử tư pháp Việt Nam bởi có đến 9 người trong một gia đình rơi vào vòng lao lý.
Huỳnh Văn Nén trước vành móng ngựa
Theo cáo trạng, giữa tháng 5.1993, thi thể nạn nhân Dương Thị Mỹ được phát hiện trong vườn điều của ông Hai Hoàng (tỉnh Bình Thuận) trong tình trạng đa chấn thương. Vụ án tưởng chừng rơi vào bế tắc thì năm 1998, nghi phạm Huỳnh Văn Nén đã khai mình là thủ phạm vụ trọng án.
Theo lời khai của Nén, do nghi ngờ bà Mỹ quan hệ bất chính với anh em đồng hao tên Nhung nên một số người trong gia đình vợ Nén đã dùng dao chém nạn nhân đến chết. Từ lời khai này, 9 người trong gia đình vợ của Nén bị bắt giữ.
Vụ án sau đó được đưa ra xét xử nhiều lần, nhưng đều bị hủy án do có nhiều tình tiết chưa rõ ràng. Việc điều tra xét xử vụ án kéo dài 12 năm, nhưng vẫn không tìm ra hung thủ.
Năm 2006, cơ quan điều tra xác định các bị cáo vô tội và trả tự do tại tòa. Đồng thời, cơ quan công tố phải công khai xin lỗi và bồi thường oan sai với tổng số tiền lên đến hơn 1 tỷ đồng.Suýt mang án chung thân oan vì bị buộc tội hiếp dâm, giết người
Cuối năm 1997, một vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Nạn nhân Nguyễn Thị Kim Hồng (13 tuổi) đi ra ruộng đã bị hiếp, giết và cướp đôi bông tai.
Cùng ngày, có người cho biết khoảng 6h thấy Bùi Minh Hải (43 tuổi, ở xã Long Tân, nhân viên bảo vệ) đến tìm chiếc đồng hồ bị mất tại khu vực hiện trường. Một số thông tin cho thấy Bùi Minh Hải còn có những “triệu chứng bất ổn” như chưa đến tết đã đưa tiền lì xì… Hải bị cơ quan điều tra bắt ngay sau đó.
Bùi Minh Hải kêu oan, nhưng cơ quan điều tra cho rằng có cơ sở xác định Hải là hung thủ gây án. Tháng 7/1998, Viện KSND tỉnh Đồng Nai có cáo trạng truy tố Bùi Minh Hải tôi danh giêt ngươi, hiếp dâm và cướp tài sản. Bốn tháng sau, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên xét xử sơ thẩm. Đại diện VKS đề nghị mức án tử hình, nhưng HĐXX chỉ phạt Hải tù chung thân.
Tháng 2/1999, khi TAND Tối cao tại TPHCM chưa kịp đưa vụ án của Hải ra xét phúc thẩm thì xảy ra vụ án giết, hiếp một học sinh khác. Và từ dấu vết của vụ án này, tòa án đã tìm ra được hung thủ thật sự. Một thời gian sau, cơ quan tố tụng của tỉnh Đồng Nai xác định Bùi Minh Hải vô tội, đồng thời tổ chức xin lỗi công khai người bị hàm oan.
Tù oan 16 năm 3 tháng vì bị buộc tội giết trưởng công an xã
Ngày 19/5/1979, Trưởng Công an xã Tân Điền bị giết. Lúc này ông Trần Văn Chiến (SN 1960, ở ấp Nam, Tân Điền, Gò Công Đông, Tiền Giang) đang ở cùng với những người thân của mình. Nghe tiếng kêu thất thanh, ông chạy ra ngoài thì thấy Trần Văn U chạy qua nói: “Tao vừa giết thằng Sên!” rồi chạy đi mất. Gia đình bị hại báo Công an huyện, hai ngày sau ông Chiến cùng vài người khác trong xóm bị bắt.
Ông Trần Văn Chiến
Ông Trần Văn Chiến bị bắt tạm giam ngày 21/5/1979 với tội danh giết người.
Ngày 20/3/1980, TAND tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa này, ông Trần Văn Chiến không nhận tội và khẳng định hung thủ thật sự là Trần Văn U. Tòa vẫn tuyên ông Chiến án chung thân. Do thời gian chấp hành hình phạt tù ông Chiến cải tạo tốt nên được thả tự do ngày 21/8/1995.
