7 thói quen ăn uống tàn phá gan cần loại bỏ sớm
Dùng quá nhiều thảo dược bổ gan là nguyên nhân gây hại gan khiến nhiều người không ngờ tới.
Có rất nhiều thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại là gánh nặng cho gan. Dưới đây là những thói quen phổ biến cần nhanh chóng loại bỏ nếu muốn gan của bạn được khỏe mạnh:
Uống nhiều cà phê sữa đặc
Cà phê sữa đá là thức uống yêu thích của nhiều người, khi uống món này sẽ gây cảm giác no giả, không thấy đói, chán ăn…, thực chất đây là hiện tượng khó tiêu đối với gan do hợp chất cà phê và sữa gây cản trở hoạt động của gan, khiến gan không xử lý và phân hóa nổi, lúc này gan phải gồng mình ra xử lý, tích tụ lâu ngày sẽ dẫn tới sinh bệnh ở gan. Vì vậy, các chuyên gia đều khuyên, nên hạn chế uống cà phê đá với sữa đặc.
Uống nhiều thảo dược bổ gan
Atiso, trà bằng… vốn là thảo dược có tính năng làm mát gan nên rất nhiều người ưa dùng và thậm chí dùng thay cho nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc lạm dụng những thảo dược bổ gan như atiso sẽ gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Mặt khác, khi uống quá nhiều, cơ thể không hấp thu hết thì gan, thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải phần dư thừa. Đây vô tình sẽ là gánh nặng cho gan.
Uống nhiều rượu bia
Rượu bia là kẻ thù của sức khỏe, đặc biệt đối với gan. Với liều lượng vừa phải, uống rượu có thể có ít ảnh hưởng đến gan nhưng khi tiêu thụ thường xuyên, nó có thể bắt đầu làm tổn hại gan của bạn dần dần. Gan chịu trách nhiệm làm sạch và đào thải độc tố. Vì vậy, khi bạn uống quá nhiều, cơ quan này càng phải làm việc chăm chỉ gấp đôi. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến chức năng làm sạch của gan bị suy giảm. Sự hấp thu của rượu ở gan gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan.
Lạm dùng nhiều thuốc
Nhiều người không có bệnh thì uống thuốc bổ, thực phẩm chức năng, có bệnh thì bệnh thì dùng thuốc đặc trị. Lượng thuốc nạp vào cơ thể gan sẽ đóng vai trò là cơ quan trao đổi chất và phân hủy biến đổi thuốc, một số loại thuốc gây tổn hại cho gan. Vì vậy, thuốc sẽ là con dao 2 lươi, chỉ dùng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với người đã có tiền sử bệnh gan chỉ nên dùng khi bất đắc dĩ, kịp thời thông báo với bác sỹ tình trạng cơ thể để tránh tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan. Tốt nhất, nên thường xuyên kiểm tra chức năng gan trong thời gian sử dụng thuốc.
Thiếu ngủ và ngủ không đủ giấc
Chúng ta đều hiểu rằng, nếu cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, nhu cầu máu của các bộ phận được giảm xuống thì máu được trở lại gan. Như vậy, khi cơ thể chúng ta phải làm việc hay học tập, nhu cầu máu càng ngày càng gia tăng, lượng máu tích lũy trong gan ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan gây giảm khả năng miễn dịch. Với người nhiễm vi rút viêm gan B, tế bào bị hư hại sẽ rất khó phụ hồi và có khả năng nguy hiểm hơn.
Video đang HOT
Vậy nên, chúng ta nên nghỉ ngơi từ 23h để có thể ngủ sâu giấc vào 1-3h sáng, đây thời gian tốt nhất nuôi dưỡng máu trong gan, người bình thường nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, còn với người già là 7-9 tiếng.
Thói quen ăn đêm, ăn nhiều dầu mỡ
Chất béo là chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Nếu hấp thụ những đồ ăn có lượng chất béo vừa đủ có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể, duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể, nhưng ăn quá nhiều đồ ăn có chứa nhiều chất béo thì lại gây hại trực tiếp cho gan.
