7 thiên tài “điên khùng” nhất trong lịch sử thế giới
Lịch sử ghi lại rất nhiều thiên tài do quá thông minh, có quá nhiều lý tưởng… những tư duy vượt quá sự hiểu biết của thời đại khiến cho họ đôi khi bị coi là điên khùng. Dưới đây là 7 thiên tài với những khám phá và phát minh khoa học rực rỡ và cũng được coi là có hệ thần kinh “khác người” nhất.
1. Pythagoras, nhà toán học Hy Lạp (575 -500 TC)
Ông là người đã đưa ra định lý Pythagorean mà tất cả chúng ta đã học ở trường. Ngoài định nghĩa toán học nổi tiếng này, Pythagoras còn là học giả nổi tiếng đầu tiên nhấn mạnh rằng các hiện tượng tự nhiên có thể được giải thích bằng toán học (mở đường cho việc nghiên cứu Vật lý) và thậm chí còn là nguồn cảm hứng cho các học thuyết của Plato. Vì thế ông chính là một thiên tài lớn.
Những hành động khác người:
Giống như L. Ron Hubbard và David Koresh, Pythagoras cũng sáng lập nên tôn giáo của chính mình và con người thời bấy giờ coi ông như một người khá điên rồ bởi những ý nghĩa quái lạ trong tôn giáo mà ông lập ra. Tôn giáo Pythagoras có 2 nguyên lý chính: linh hồn được tái sinh, và đậu là điều ác. Không phải hạt đậu tương ẩn dụ, hoặc những hạt đậu siêu hình, mà đơn giản chính là hạt đậu mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày. Giáo phái của Pythagoras có những quy tắc dễ hiểu hơn, như thuyết ăn chay và chủ nghĩa hòa bình, nhưng ông có khuynh hướng phá vỡ những điều đó. Các quy tắc ăn chay đã bị phá hủy khi phát minh ra định lý nổi tiếng của mình, Pythagoras đã ăn mừng bằng cách mổ 1 con bò.
2. Lord Byron, Nhà thơ (1788-1824)
Lord Byron xuất bản tác phẩm thơ đầu tiên của mình vào năm 14 tuổi. Tác phẩm Don Juan của Byron vẫn là một trong số ít bài thơ được đặt tên cho một trường phái.
Tuy nhiên, ông cũng có những hành động khác người khi không những nuôi chó trong ký túc xá, nơi động vật bị cấm mà còn cố gắng một cách vô ích để đòi hỏi cho con thú cưng của mình 1 học bổng. Sau này, sự điên rồ của Byron còn khủng khiếp hơn khi ông chia sẻ, các thành viên trong gia đình mình gồm 10 con ngựa, 8 con chó to, 3 con khỉ, 5 con mèo, 1 con đại bàng, 1 con quạ và 1 con chim ưng, và tất cả những con này đều sống chung với ông. Sau đó, Byron lại chuyển sang xu hướng chơi đô đốc chiến. Ông đã xây dựng 2 pháo đài nhỏ trên bờ hồ riêng của mình và tung ra một đội tàu đồ chơi và dành cả ngày để chỉ đạo đội tàu chiến đấu với pháo đài.
3. Tycho Brahe, nhà thiên văn Đan Mạch (1546-1601)
Tycho Brahe nổi tiếng với các phương pháp đo lường thiên văn. Vào thời điểm kính thiên văn mới ra đời và còn chưa được hoàn hảo, Tycho đã lắp ráp một dãy dữ liệu có độ chính xác cao, tạo điều kiện cho nhiều khám phá, bao gồm các luật chuyển động hành tinh.
Bị cho là khác người khi Tycho nổi tiếng nghiện rượu nặng, và trong trạng thái say rượu, ông đã nhiều lần thuê những người lùn ăn mặc kỳ quặc, làm những hành động điên rồ để mua vui cho mình và bạn bè.
