7 triệu ý kiến, nhưng chỉ một ước mơ
Chúng ta thường được nghe con số 7 triệu ý kiến đóng góp cho Luật Đất đai. Nhưng tha thiết trong 7 triệu ý kiến đó, chỉ là một ước mơ nho nhỏ: Một mảnh đất không bị thu hồi. Và “chẳng may” có bị thu hồi thì được đền bù theo giá thỏa thuận ngoài thị trường.
* Ông Phạm Thế Duyệt – nguyên Uỷ viên thường vụ Thường trực Bộ Chính trị – nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: “Luật còn những điều khoản chưa rõ, dễ bị lợi dụng…”.
Người dân đi qua khu đô thị Thiên đường Bảo Sơn (Hà Nội). Ảnh: giang huy
Càng minh bạch, càng ít bị lợi dụng
Tuần trước, một khảo sát về “Phát triển kinh tế và hạnh phúc” do ĐH Copenhagen (Đan Mạch) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư công bố đã gây ra không ít ngậm ngùi từ dư luận.
Nhưng chẳng có gì là bất ngờ khi chỉ 7% dân nông thôn “rất hài lòng” với cuộc sống.
Điều bất ngờ, có chăng là 7% này trả lời họ hài lòng vì có thu nhập cố định khi tìm thấy niềm vui trong lao động nông nghiệp, trên đồng ruộng của mình. Một kiểu hạnh phúc “như anh nông dân cày xong thửa ruộng” rất nên thơ.
Một khu biệt thự hoang ở Bắc Ninh. Ảnh: TTXVN
Video đang HOT
Câu trả lời giản dị về hạnh phúc, hóa ra cũng gắn với mơ ước quá đỗi đơn sơ: Có một mảnh đất để vừa trồng trọt cấy hái, vừa là “chỗ cắm dùi”. Nông thôn cả ngàn năm nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn vậy.
Tháng 10 năm ngoái, trong một hội thảo về Luật Đất đai được tổ chức ở thủ đô Hà Nội, xuất hiện một phụ nữ nông dân đến từ Lộc Hà (Hà Tĩnh). Chị đến để chỉ mộc mạc nói rằng: “Người dân chỉ mong được Nhà nước giao đất lâu dài.
Và chẳng may có bị thu hồi thì cũng được đền bù theo giá thỏa thuận ngoài thị trường”. Phó Chủ nhiệm UBKT của QH Nguyễn Văn Phúc – người tự giới thiệu từng tham gia vào Luật Đất đai đầu tiên năm 1987 – tỏ ra bất ngờ với sự việc trên, bởi lần đầu tiên, một người dân được mời đến dự một cuộc hội thảo bàn về một bộ luật quyết định đến sinh kế của hàng chục triệu người dân.
Chúng ta thường được nghe con số 7 triệu ý kiến đóng góp cho Luật Đất đai. Nhưng tha thiết trong 7 triệu ý kiến đó, chỉ là một ước mơ nho nhỏ: Một mảnh đất không bị thu hồi. Và “chẳng may” có bị thu hồi thì được đền bù theo giá thỏa thuận ngoài thị trường.
Nhưng ước mơ không bị thu hồi thật giản dị, thật chính đáng, hóa ra lại không dễ thực hiện khi Luật Đất đai sửa đổi đang “quá kiên định” với việc thu hồi đất.
Có ĐBQH nhắc lại khẩu hiệu từ những năm 30, khẩu hiệu làm nên cuộc cách mạng giải phóng dân tộc “Người cày có ruộng”, để nói khái niệm “thu hồi đất” là chưa phù hợp. Có ĐBQH nói quy định thu hồi đất tại Luật Đất đai không thể chung chung như thế. Rằng “Phải quy định rõ các dự án nào phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nếu không rất dễ bị lợi dụng, dẫn đến thu hồi tràn lan…”.
Có ĐBQH bàn đến chữ “thỏa thuận”, hay “trưng mua” thay cho quyết định hành chính.
Điểm nghẽn chưa có lời giải
Nói như ĐBQH Bùi Thị An là có ở đâu, trong lĩnh vực nào “tham nhũng nhiều nhất” khiến một vài nhóm lợi ích “giàu lên nhanh nhất”, tình trạng “khiếu kiện nóng bỏng và dai dẳng nhất”, trong khi Nhà nước thì “thất thu nhiều nhất”.
Những con số không nói dối. 1.571.500 lượt công dân có khiếu tố chỉ trong 4 năm qua và cứ 10 vụ thì có tới 7 vụ khiếu tố liên quan đến đất đai. Mà khiếu tố chỉ chủ yếu xoay quanh hai định chế “thu hồi” và “đền bù”.
Sao mà người dân không khiếu kiện khi việc thu hồi đất hiện nay – nói như ĐBQH Đồng Hữu Mạo – là “không thỏa đáng”, là “không đúng”, là “lấy lợi ích của người sử dụng đất để chuyển cho các doanh nghiệp”?
“Nếu đền bù thỏa đáng rồi thì người dân cãi cọ làm gì?”- ông Mạo đặt câu hỏi.
“Nếu Luật Đất đai lần này vẫn giữ nguyên quy định các trường hợp thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội thì vấn đề khiếu kiện về đất đai vẫn là điểm nghẽn chưa có lời giải” – ĐBQH Trần Ngọc Vinh khẳng định.
“Chính sách hai giá đất cũng như việc định giá đất không thật đúng đắn, khách quan, sợ công khai, minh bạch, công bằng là nguyên nhân làm phát sinh đầu cơ, tiêu cực, tham nhũng, tạo điều kiện cho một số người làm giàu bất chính. Dự thảo luật hầu như chưa có quy định để thu hẹp và xóa bỏ tình trạng hai giá đất để khắc phục sự bất công giữa người có đất bị thu hồi và những người có đất thương mại” – Phó Chánh án Trần Văn Độ cũng từng nhận xét.
