7 triệu người chết sớm mỗi năm vì ô nhiễm không khí
WHO nói ô nhiễm không khí hiện là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với tính mạng con người, khiến 7 triệu người chết sớm mỗi năm.
“Mỗi năm, việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm ước tính khiến 7 triệu người chết sớm và làm mất đi hàng triệu năm sống khỏe mạnh”, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay cho biết.
Đối với trẻ em, ô nhiễm không khí có thể gây ảnh hưởng tới phát triển và chức năng của phổi, nhiễm trùng đường hô hấp và khiến bệnh hen suyễn thêm trầm trọng. Ở người lớn, bệnh tim mạch vành và đột quỵ là những nguyên nhân gây tử vong sớm phổ biến nhất, với tác nhân là ô nhiễm không khí ngoài trời.
Nhiều bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí cũng tác động đến bệnh tiểu đường và tình trạng thoái hóa thần kinh, theo WHO. Cơ quan LHQ nhận định gánh nặng bệnh tật do ô nhiễm không khí ngang bằng với các mối đe dọa sức khỏe khác như ăn uống không lành mạnh và hút thuốc lá.
Video đang HOT
Khói bụi bao trùm thủ đô New Delhi, Ấn Độ ngày 1/11/2019. Ảnh: Reuters .
WHO cho biết trong khi chất lượng không khí đã được cải thiện đáng kể từ những năm 1990 ở những nước có thu nhập cao, số người chết toàn cầu và số năm sống khỏe mạnh bị mất hầu như không giảm, do chất lượng không khí đã xấu đi ở hầu hết các quốc gia khác, tương đồng với sự phát triển kinh tế của họ.
“Ô nhiễm không khí là mối đe dọa với sức khỏe ở mọi quốc gia, nhưng người dân ở nước có thu nhập thấp và trung bình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay.
WHO nói cơ quan này đã đưa ra hướng dẫn mới về chất lượng không khí, nhằm bảo vệ sức khỏe con người trước những tác động tiêu cực từ ô nhiễm không khí. Lần gần đây nhất WHO ban hành hướng dẫn về chất lượng không khí (AQG) là vào năm 2005, tác động đáng kể đến chính sách giảm thiểu ô nhiễm trên toàn thế giới.
Hướng dẫn mới của WHO được đưa ra trước thềm hội nghị biến đổi khí hậu COP26 ở Glasgow, Anh, dự kiến từ ngày 31/10 đến 12/11. WHO cho biết cùng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí là một trong những mối đe dọa lớn nhất từ môi trường đối với sức khỏe con người. Cải thiện chất lượng không khí sẽ góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và ngược lại.
Thủ đô của Ấn Độ vận hành tháp lọc bụi cao 25 m với 40 quạt gió khổng lồ
Ngày 23/8, thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã khai trương tháp lọc bụi đầu tiên, nhằm mục đích giảm tình trạng ô nhiễm không khí - nguyên nhân gây ra hàng nghìn ca chết sớm mỗi năm ở thành phố này.
Thủ đô New Delhi của Ấn Độ vận hành tháp lọc bụi cao 25 m với 40 quạt gió khổng lồ. Ảnh: AFP
Nồng độ của các hạt bụi cực nhỏ có thể gây chết người trong không khí ở New Delhi thường xuyên ở mức vượt quá 20 lần so với ngưỡng giới hạn an toàn, đặc biệt là vào mùa Đông, khi khoảng 20 triệu người dân sống tại đây bị bao phủ trong một lớp sương khói xám độc hại. Theo các kỹ sư, 40 chiếc quạt khổng lồ trên tòa tháp cao 25 m này sẽ bơm 1.000 mét khối không khí mỗi giây qua các bộ lọc, theo đó giúp giảm 50% lượng hạt có hại trong phạm vi 1 km2.
Phát biểu sau buổi lễ khánh thành tổ chức gần khu mua sắm sầm uất Connaught Place ở thủ đô New Delhi, Thủ hiến New Delhi - ông Arvind Kejriwal - nhấn mạnh: "Hôm nay là một ngày trọng đại đối với Delhi trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường và giành lại không khí trong sạch. Đây là chiếc tháp lắp đặt thí điểm. Các chuyên gia sẽ phân tích những dữ liệu liên quan và nếu công trình này cho thấy hiệu quả, nhiều tòa tháp tương tự sẽ được xây dựng trên khắp New Delhi".
Tòa tháp nói trên có kinh phí xây dựng là 2 triệu USD. Có nhiều ý kiến cho rằng sẽ rất tốn kém nếu triển khai xây dựng số lượng tháp đủ để làm sạch không khí về cơ bản trên toàn thành phố thủ đô. Theo các ý kiến này, sẽ tốt hơn nhiều nếu các nỗ lực của chính quyền New Delhi hướng tới giải quyết các nguồn gây ra tình trạng ô nhiễm, cụ thể là khí phát thải từ các phương tiện giao thông, các ngành công nghiệp nặng và quy mô nhỏ, hoạt động xây dựng, tình trạng đốt chất thải và nhiên liệu, cũng như việc phát quang đất trồng vào mùa Đông ở các khu vực lân cận.
Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy Ấn Độ "đóng góp" tới 14 trong số 15 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Trong khi đó, một nghiên cứu công bố trên tạp chí y khoa The Lancet cũng chỉ ra rằng ô nhiễm không khí đã gây ra 1,67 triệu ca tử vong tại quốc gia Nam Á này trong năm 2019, trong đó có gần 17.500 người sống tại New Delhi.
Mô hình tháp lọc không khí này cũng đã được Trung Quốc áp dụng từ năm 2018. Nước này khi đó đã xây dựng một tháp lọc không khí cao 60 mét tại thành phố Tây An, song đã không nhân rộng mô hình này tại các thành phố khác.
Bão cát lại hoành hành ở Trung Quốc Bão cát đang hoành hành ở tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc, gây ô nhiễm không khí và các vụ tai nạn giao thông. Bụi vàng bao trùm thành phố Thiên Tân, Trung Quốc ngày 15/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN Các hình ảnh vệ tinh cho thấy các đám mây bụi vàng đã bao phủ huyện Lâm Trạch, thành phố Trương Dịch. Truyền hình...