Năm 1997, Trần Văn U bị bắt.
Ngày 5/7/2001, TAND tỉnh Tiền Giang tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án giết người với bị cáo Trần Văn U. Tại tòa, Trần Văn U khai chỉ một mình thực hiện vụ án mà không liên quan gì đến ông Trần Văn Chiến nên tòa tuyên ông Chiến không phạm tội giết người. Tại bản án phúc thẩm số 424 ngày 12/4/2002, TAND Tối cao tại TP.HCM giữ nguyên bản án sơ thẩm: Ông Chiến vô tội. Ngày 23/12/2004, ông Chiến được TAND tỉnh Tiền Giang giải oan.
Theo An Đức
Suy diễn vô lối tại các phiên xử 'vụ án oan 10 năm'
Theo ông Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng VKSND Tối cao, đây là vụ án bắt người trong trường hợp không phạm tội quả tang.
Ông Hùng (đứng) trong cuộc gặp gỡ báo giới
Trong Quyết định kháng nghị tái thẩm, ông Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng VKSND Tối cao đã vạch rõ các sai sót trong các phiên xử ông Nguyễn Thanh Chấn, nhất là sự suy diễn vô lối của các cơ quan tố tụng.
Theo ông Nguyễn Hòa Bình, đây là vụ án bắt người trong trường hợp không phạm tội quả tang. Cụ thể, về công tác khám nghiệm hiện trường: Hiện trường vụ án có nhiều dấu chân dưới nền nhà, dấu vết tay có máu trên cửa, trên thanh sắt cài cửa hậu... Những dấu vết này không được thu thập đầy đủ và giám định khoa học để đánh giá, kết luận để xác định hành vi phạm tội. Bản án sơ thẩm, phúc thẩm căn cứ vào kết quả so sánh xác định kích thước dấu chân của Nguyễn Thanh Chấn "gần đúng" với kích thước dấu chân thu ở hiện trường và lấy đó làm chứng cứ quy kết Chấn có mặt ở hiện trường là không có cơ sở khoa học.
Tại hiện trường thu một lưỡi dao nhọn được coi là hung khí gây án, nhưng phần chuôi dao thì cơ quan điều tra không thu hồi được. Việc tiến hành cho ông Chấn nhận dạng hung khí (lưỡi dao) không đảm bảo tính khách quan theo quy định của pháp luật.
Bản án phúc thẩm căn cứ vào các lời khai nhận tội của Nguyễn Thanh Chấn, và đánh giá các lời khai này phù hợp với tính logic của sự kiện, cũng như diễn biến về mặt chủ quan và khách quan của tội phạm, phù hợp với thời gian, không gian và các tình tiết khác có trong vụ án, phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường..., từ đó quy kết Chấn đã giết chị Hoan là thiếu cơ sở. Bởi lẽ, tại các lời khai ban đầu, Chấn đều không nhận tội, kêu oan và khai rằng, những lời nhận tội đó là do bị ép cung, được điều tra viên hướng dẫn khai báo sự việc, hướng dẫn vẽ sơ đồ hiện trường, được luyện tập nhiều lần để thực nghiệm điều tra...
Ngoài ra, cũng theo quan điểm của VKSND Tối cao, các tài sản như nhẫn, tiền... của chị Nguyễn Thị Hoan (nạn nhân trong vụ án) bị mất sau khi vụ án xảy ra, nhưng cơ quan điều tra không làm rõ là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Với hàng loạt sai phạm trong quá trình điều tra, xét xử ông Nguyễn Thanh Chấn, trong buổi gặp mặt báo chí, ông Nguyễn Việt Hùng - Chánh văn phòng VKSND Tối cao cho biết, đây là bài học phải rút kinh nghiệm toàn ngành tố tụng, và sau đây, sẽ có những chỉ đạo trong toàn ngành để tránh những sai sót như vừa qua.
Theo Xahoi
Điều tra viên vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn là những ai? 10 năm chịu án chung thân với tội danh kinh khủng "Giết người", ông Nguyễn Thanh Chấn không thể quên được những điều tra viên đã "đẩy" ông vào vòng lao lý. Ông Nguyễn Thanh Chấn (áo trắng) và luật sư Nguyễn Đức Biền (phải) ôm lấy nhau tại nhà ông Chấn sau khi ông được trả lại tự do ngày 4/11 Ngồi...