Nhân dân vẫn lắng nghe và chờ đợi trách nhiệm của các vị đại biểu trong phiên họp sáng mai.
Theo Lao Động
Bế mạc kỳ họp Quốc hội đặc biệt quan trọng
Chiều qua 29.11, phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh đây là kỳ họp đặc biệt quan trọng, trong đó có xem xét, thông qua Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên bế mạc - Ảnh: Ngọc Thắng
Để Hiến pháp đi vào đời sống
Chủ tịch QH gọi "đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới".
Trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo công bố kết quả kỳ họp QH về tên gọi chính thức của Hiến pháp mới được thông qua có kèm theo mốc thời gian hay không, ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch QH cho hay: tên của Hiến pháp sau khi được QH thông qua là Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, không nêu năm nào vì chúng ta hiểu rằng ở nước CHXHCN Việt Nam chỉ có duy nhất một bản Hiến pháp.
Giảm 50% tình trạng quá tải bệnh viện tuyến tỉnh, T.Ư Với tỷ lệ tán thành cao chiều qua, QH đã thông qua Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT) tiến tới BHYT toàn dân. Theo đó, QH giao Chính phủ nhiều chỉ tiêu và nhiệm vụ: Bảo đảm đến năm 2015 đạt ít nhất 75% dân số tham gia BHYT và năm 2020 đạt ít nhất 80% dân số tham gia BHYT. Đến năm 2020 hoàn thiện việc đầu tư trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, giảm ít nhất 50% tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến tỉnh, T.Ư, hoàn thành việc chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước trực tiếp cho cơ sở khám chữa bệnh sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ... Thái Sơn
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc có bao nhiêu phần trăm ý kiến góp ý của nhân dân đã được tiếp thu để sửa đổi Hiến pháp lần này, ông Uông Chu Lưu cho rằng: Việc ngồi để đếm, để tính có bao nhiêu ý kiến của người dân góp ý vào dự thảo Hiến pháp đã được tiếp thu vào bản Hiến pháp mới được thông qua không phải việc khó nhưng "liệu có cần thiết phải làm việc đó hay không", ông Lưu nói. Theo Phó chủ tịch QH, làm thế nào để đưa Hiến pháp vào cuộc sống, mới là vấn đề quan trọng.
Không thu hồi đất chỉ vì lợi ích của DN
Trước băn khoăn của báo chí về việc quy định thu hồi đất như luật Đất đai (sửa đổi) mới được thông qua liệu có quá rộng hay không, ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho rằng: trên cơ sở Hiến pháp được thông qua thì điều 62 của luật Đất đai đã được thay đổi tên điều là thu hồi đất phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.
Ông Quang lý giải: Quy định về thu hồi đất này đi theo 3 nội dung: theo thẩm quyền của QH, theo thẩm quyền của Chính phủ, theo thẩm quyền của HĐND, UBND. Các nội dung quy định rất cụ thể, việc thu hồi đất theo quy định mà luật Đất đai vừa thông qua sau này sẽ rất chặt chẽ, khắc phục được tình trạng khiếu kiện, vướng mắc, khó khăn trong thời gian vừa qua. Những dự án nào chỉ vì lợi ích của riêng ví dụ của một DN nào đó thì sẽ không được phép thu hồi đất- ông Quang khẳng định.
Yêu cầu rà soát án oan
Nghị quyết về Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 được QH khóa XIII thông qua, QH đã đặt ra yêu cầu cụ thể cho các bộ trưởng. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ, Chánh án TAND tối cao và ngành tòa án nói chung cần tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, làm tốt công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ cán bộ tòa án. Ngành tòa án cần nâng cao chất lượng xét xử ở tất cả các cấp, bảo đảm phán quyết của tòa án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Cũng trong chiều qua, QH đã thông qua Nghị quyết về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh và nghị quyết của QH, Ủy ban Thường vụ QH và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn ban hành.
Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực từ 1.7.2014 Sáng qua, với 448 ĐBQH tán thành trên tổng số 473 ĐB có mặt, QH đã thông qua luật Đất đai (sửa đổi) gồm 14 chương, 212 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2014. Luật quy định: QH ban hành luật, nghị quyết về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước. HĐND các cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền quy định tại luật này; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương. Ngoài ra, tiếp thu góp ý của ĐBQH, Ủy ban Thường vụ QH đã chỉnh lý lại điều 62 về thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Đáng chú ý là luật quy định cho phép thu hồi đất thực hiện các dự án do Thủ tướng chấp thuận, quyết định đầu tư và các dự án do HĐND cấp tỉnh chấp thuận, trong đó có dự án khu đô thị mới. Với nội dung quan trọng là giá đất, điều 113 của luật sửa đổi quy định: Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp. Khoản 3 điều 114 cũng được tiếp thu để bổ sung với quy định: UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Cũng theo luật sửa đổi, việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.
Theo TNO
Luật Đất đai (sửa đổi): Vẫn cho phép thu hồi đất để xây khu đô thị mới Với tỷ lệ 89,96% tổng số đại biểu tán thành, Quốc hội vừa thông qua luật Đất đai (sửa đổi) sáng nay 29.11. Các đại biểu Quốc hội trong phiên họp ngày 28.11- Ảnh: Ngọc Thắng Trước khi biểu quyết thông qua toàn văn dự luật, Quốc hội đã biểu quyết riêng về 3 điều, gồm 26, 126 và 166, liên quan đến...