7 thói quen bạn chẳng bao giờ ngờ tới có thể khiến vùng thắt lưng đau mãi không dứt
Đau lưng dưới hay đau vùng thắt lưng là vấn đề mà nhiều người gặp nhưng ít ai biết một số thói quen hàng ngày lại có thể là nguyên nhân gây đau lưng.
Hầu hết mọi người đều từng hoặc đang trải qua cảm giác đau đớn và khó chịu ở lưng dưới hay phần thắt lưng. Và mặc dù nhiều người chọn dùng thuốc để giảm cơn đau, nhưng đó không phải lúc nào cũng là cách hiệu quả nhất để đối phó với nó. Trên thực tế, thay đổi một số việc chúng ta làm hàng ngày có thể giúp chúng ta giải quyết tận gốc vấn đề.
Trang tin Bright Side đã quyết định xem xét kỹ hơn những thói quen hàng ngày dường như vô hại nhưng lại có thể là nguyên nhân khiến bạn đau vùng thắt lưng mãi không dứt.
1. Bạn mặc váy bó và đi giày cao gót
Mặc dù một chiếc chân váy bút chì ôm sát có thể giúp bạn khoe được đường cong cơ thể nhưng chúng cũng có thể khiến bạn bị đau lưng. Váy bó có thể hạn chế chuyển động ở hông của bạn, gây căng thẳng cho cột sống.
Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn đi một đôi giày cao gót. Những đôi giày này đặt bàn chân của bạn ở độ cao không tự nhiên, do đó khiến các cơ ở lưng dưới của bạn bị xê dịch. Để tận hưởng thời trang mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, hãy chọn những chiếc váy cho phép chân bạn tự do di chuyển và chọn giày có gót dưới 2 inch (5cm).
2. Bạn đang uống nước ngọt thường xuyên
Nhấm nháp đồ uống có đường không phải là cách lành mạnh nhất để duy trì năng lượng của bạn và ngoài ra còn có thể gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe khác. Chúng cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau lưng của bạn. Thói quen uống nhiều nước ngọt cũng có thể dẫn đến sỏi thận, gây đau dữ dội ở lưng.
Video đang HOT
Uống đồ uống có ga cũng dẫn đến khí bị kẹt trong hệ tiêu hóa và gây áp lực lên cột sống của bạn. Nếu lưng bạn bị đau sau khi uống một cốc nước ngọt có gas, có lẽ đã đến lúc bạn nên nghĩ đến việc từ bỏ những đồ uống này.
3. Bạn đang căng thẳng
Khi cơ thể bạn tiết ra hormone căng thẳng, nó khiến cơ bắp của bạn thắt chặt theo bản năng. Căng cơ sẽ dẫn đến cảm giác đau đớn ở cổ, vai và lưng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có những hoạt động giúp thư giãn trong thói quen hàng ngày của bạn có thể cải thiện hiệu quả chứng đau lưng.
4. Bạn đang dùng sai gối ngủ
Khi ngủ trên một chiếc gối quá lớn, bạn có thể thích cảm giác thoải mái nhưng lại ghét chứng đau lưng. Hầu hết các loại gối đều đặt đầu bạn ở tư thế không tự nhiên, điều này gây áp lực lên cổ và cột sống, gây đau nhức và ngủ không ngon giấc.
Nếu bạn không thể tưởng tượng được việc ngủ mà không có gối, hãy tìm một chiếc gối có thể điều chỉnh theo số đo của bạn và đặt một chiếc khác ở giữa hoặc dưới đầu gối của bạn. Những tư thế ngủ này đã được chứng minh là giúp giảm bớt căng thẳng đặt lên cột sống của bạn.
5. Bạn đang đứng rửa bát đĩa sai cách
Cúi người xuống bồn rửa chén trong khi rửa chén sẽ gây áp lực lên vùng lưng dưới của bạn, khiến các cơ ở khu vực này căng ra. Khi bạn duy trì tư thế này trong vài phút, bạn có thể bị đau lưng hàng ngày. Để tránh làm căng phần lưng dưới của bạn, hãy kê một chân lên một chiếc ghế đẩu nhỏ. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh tư thế và giúp bạn không bị kéo căng lưng.
6. Bạn đi cầu thang bộ thường xuyên
Mặc dù việc đi lên và xuống cầu thang thường được coi là một thói quen lành mạnh, nó không phải là cách phù hợp với những người đang bị đau lưng. Nếu bạn bị đau đầu gối hoặc đau lưng, tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cầu thang bộ như một cách để tập thể dục nhiều hơn.
