7 thủ lĩnh biểu tình Thái Lan ra trình diện cảnh sát
Các thủ lĩnh biểu tình ở Thái Lan trình diện tại đồn cảnh sát để nghe cáo buộc về xúc phạm chế độ quân chủ của Vua Maha Vajiralongkorn.
“Điều 112 là điều luật bất công. Tôi không thấy nó có bất kỳ giá trị nào”, luật sư nhân quyền và thủ lĩnh biểu tình Arnon Nampa nói với các phóng viên khi đến đồn cảnh sát ở Bangkok hôm nay. “Tôi đã sẵn sàng chiến đấu trong hệ thống tư pháp”.
Điều 112 của Bộ luật hình sự của Thái Lan quy định những ai “phỉ báng, lăng mạ hoặc đe dọa nhà vua, hoàng hậu, người thừa kế, hoặc các quan nhiếp chính” sẽ bị phạt tù với mức án tối đa lên đến 15 năm. Đây là lần đầu tiên sau hơn hai năm Thái Lan buộc tội ai đó theo điều luật này.
Các thủ lĩnh biểu tình Thái Lan trả lời phóng viên khi ra trình diện tại đồn cảnh sát ở Bangkok hôm nay. Ảnh: Reuters .
Ngoài Arnon, các thủ lĩnh biểu tình khác cũng đến trình diện gồm Panupong “Mike Rayong” Jadnok, Panusaya “Rung” Sithijirawattanakul và Parit “Penguin” Chiwarak. Tổng cộng 7 thủ lĩnh biểu tình phải đối mặt cáo buộc xúc phạm hoàng gia.
Video đang HOT
Nhóm này không nói liệu họ có nhận tội. Họ cùng hàng chục người biểu tình khác phải đối mặt với các cáo buộc khác liên quan đến các cuộc biểu tình kể từ tháng 7.
Biểu tình đã trở thành thách thức lớn nhất đối với chế độ quân chủ Thái Lan suốt nhiều thập kỷ khi người biểu tình phá vỡ những điều cấm kỵ bằng cách công khai chỉ trích chế độ quân chủ phải được tôn kính theo hiến pháp. Cung điện Hoàng gia không bình luận từ khi biểu tình bắt đầu. Gần đây khi được hỏi về những người biểu tình, Vua Vajiralongkorn nói rằng họ được yêu mến “như nhau”.
Người biểu tình đã kêu gọi hạn chế quyền lực của nhà vua để ông phải chịu trách nhiệm rõ ràng theo hiến pháp. Họ cũng tìm cách đảo ngược những thay đổi đã cho phép vua quyền kiểm soát tài sản hoàng gia và một số đơn vị quân đội.
Những người chỉ trích nói rằng chế độ quân chủ đã tạo điều kiện cho quân đội thống trị hàng thập kỷ. Quân đội Thái Lan đã thực hiện 13 cuộc đảo chính thành công từ khi chế độ quân chủ chuyên chế chấm dứt năm 1932.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, cựu chỉ huy quân đội lật đổ chính phủ được bầu vào năm 2014, hồi tháng 7 nói rằng theo yêu cầu của nhà vua, tất cả cáo buộc phỉ báng hoàng gia hiện không được áp dụng.
“Việc sử dụng Điều 112 chống lại chúng tôi cho thế giới và xã hội Thái Lan thấy chế độ quân chủ hiện là phe đối lập chính trị”, Parit cáo buộc.
Người biểu tình còn đòi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, nhưng ông phản bác quan điểm này và khẳng định sẽ tiếp tục tại nhiệm.
Cảnh sát Thái Lan bắt 21 người biểu tình
21 người bị bắt trong một cuộc biểu tình ở Bangkok, khiến hàng trăm người khác đụng độ với cảnh sát và ném sơn xanh vào họ.
Trong số những người bị bắt giữ hôm 13/10 có lãnh đạo phong trào biểu tình Jatupat Boonpattararaksa và ca sĩ Chaiamorn Kaewwiboonpan. Cảnh sát cho biết những người bị bắt sẽ bị buộc tội thích đáng.
"Người biểu tình hôm nay không tuân thủ luật pháp, vì vậy cảnh sát phải hành động để lập lại trật tự và không có hành động nào không phù hợp", phát ngôn viên chính phủ Anucha Burapachai nói.
Ngay sau khi 21 người bị bắt, hàng trăm người biểu tình đã xô xát và ném sơn xanh vào cảnh sát, đồng thời hét lớn "hãy thả bạn của chúng tôi ra" khi đoàn xe chở Vua Maha Vajiralongkorn đi qua.
Một người biểu tình giơ 3 ngón tay biểu tượng cho phong trào chống chính phủ giữa hàng rào cảnh sát ở Bangkok hôm 13/10. Ảnh: Reuters.
Hồi đầu ngày, vài giờ trước khi đoàn xe hoàng gia dự kiến đi qua Tượng đài Dân chủ Bangkok, người biểu tình đã đối đầu với hàng rào cảnh sát và một số người ném sơn xanh. Cảnh sát đã dỡ bỏ một căn lều được dựng lên cho cuộc biểu tình và kéo một số người lên xe công vụ.
Sau căng thẳng, đoàn xe chở nhà vua Thái Lan đi qua phía bên kia đường. Người biểu tình giơ cao 3 ngón tay biểu tượng cho phong trào chống chính phủ và yêu cầu thả những người bị bắt.
Phong trào biểu tình dâng cao ở Thái Lan từ giữa tháng 7 nhằm yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, cải cách chế độ quân chủ, xây dựng hiến pháp mới và tổ chức bầu cử. Cung điện Hoàng gia đến nay chưa đưa ra bình luận nào về cuộc biểu tình hay yêu cầu cải cách.
Vua Vajiralongkorn, 68 tuổi, người dành phần lớn thời gian sống ở Đức, đang có chuyến trở về Thái Lan hiếm hoi nhân kỷ niệm 4 năm ngày mất của cha ông, Quốc vương Bhumibol Adulyadej được nhân dân tôn kính.
Khi rời cung điện cuối ngày hôm nay, Vua Vajiralongkorn và Hoàng hậu vẫn được hàng nghìn người ủng hộ hoàng gia đứng dưới mưa chào đón. Nhiều người chỉ trích đám đông biểu tình.
"Họ có thể được dạy rằng chế độ quân chủ không có ý nghĩa gì với đất nước này. Nhưng tôi muốn nhắc nhở họ rằng quốc gia của chúng tôi tồn tại tới ngày nay là nhờ có thể chế mạnh mẽ", Narongsak Poomsisa-ard, một người ủng hộ hoàng gia 67 tuổi, nói.
Thái Lan triển khai hàng nghìn cảnh sát ngăn biểu tình Gần 6.000 cảnh sát Thái Lan được triển khai tại Cục Tài sản Hoàng gia để ngăn biểu tình phản đối Vua Vajiralongkorn kiểm soát nguồn tài chính khổng lồ. Cảnh sát Thái Lan hôm nay thông báo người biểu tình không được phép tiến vào khu vực trong phạm vi 150 mét xung quanh Cục Tài sản Hoàng gia, cơ quan từng...