4. Michelangelo, họa sĩ người Ý (thời kỳ phục hung 1475-1564)
Ông được coi là thiên tài trong tất cả các môn nghệ thuật. Bức tranh ông vẽ Chúa tạo ra Adam trên nóc Nhà thờ Sistine vẫn là bức tranh nổi tiếng nhất mọi thời đại. Ngoài hội họa, ông còn được coi là bậc thầy các môn nghệ thuật khác bao gồm điêu khắc (The Statue of David) và kiến trúc (Nhà thờ St Peter’s).
Video đang HOT
Michelangelo bị coi là khác người bởi rất… bẩn. Ông rất hiếm khi tắm, không những thế, ông thậm chí còn rất lười thay quần áo và tất. Trợ lý của ông từng phàn nàn rằng: “Đôi khi, ông ấy đi một đôi tất quá lâu, đến mức sau vài tháng lột nó ra giống như con rắn lột lớp da của mình vậy”. Nhiều người cho rằng, ông bị mắc chứng tự kỷ, bởi rất ít khi tương tác với xã hội như nói chuyện với người khác.
5. Nikola Tesla, Chuyên gia Vật lý (1856-1943)
Là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb. Ông sinh ra ở Smiljan, Đế quốc Áo, sau này trở thành công dân Hoa Kỳ. Tesla được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Các phát minh của Tesla và các công trình lý thuyết đã làm nên cơ sở của hệ thống phát điện xoay chiều, bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều pha và động cơ điện xoay chiều, giúp tạo ra Cách mạng công nghiệp lần 2.
Tesla bị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và không chịu chạm vào bất cứ vật gì có dấu vết nhỏ nhất của bụi bẩn. Tesla cũng từ chối liên lạc bất cứ kỳ ai, đây cũng là một rào cản đối với một kỹ sư. Vì tính cách lập dị và những tuyên bố kỳ lạ và khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lúc cuối đời, Tesla bị cô lập và bị coi là một nhà bác học điên. Một số ý tưởng phát minh vĩ đại của ông đã không thể thực hiện được vào thời điểm ông còn sống do không có công nghệ tương ứng. Ông qua đời năm 86 tuổi trong tại một khách sạn ở New York với một số tiền ít ỏi trong túi.
6. Empedocles, Nhà khoa học và Triết học Hy Lạp ( 490-430 B.C)
Ông là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế. Di bút của ông bao gồm nhiều lĩnh vực như vật lý học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, luận lý học, tu từ học, ngôn ngữ học, Kinh tế học, chính trị học, đạo đức học, sinh học, và động vật học. Ông được xem là người đặt nền móng cho môn luận lý học, và được mệnh danh là “Cha đẻ của Khoa học chính trị”. Ông cũng thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là 1 trong 3 cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại.
Một số quan điểm nổi tiếng của Empedocles là:
- Thầy đã quý, chân lý còn quý hơn.
- Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, càng nặng rơi càng nhanh.
- Tốc độ rơi của một vật phụ thuộc vào mật độ môi trường nơi vật rơi qua, mật độ môi trường càng nhỏ thì tốc độ rơi càng lớn.
- Nếu có lực tác dụng vào vật thì tốc độ chuyển động của vật sẽ tỉ lệ thuận với lực tác dụng.
Tuy nhiên Empedocles cũng bị coi là một người lập dị khi ông tin rằng, mình là một vị thần. Để chứng minh sự bất tử của mình cho những người bạn hoài nghi có thể hiểu được, Empedocles từng thông báo rằng, ông sẽ nhảy vào núi lửa Etna và nhảy ra mà không bị tổn thương gì.
7. Yukio Mishima, nhà văn người Nhật Bản (1925-1970)
Ở tuổi 12, Yukio Mishima đã có được kiến thức toàn diện về Oscar Wilde. Vào năm 24 tuổi, ông xuất bản cuốn “Confessions of a Mask”, cuốn sách này đã đưa ông lên đỉnh cao văn học Nhật Bản. Trong 20 năm tiếp theo, ông xuất bản 20 tác phẩm lớn khác, được đề cử cho 3 giải Nobel, và củng cố vị thế của mình như một tiểu thuyết gia được công nhận nhiều nhất trong lịch sử Nhật Bản. Murakami đã trở thành hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những tiểu thuyết ăn khách như “Rừng Na Uy”, “Biên niên ký chim vặn dây cót”, “Kafka bên bờ biển”, “1Q84 và Tazaki Tsukuru không màu” và “những năm tháng hành hương”. Tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 38 thứ tiếng trên thế giới.