Ngoài ra, thói quen hay ăn về đêm cũng khiến gan có ít thời gian nghỉ ngơi, tăng gánh nặng cho gan thậm chí gây rối loạn chức năng gan.
Thói quen hút thuốc lá
Mặc dù khói thuốc lá không có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan, nhưng hóa chất độc hại trong khói thuốc lá làm tăng căng thẳng oxy hóa tới tất cả các bộ phận cơ thể, bao gồm cả gan và các tế bào gan.
Theo MH
Gia đình và xã hội
Người có dấu hiệu sau đây nên tránh xa gừng
Với một số người có cơ địa sau đây khi sử dụng gừng cần đúng cách, tránh bừa bãi để không phải gánh chịu tác dụng phụ không mong muốn.
Gừng được sử dụng rộng rãi và được đánh giá cao trong điều trị một số bệnh. Tuy nhiên, đối với người có dấu hiệu bệnh dưới đây nếu sử dụng bừa bãi sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm:
Gừng. Ảnh minh họa
Người bị cảm nắng
Thói quen sử dụng gừng trong trường hợp bị cảm, tụt huyết áp được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết rằng nước gừng chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, chứ không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng.
Ngoài ra, đối với những trường hợp buồn nôn cũng có thể dùng nước gừng nhưng chỉ nên áp dụng với trường hợp do bị lạnh, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.
Người bị huyết áp cao
Vị cay nóng và tính ấm trong gừng có thể làm các mạch máu yếu bị vỡ. Bởi vậy, những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, trĩ... nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để tránh bệnh tình thêm nặng.
Ngoài ra, bạn không được ăn gừng khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ.
Người bị rụng tóc
Rất nhiều người truyền tai nhau dùng gừng để trị rụng tóc nhưng không tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến mình rụng tóc. Đúng là gừng tính ấm vị cay có thể tăng cường tuần hoàn máu cục bộ, kích thích nang lông nở ra, thúc đẩy tóc mọc. Tuy nhiên, gừng vị cay, tính ấm, dùng lâu sẽ sinh nhiệt. Vì vậy việc làm dụng gừng để trị bệnh rụng tóc do tính nhiệt là hoàn toàn không hợp lý.
Người mắc bệnh về gan
Thành phần chính trong gừng tươi là chất volatile, khi biến chất sinh ra chất safrole. Các hoạt chất trong gừng và chất safrole có thể gây biến tính tế bào gan ở người viêm gan, làm hoại tử tế bào gan và dẫn tới chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan trở nên xấu đi.
Vì vậy, đối với các bệnh nhân bị viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan, gừng hoàn toàn không phải là lựa chọn hợp lý.
Người bị bệnh dạ dày
Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.
Ngoài ra, khi đã được chẩn đoán có bất kì triệu chứng ung thư ở đường tiêu hóa thì chống chỉ định tuyệt đối không được ăn gừng vì nó sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh.
Tuyệt đối không ăn gừng tươi có dấu hiệu dập nát. Ảnh minh họa.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Gừng có tác dụng hạn chế cơn buồn nôn trong giai đoạn đầu của thai nghén, nhưng được các chuyên khuyên nên hạn chế ăn gừng trong thời kỳ cuối của thai kỳ vì có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho thai phụ.
Đối với phụ nữ trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng nếu dùng gừng vì nó được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây táo bón, mất ngủ với trẻ em.
Sử dụng gừng đúng cách
- Không nên gọt vỏ gừng mà nên rửa sạch để ăn cả vỏ, nếu gọt bỏ vỏ sẽ không phát huy hết được công hiệu toàn diện của gừng.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập vì củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ). - Nên dùng loại gừng già có xơ sẽ tốt hơn gừng còn non.
Theo MH
Gia đình và xã hội
Ăn sô cô la ít bị bệnh mãn tính Những người yêu thích sô cô la thậm chí còn trẻ hơn và ít bị các vấn đề sức khỏe mãn tính hơn so với những người không ăn sô cô la, theo nghiên cứu. Ăn 100 mg sô cô la mỗi ngày ngừa bệnh tim. ẢNH: SHUTTERSTOCK Các tín đồ sô cô la có thêm một lý do để biện minh cho...