7. Bạn đang đọc sách trên giường
Thói quen đọc một vài trang của cuốn sách yêu thích trước khi ngủ có thể dẫn đến tê cứng vai và lưng. Khi chúng ta ngả lưng khi đọc sách trên giường sẽ gây căng thẳng cột sống và các cơ vùng lưng dưới, dẫn đến đau nhức. Nếu đọc sách trước khi ngủ giúp bạn thư giãn sau một ngày bận rộn, hãy đầu tư vào một chiếc ghế có tác dụng hỗ trợ cột sống tốt.
Ứng dụng thành công ERAS trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Bệnh nhân bị thoát vị địa đệm đã được phẫu thuật lấy nhân đệm kết hợp quy trình ERAS giúp hồi phục tốt, có thể đi lại vận động sinh hoạt bình thường nhanh chóng.
Êkíp bác sĩ phẫu thuật cho người bệnh
Ngày 7-5, Bệnh viện Quốc tế City (TPHCM) cho biết, vừa điều trị thành công cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp phẫu thuật lấy nhân đệm. Cùng với việc ứng dụng mô hình ERAS, sức khỏe bệnh nhân hồi phục tốt, sớm xuất viện.
Theo đó, khoảng 1 tháng trước phẫu thuật, bệnh nhân N.X.H (35 tuổi) đột ngột bị đau vùng thắt lưng, vùng mông và lan xuống chân trái. Tình trạng đau ngày càng tăng dần không kèm theo giới hạn vận động nhiều. Bệnh nhân có đi khám và uống thuốc giảm đau nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm.
Bệnh nhân sau đó đi lại khó khăn, bàn chân yếu nhẹ. Tại Bệnh viện Quốc tế City, kết quả thăm khám cho thấy bệnh nhân bị thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ S1 trái. Bệnh nhân quyết định nhập viện phẫu thuật can thiệp theo chỉ định.
BS CKII Lê Trọng Nghĩa, Khoa Ngoại Thần Kinh - Cột sống, Bệnh viện Quốc tế City cho biết, bệnh viện đã ứng dụng quy trình ERAS trong phẫu thuật cột sống. Đây một quy trình điều trị phối hợp nhiều bước từ chuẩn bị trước mổ, kỹ thuật mổ và điều trị sau mổ nhằm giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn.
Êkíp bác sĩ phẫu thuật cho người bệnh - BVCC
Ca phẫu thuật kéo dài 1h30 phút bằng phương pháp vi phẫu thuật lấy nhân đĩa đệm. Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam và trên thế giới trong điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Sau phẫu thuật bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, hồi phục nhanh, có thể đi lại vận động sinh hoạt bình thường và xuất viện ngay ngày hôm sau phẫu thuật.
Bác sĩ Nghĩa khuyến cáo, người dân khi bị bệnh lý về cột sống cổ, cột sống thắt lưng như thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, hẹp ống sống... nếu như điều trị bằng thuốc nội khoa, phục hồi chức năng sau 1-2 tháng không giảm hoặc có bớt nhưng sau một thời gian lại tái phát cần gặp các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thần kinh để được thăm khám và chỉ định phẫu thuật sớm để tránh gây biến chứng như teo chân, tay chân yếu liệt không đi lại được. Khi bệnh chuyển biến nặng, quá trình điều trị khó khăn và tốn kém hơn.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiện nay ở nước ta chiếm tỉ lệ khá cao. 80% dân số có ít nhất 1 khoảng thời gian bị đau lưng, có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này và đang có xu hướng trẻ hóa, thường gặp ở lứa tuổi từ 25 đến 55 tuổi. Nhiều bệnh nhân thường phát hiện bệnh quá muộn và chữa trị không đúng cách dẫn đến bệnh có thể tái phát nhiều lần và ngày càng nặng hơn, mất khả năng vận động.
Phương pháp mới trị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Bệnh Whitmore (hay còn gọi bệnh Melioidosis) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Gần đây, nhờ có những phương pháp chẩn đoán, điều trị hiện đại, nhiều bệnh nhân nặng đã được điều trị thành công. Sốt cao dai dẳng điều trị 2 tháng không đỡ... Vừa qua, bệnh nhân nam, 63 tuổi, có tiền sử đái tháo đường, từng sống trong...