Mishima chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa yêu nước truyền thống và tinh thần võ sĩ đạo samurai của Nhật Bản. Năm 1968, ông thành lập Hiệp hội Shield (Tate no Kai) một tổ chức bán quân sự tập hợp khoảng 100 thanh niên trai tráng với mục đích chấn hưng tinh thần võ sĩ đạo Bushido và bảo vệ Hoàng đế Nhật. Ngày 25/11/1970, ông cùng những người bạn bao vây Cục Phòng vệ Nhật Bản ở Tokyo, bắt giam Tướng Kanetoshi Mashita và xúi giục quân sĩ tiến hành đảo chính. Lời thỉnh cầu này của ông gặp sự phản ứng dữ dội của quân đội. Thất bại, tuân thủ tinh thần võ sĩ đạo, ngày 25/11/1970, ông đã tự sát. Trước khi chết, nhà văn còn hô to: “Hoàng đế muôn năm”.
Theo Danviet
Số phận éo le của những thiên tài tử nạn vì chính phát minh của mình
Trong lịch sử có không ít nhà phát minh, nhà khoa học đã phải tự kết thúc cuộc đời vì chính những phát minh "con đẻ" của mình.
1. Franz Reichelt được cho là người đầu tiên phát minh ra chiếc dù dành cho phi công. Ông đã dành phần lớn thời gian rảnh của mình để nghiên cứu và thiết kế 1 bộ đồ có thể bay lượn dễ dàng trên bầu trời dành cho các phi công sau khi rời khỏi máy bay. Muốn chứng minh điều đó, ngày 4/2/1912, Franz quyết định sẽ trực tiếp sử dụng chiếc dù của mình nhảy từ tầng trên cùng của tháp Eiffel xuống dưới. Sự kiện này đã thu hút rất nhiều giới báo chí và người dân hiếu kỳ. Chỉ tiếc rằng, thay vì làm được những điều thần kỳ như "cha đẻ" của nó ca ngợi, chiếc dù đã hoạt động không thành công khiến Franz lao thẳng từ độ cao 57m xuống đất và tử vong ngay sau đó.
2. Wan-Hu là 1 chuyên gia về tên lửa người Trung Quốc ở thế kỉ 16. Ông đã cố gắng đưa mình lên Mặt trăng bằng cách gắn 47 tên lửa vào 1 cái ghế và châm lửa tất cả chúng cùng một lúc. Khi những tên lửa được châm lửa đã xuất hiện 1 tiếng nổ lớn, Wan-Hu biến mất trong làn khói trắng cùng chiếc "ghế nóng". Ngày nay, tên của ông được đặt cho 1 miệng núi lửa trên Mặt trăng để tưởng nhớ nhân vật này.
3. Henry Smolinski là kỹ sư hàng không tốt nghiệp Học viện Công nghệ Northrup. Ông có ý tưởng thiết kế 1 chiếc xe hơi có thể bay được bằng cách kết hợp cánh máy bay Cessna Skymaster và chiếc Ford Pinto của hãng xe hơi Ford. Tuy nhiên, ngày 11/9/1973, khi tiến hành chuyến bay thử nghiệm với phi công Harold Blake, Henry đã tử nạn do 1 trong 2 thanh chống cánh bị gãy và rời hẳn ra khỏi xe.
4. Otto Lilienthal được biết đến với tên gọi là "Ông vua bay lượn" là người đi tiên phong trong lĩnh vực hàng không dân dụng trên thế giới. Ông là người đầu tiên thiết kế thành công chiếc tàu lượn. Vào ngày 10/8/1896, Lilienthal thử nghiệm với phát minh của mình nhưng tiếc rằng chiếc tàu lượn bị mất kiểm soát và lao thẳng xuống đất. Cuộc thử nghiệm này đã phải trả giá quá đắt bằng chính mạng sống của ông.
