7 thành phần kim loại độc hại trong son môi
Kể cả những thỏi son của thương hiệu cao cấp cũng chứa chì, mangan, nhôm, propylparaben… gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Những lúc mệt mỏi, chỉ một chút son môi tươi sáng đủ để khiến vẻ ngoài của bạn thay đổi, cải thiện tâm trạng và nâng sự tự tin lên cao. Nếu cần tìm ra 5 thứ cần thiết phải mang theo khi bước chân ra khỏi nhà thì chị em sẽ chọn son môi trong danh sách đó. Tuy nhiên, việc dùng son môi hàng ngày có thể gây ra một số tác hại về lâu dài, ngay cả khi bạn chọn những thương hiệu cao cấp, bởi chúng có chứa các kim loại độc hại. Bí quyết là nên chọn các loại son có thành phần tự nhiên, hạn chế các loại son chứa quá nhiều kim loại. Dưới đây là một số kim loại được sử dụng trong hầu hết các loại son môi.
1. Propylparaben
Đây là thành phần có thể gây kích ứng da, đặc biệt là với những người có tiền sử dị ứng. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, propylparaben phá vỡ hệ nội tiết.
2. Chì
Rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm đưa chì vào thành phần của son môi. Ngày qua ngày, chị em sử dụng son môi thường xuyên cũng đồng nghĩa với việc tích lũy lượng chì trong máu. Chì dễ gây tổn thương não, khiến phát sinh các vấn đề thần kinh, vô sinh, mất cân bằng nội tiết tố và nguy hiểm nhất là bệnh ung thư.
3. Dầu khoáng
Có trong hầu hết các mỹ phẩm màu, dầu khoáng có cấu trúc phân tử quá lớn nên không thể hấp thụ qua da. Tuy vậy, nó bám vào bề mặt da, gây tắc lỗ chân lông và là nguyên nhân sinh ra mụn.
4. Retinyl palmitate
Video đang HOT
Đây là một dạng thức giả vitamin A và được xem là nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
5. Nhôm và mangan
Son môi cũng được phát hiện chứa một định lượng nhất định của nhôm và mangan, có thể gây bệnh Alzheimer và các vấn đề ảnh hưởng tới chức năng não.
6. Tocopheryl acetate
Chất đặc biệt này thường được sử dụng trong son môi, phấn nền và kem dưỡng ẩm. Mặc dù không rơi vào nhóm nguy hiểm cao nhưng lại dễ gây ra phản ứng như nóng rát, ngứa, phồng rộp da, làm to lỗ chân lông…
7. Methylparaben
Đây là một dạng chất bảo quản được sử dụng trong mỹ phẩm. Theo một số nghiên cứu, nó có thể gây nguy cơ ung thư.
Theo Ngoisao
Nổ kho pháo hoa kinh hoàng ở Phú Thọ do...nước mưa?
Dù chưa đưa ra kết luận cuối cùng nhưng một số cơ quan có trách nhiệm nhận định vụ cháy nổ tại Nhà máy Z121 (H.Thanh Ba, Phú Thọ) vào 7h40 sáng 12/10, khiến hàng chục người chết có thể do trời mưa, dột mái làm ẩm pháo hoa, gây phân hủy rồi phát nổ.
Trời mưa, dột mái làm ẩm pháo hoa gây nổ
Trong cuộc làm việc với lãnh đạo Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Nhà máy Z121 (Bộ Quốc phòng) hôm 13/10, tổ điều tra thuộc Bộ Quốc phòng cho biết, vụ cháy nổ có thể xuất phát từ phân xưởng 616 là nơi có chứa pháo hoa thành phẩm.
Theo báo cáo của đoàn điều tra, tại phân xưởng này có chứa loại pháo hoa tầm thấp. Việc pháo hoa phát nổ được lý giải là do tự bốc cháy với hai khả năng. Thứ nhất các hộp pháo hoa bị rơi đổ, cọ xát va đập dẫn đến cháy nổ. Thứ hai là do thuốc pháo hoa bị phân hủy và tự bốc cháy.
Tuy nhiên, bước đầu cơ quan điều tra đã loại bỏ nguyên nhân pháo hoa bị rơi đổ với lý do: các hộp chứa pháo hoa được bao gói bằng hộp các tông, sắp xếp chắc chắn nên không có khả năng tự rơi đổ. Do vậy, cơ quan điều tra nghiêng về khả năng pháo hoa bị phân hủy, tự bốc cháy.
Hình ảnh vụ nổ được 1 người dân chụp lại.
Hiện tượng này được giải thích: Cấu tạo vỏ quả pháo hoa bao gồm hai bán cầu được gắn với nhau bằng băng dính giấy, bên trong chứa viên màu, chất nhồi cháy (trấu tẩm thuốc đen). Trong các viên màu có viên đỏ, viên trắng có chứa thành phần hợp kim nhôm ma-giê (Al-Mg) đóng vai trò làm chất cháy.
Trận bão gần đây gây mưa nhiều, thời tiết ẩm, mái nhà kho bằng fibro xi măng có thể bị dột hoặc bị hắt nước làm nước mưa rơi vào quả pháo hoa. Khi đó quả pháo hoa bị ẩm, làm hỗn hợp Al-Mg bị phân hủy tăng nhiệt âm ỉ nhiều ngày. Đến thời điểm nhất định tự bốc cháy gây cháy pháo hoa.
