7 thực phẩm tốt nhất cho người bị hen suyễn
Một số thực phẩm như gừng, tỏi, cam, bơ, chuối có tác dụng làm thông thoáng đường thở, bảo vệ hệ hô hấp, rất hữu ích cho người bị hen suyễn.
Các triệu chứng hen suyễn luôn khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Bệnh hen suyễn, kẻ giết người thầm lặng, có thể gây khó thở bằng cách chặn đường thở. Điều này xảy ra do tình trạng viêm dai dẳng trong đường dẫn khí, khiến đường thở tiếp tục tạo ra tiếng huýt sáo hoặc tiếng rít.
Vì không có phương pháp chữa trị tự nhiên nào cho bệnh hen suyễn, một vài thay đổi đơn giản trong lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp giảm tắc nghẽn chất nhầy và làm thông thoáng đường thở.
Dưới đây là một số siêu thực phẩm rất có lợi cho người bệnh hen suyễn.
Theo India Times, hạt lanh có nhiều axit béo omega-3 cũng như magie. Đây là thành phần hữu ích vì làm thư giãn các cơ xung quanh phế quản, đường thở và giữ cho chúng luôn thông thoáng.
Loại rau này cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, protein và một lượng chất chống oxy hóa đáng kinh ngạc. Bệnh nhân hen suyễn thường bị thiếu kali và magie, gây ra các cơn hen.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho biết việc bổ sung rau bina vào chế độ ăn sẽ hỗ trợ những thiếu sót đó, nhờ vậy, sẽ ít có cơ hội phát sinh các triệu chứng hen suyễn hơn.
Tỏi
Thực phẩm này làm thông thoáng phổi bị tắc nghẽn và giảm viêm đường thở. Bạn có thể nghiền nát 3-4 tép tỏi và cho vào nước đang sôi. Khi nước cạn còn một nửa, tắt bếp, để nguội bớt trong 5 phút và uống.
Gừng
Gừng được xem là thuốc kháng histamine. Rễ gừng có tác dụng tương tự như các loại thuốc như Benadryl, giúp ngăn chặn tình trạng viêm và mở đường thở bị tắc nghẽn để cải thiện nhịp thở và lưu lượng oxy.
Cách thực hiện: Gọt bỏ vỏ gừng và trộn với nước nóng, thêm một muỗng canh mật ong và uống. Nó sẽ làm giảm chứng viêm và mang lại lợi ích to lớn cho cơ thể của bạn.
Cam
Cam chứa nhiều vitamin C và là chất chống oxy hóa mạnh có thể ngăn ngừa tổn thương phổi bằng cách chống lại các gốc tự do. Một nghiên cứu trên trẻ mẫu giáo ở Nhật Bản cho thấy những trẻ có lượng vitamin C hấp thụ cao nhất sẽ ít mắc bệnh hen suyễn hơn những trẻ hấp thụ ít vitamin C.
Chuối
Chuối giàu kali, giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do. Nó cũng giúp giảm huyết áp và chống ung thư. Nhưng bạn nên tránh ăn chuối vào buổi tối.
Bơ
Được mệnh danh là “bậc thầy về chất chống oxy hóa”, bơ rất giàu chất chống oxy hóa được gọi là glutathione, giúp cơ thể loại bỏ các chất ô nhiễm và các chất độc khác có hại cho hệ hô hấp.
Vì vậy, việc bổ sung thêm loại trái cây bổ dưỡng này vào chế độ ăn uống của bạn được cho là giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Nấc cụt suốt 3 tháng, người đàn ông bất ngờ nhận chẩn đoán ung thư
Bác sĩ cho biết ngoài nấc cụt, người đàn ông không có bất kỳ triệu chứng nào cho thấy anh bị bệnh nặng như chán ăn, sụt cân.
Sau 3 tháng có triệu chứng lạ, người đàn ông cuối cùng được chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối. Ảnh minh họa: Freepik.
Trên chương trình Doctors Are Hot mới đây, bác sĩ Diệp Bỉnh Uy, chuyên khoa Gan mật và Tiêu hóa, Bệnh viện Đài An (Đài Loan, Trung Quốc), cho biết ông từng gặp phải một ca bệnh khó chẩn đoán.
Theo Yahoo News, bệnh nhân là một người đàn ông ở độ tuổi 40. Người này đến khám vì bị nấc cụt liên tục, không rõ nguyên nhân trong 3 tháng.
Ở lần thăm khám đầu tiên, bác sĩ nghi vấn người đàn ông bị viêm dạ dày, nhưng khi nội soi lại không phát hiện bất thường. Nam bệnh nhân được kê một số loại thuốc làm giảm cơn nấc cụt. Tuy nhiên, tình trạng nấc cụt sau khi uống thuốc vẫn không thuyên giảm.
Sau đó, bác sĩ nghi vấn người đàn ông mắc bệnh lý về gan và cho làm siêu âm. Thế nhưng, do bệnh nhân mắc bệnh béo phì và gan nhiễm mỡ nặng đã khiến hình ảnh siêu âm bị mờ. Kết quả siêu âm không rõ ràng khiến bác sĩ cho rằng bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ.
Do chẩn đoán còn mơ hồ và điều trị không hiệu quả, bệnh nhân được cho đi chụp CT cắt lớp. Đến lúc này, bác sĩ mới phát hiện trong gan nam bệnh nhân đều là khối u.
Người đàn ông được chẩn đoán mắc ung thư gan xâm lấn giai đoạn cuối, hầu như không còn khả năng cứu chữa. Đáng chú ý, ngoài nấc cụt, người đàn ông không có bất kỳ triệu chứng nào cho thấy anh bị bệnh nặng như chán ăn, sụt cân.
Lý giải nguyên nhân bệnh nhân bị nấc, bác sĩ Diệp Bỉnh Uy cho biết khối u phát triển ở phần trên cùng của gan, gần cơ hoành. Một trong những khối u này đã đè lên cơ hoành, kích thích dây thần kinh cơ hoành và khiến nam bệnh nhân nấc cụt không ngừng.
Theo bác sĩ Diệp Bỉnh Uy, nấc cụt dai dẳng có thể là dấu hiệu cơ thể mắc bệnh lý như:
- Bệnh về não: u não, nhồi máu não.
- Bệnh thực quản: ung thư thực quản.
- Bệnh dạ dày: rối loạn dạ dày, trào ngược axit, ung thư dạ dày.
- Bệnh về phổi: viêm phổi, viêm màng phổi.
- Bệnh dị ứng: viêm phế quản, hen suyễn.
- Bệnh chuyển hóa: tiểu đường, urê huyết.
Do đó, bác sĩ Diệp Bỉnh Uy khuyến cáo nếu cơn nấc kéo dài hơn hai ngày, mọi người nên nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây nấc cụt bất thường và tiến hành điều trị.
Trời lạnh, các bệnh hô hấp tấn công trẻ nhỏ Thời tiết trở lạnh khiến nhiều trẻ mắc cúm A, cúm B hoặc các bệnh truyền nhiễm khác lây qua đường hô hấp. Nhiều trẻ nhập viện vì cúm A, viêm phổi Đang nằm điều trị tại Khoa Nhi của Bệnh viện Thanh Nhàn, bé T.A (4 tuổi) được chẩn đoán viêm phổi. Bé được mẹ đưa đến khám sau 3 ngày sốt...