5. Alexander Bogdanov là nhà vật lý học, triết học, kinh tế học, tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng và nhà cách mạng nổi tiếng của Nga. Bogdanov thành lập Viện Huyết học và tin rằng truyền máu là cách để kéo dài mãi tuổi trẻ. Để chứng minh quan điểm của mình là đúng, ông làm thí nghiệm với chính mình khi tự truyền máu của bệnh nhân bị lao và sốt rét vào cơ thể. Ông qua đời chỉ 2 ngày sau đó, tức 7/4/1928.
6. Max Valier là một nhà khoa học tên lửa người Áo, người đã phát minh ra động cơ phản lực nhiên liệu lỏng. Ngày 19/4/1930, lần đầu tiên Valier cho chạy thử nghiệm chiếc xe Valier-Heylandt Rak 7 - xe phản lực sử dụng nhiên liệu lỏng. Không may là vài tháng sau, trong một cuộc chạy thử nghiệm khác tại Berlin, Valier đã tử nạn ngay trên băng ghế trong xe khi động cơ nhiên liệu cồn đột ngột phát nổ.
7. Marie Curie là nhà vật lý và hóa học nổi tiếng người Ba Lan. Bà là một trong những người đi tiên phong nghiên cứu về phóng xạ và đã 2 lần giành được giải Nobel. Bên cạnh việc đề xuất lý thuyết về bức xạ, bà là người đã khám phá ra 2 yếu tố hóa học là radium và polonium. Marie Curie qua đời ngày 14/7/1934, trong một nhà điều dưỡng Pháp do chứng thiếu máu, nguyên nhân được cho là tiếp xúc lâu dài với phóng xạ, có lẽ từ thói quen mang theo ống nghiệm plutoni trong túi của bà.
8. Valerian Abakovsky là người đã nghiên cứu và chế tạo động cơ xe lửa tốc độ cao Aerowagon. Aerowagon được trang bị động cơ và cánh quạt của máy bay, dự định sẽ sử dụng để chuyên chở các quan chức Liên Xô tới Moscow. Vào ngày 24/7/1921, Abakovsky khi đó 26 tuổi đang tiến hành đường đi thử nghiệm từ Tula tới Moscow thì bất ngờ chiếc xe lửa Aerocar của ông xảy ra tai nạn, làm chết 6 người, trong đó có Abakovsky.
9. Aurel Vlaicu là người đã chế tạo ra chiếc máy bay bằng sắt đầu tiên trên thế giới, được đặt tên là Vlaicu WR I, II, và III. Những phát minh của ông được ghi nhận là chuyến bay cao nhất, dài nhất và nhanh nhất thời điểm đó. Vào thứ Sáu, ngày 13/9/1913, cuôkc đời Vlaicu đã kết thúc sau khi ông cố gắng đạt độ cao tối đa vượt qua ngọn núi Carpathian.
10. Horace Lawson Hunley được ca ngợi là người phát minh ra tàu ngầm. Nguyên mẫu đầu tiên của ông bị mắc kẹt đã khiến 7 thủy thủ chìm dưới nước và tất cả đều tử nạn. Hunley đã quyết định chỉnh sửa, cải tiến lại bảng vẽ để thiết kế chiếc tàu ngầm mới có tên H.L. Hunley. Vào ngày 15/10/1863, Hunley đã thử nghiệm chiếc tàu này ngoài bờ biển Charleston, Nam Carolina, rất tiếc cuộc thử nghiệm đã bị thất bại và chính Horace Lawson Hunley cũng bị chìm ngoài khơi.