Do lượng pháo hoa lớn, từ cháy đã dẫn tới nổ toàn bộ kho chứa pháo hoa. Khi nổ các pháo hoa bắn lên trời rơi vào các kho và khu vực sản xuất gây cháy nổ toàn bộ khu vực, cả trong nhà máy và bên ngoài nhà dân.
Chuyên gia ngành hóa học: Nước mưa gây cháy vô cùng khó
Về khả năng phân hủy và phản ứng hóa học của hợp kim nhôm ma-giê, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Ngô Sỹ Lương hiện đang công tác tại khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, trả lời với tư cách một chuyên gia khoa học độc lập cho biết:
Trong hóa học, Ma-giê là kim loại nhóm 2A (kim loại kiềm thổ), còn nhôm là kim loại nhóm 3A, loại này có đặc điểm phản ứng với oxy rất mạnh. Đặc biệt khi cháy trong không khí sẽ tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, có ánh sáng mạnh, rực rỡ, giàu tia tử ngoại.
Do đó, thường thường trong pháo hoa luôn sử dụng những kim loại này để tạo hiệu ứng màu sắc, ánh sáng. Đặc trưng của hợp chất nhôm magie này khi không có ngọn lửa mồi hoặc không có tác động ngoại lực thì không thể cháy được.
Vụ nổ kéo dài vài giờ san phẳng nhiều kho, xưởng của nhà máy Z121.
Về giả thiết mưa nhiều, thời tiết ẩm, mái nhà kho bằng fibro xi măng có thể bị dột hoặc bị hắt nước làm nước mưa rơi vào quả pháo hoa. Khi đó quả pháo hoa bị ẩm, làm hỗn hợp Al-Mg bị phân hủy tăng nhiệt âm ỉ nhiều ngày. Đến thời điểm nhất định tự bốc cháy gây cháy pháo hoa. PGS.TS Ngô Sỹ Lương đánh giá:
"Quá trình oxy hóa, ăn mòn của môi trường sẽ có một số hợp chất kim loại có thể phát ra nhiệt, và với khối lượng lớn cũng có thể sẽ cho ra nhiệt độ cao hơn bình thường khá nhiều. Nhưng để cháy do hơi ẩm từ không khí với hợp kim ma-giê, nhôm thì bản thân tôi đánh giá là khó có khả năng ấy xảy ra.
Với ma-giê, nhôm khi tiếp xúc với không khí thì thường thường với dạng bột, sẽ bị ăn mòn rất nhanh trong không khí, còn ở dạng lá hoặc dạng tấm sẽ bị bao bọc bởi một màng trên bề mặt là oxit. Lúc này thì đốt còn khó cháy chứ nói gì đến tự cháy. Chúng tôi trong phòng thí nghiệm vẫn phải cất những kim loại này trong bình thủy tinh không có không khí vì sợ quá trình oxy hóa làm hỏng tính chất của kim loại"
Ngôi nhà 2 tầng xây kiên cố bên trong khuôn viên nhà máy bị tàn phá.
"Theo tôi nghĩ, các nhà máy làm những sản phẩm dễ cháy, nổ, người ta sẽ có những quy định an toàn rất nghiêm ngặt. Nếu là kho thành phẩm thì sẽ phải có các biện pháp chống ẩm, bởi pháo hoa ẩm thì bắn làm sao được?
Đã là thành phẩm thì bao giờ cũng phải có hạn sử dụng. Ví dụ là 3 năm chẳng hạn, thì trong vòng 3 năm đó anh bắn nó phải đảm bảo nổ chứ. Theo tôi, ở đây phải có nguyên nhân tác động từ bên ngoài thì mới nổ, chứ không thể tự bản thân nó (ma-giê, nhôm -PV) phát nhiệt mà nổ được". - ông Lương nhận định.
Theo PGS.TS Ngô Sỹ Lương, ông không ngoại trừ bất kỳ nguyên nhân nào, nhưng theo ông, khả năng có sự va đập, rơi đổ dẫn đến nổ thành phẩm dễ xảy ra hơn. Còn việc ma-giê, nhôm bị ẩm, tự phân hủy và phát ra nhiệt thì rất khó xảy ra trường hợp này.
PGS.TS Ngô Sỹ Lương cũng chia sẻ thêm, ông cũng có một người học sinh đang bảo vệ luận án thạc sỹ công tác trong kho pháo hoa vừa nổ này. May mắn trong vụ nổ, anh đang được nghỉ để đi học cao học, nếu không chắc rằng anh cũng sẽ gặp nguy hiểm.
Theo Đất Việt
Kinh hoàng bị 7 thanh kim loại xuyên qua họng Người đàn ông đã được cấp cứu kịp thời và lấy ra 7 thanh kim loại xuyên trúng cổ họng. Tai nạn đáng tiếc này đã xảy ra với anh Long Chao, 40 tuổi. Khi anh đang làm việc ở Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc thì máy nắn kim loại gặp trục trặc và bất ngờ bắn các thanh kim loại...