11. Sylvester H. Roper là người đã phát minh ra chiếc xe máy đầu tiên trên thế giới. Ông gọi nó là một chiếc velocipede và nó thực sự là một chiếc xe đạp được chuyển đổi bằng động cơ hơi nước. Vào ngày 1/6/1896, Roper đã thử nghiệm chiếc xe này trên đường đua xe đạp và cố gắng đạt vận tốc tối đa là 65km/h nhưng không may bi kịch xảy ra, chiếc xe đâm vào 2 chiếc xe khác trên đường đua khiến ông tử nạn ngay lập tức. Sau khi khám nghiệm tử thi cho thấy, nguyên nhân gây tử vong là cơn đau tim do nhà phát minh khi đó đã 72 tuổi.
12. Karel Soucek là 1 diễn viên đóng thế nổi tiếng người Tiệp Khắc. Ông đã chế tạo ra 1 chiếc "khoang kín" có thể cho người ngồi bên trong và bay từ trên thác Niagara xuống. Ngày 20/1/1985, Soucek đã tiến hành 1 cuộc thử nghiệm mạo hiểm tại Texas khi chính ông ngồi trong chiếc "khoang kín" đó và lăn tự do xuống thác nước. Khi tiếp nước, Soucek không rơi vào lòng hồ mà đập vào vách đá khiến ông bị thương nặng và qua đời ngay ngày hôm sau.
13. Louis Slotin là nhà khoa học người Canada từng làm việc trong chương trình chế tạo bom nguyên tử của Mỹ. Trong 1 lần tiến hành thí nghiệm, ông đã vô tình làm rơi bình cầu có chứa chất beryllium vào bình cầu có chứa plutonium (một loại chất phóng xạ) cùng các chất hoá học khác và điều này vô tình đã gây ra một phản ứng hoá học kinh hoàng. Slotin đã dũng cảm dùng chính cơ thể mình để che phủ phản ứng hóa học đó trong khi những người khác cố gắng chạy trốn thật xa. Ông qua đời vào ngày 30/5/1946, sau 2 tuần phơi nhiễm hóa học quá nặng.
14. Francis Edgar Stanley là người đã phát minh ra dòng ô tô Stanley Steamer vào năm 1896. Năm 1906, xe của họ lập kỷ lục thế giới với vận tốc lớn nhất, 204,5 km/h. Ngày 13/7/1918, Francis Stanley thử nghiệm 1 trong những chiếc Steemers của mình và đã gặp nạn sau khi cố gắng điều khiển chiếc xe tránh khỏi chướng ngại vật trên đường. Ông đã tử nạn ngay sau đó.
15. William Bullock là người đã phát minh ra máy in quay với tốc độ cao. Trong khi sửa chữa chiếc máy, Bullock đã cố gắng chỉnh sửa ròng rọc vào đúng vị trí, máy in đè lên bàn chân của ông và nghiền nát chúng khi đang tiếp tục hoạt động. Ông nhanh chóng được đưa đi cấp cứu và cắt bỏ phần chân nhưng đã tử vong 12/4/1867, khi đang phẫu thuật vì các biến chứng.
16. Thomas Andrews là kiến trúc sư hải quân phụ trách lên kế hoạch xây dựng con tàu Titanic lừng danh. Andrews dự đoán được những thương vong có thể gặp phải khi tàu Titanic đi vào những vùng nước đóng băng và đã yêu cầu có ít nhất 46 thuyền cứu hộ đi theo thay vì chỉ có 20 như thực tế. Tuy nhiên những yêu cầu này đã bị bác bỏ do vấn đề kinh phí. Khi Titanic đâm vào tảng băng trôi ngày 15/4/1912, Andrews đã giúp đỡ rất nhiều người trong thuyền cố gắng thoát nạn. Ông đã tử nạn trên thuyền.
Theo Danviet
Những thần đồng "tài không đợi tuổi" khiến cả thế giới khâm phục Mặc dù nhỏ tuổi nhưng đây là những tài năng được đánh giá rất cao. 1. Dược sĩ nhỏ nhất thế giới Selvi Bakkiashree, 7 tuổi có thể ngay lập tức kể tên 1000 loại thuốc chữa đủ các loại bệnh từ suy thận, lao đến cả suy giảm bạch cầu... Cô bé cũng có thể kê đơn chữa viêm phổi, bệnh bạch...