7 tác dụng của collagen với cơ thể
Chất này có tác dụng phòng xơ cứng động mạch và cao huyết áp, chắc xương; hạn chế bệnh tim, phổi; kiểm soát cân nặng…
Collagen là một loại protein, chiếm 70% cấu trúc da, phân bổ chủ yếu ở lớp hạ bì của da. Nó có vai trò quan trọng với sức khỏe, đặc biệt là với làn da, mạch máu, xương khớp, mắt… Trong thành phần của collagen còn có nhiều amino – acid, rất có lợi cho việc phát triển và duy trì cơ bắp. Collagen có tác dụng kết nối các tế bào, kích thích quá trình trao đổi chất, tạo độ đàn hồi của da. Sự suy giảm về chất lượng và số lượng collagen sẽ dẫn đến hậu quả “lão hoá” cơ thể, thể hiện rõ nhất trên làn da. Đây là một trong những chất quan trọng hàng đầu của ngành thẩm mỹ, nhất là chăm sóc da, phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật bỏng…
Sau khi nghiên cứu và tham khảo nhiều nghiên cứu uy tín của nước ngoài, Viện Nghiên cứu collagen Việt Nam đã tổng hợp ra 7 nhóm tác dụng của collagen đối với cơ thể người.
Đối với mạch máu: Collagen là hợp chất sản sinh ra mạch máu. Nó giúp đề phòng xơ cứng động mạch và cao huyết áp, rất hữu hiệu với người bị bệnh xơ cứng động mạch não, nhồi máu cơ tim.
Đối với xương: Bên cạnh canxi, collagen chiếm 80% trong cơ cấu thành phần của xương. Nếu so sánh cấu tạo xương như một ngôi nhà thì canxi chính là xi măng, collagen là sợi sắt. Theo sự lớn dần cùng tuổi tác, collagen cũng bị suy yếu và lão hoá làm giảm tính đàn hồi, dẻo dai của bộ xương. Vì vậy bổ sung collagen giúp xương chắc khỏe hơn và phòng chống các bệnh như loãng xương, xốp xương.
Đối với sụn: Collagen chiếm 50% trong cơ cấu thành phần sụn. Thiếu collagen làm cho ma sát giữa các khớp xương lớn hơn, gây ra các biến dạng ở xương và sụn. Ngoài ra, collagen còn giúp phòng chống các bệnh như đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm và một số bệnh khác
Đối với mắt và giác mạc: Collagen tồn tại nhiều trong giác mạc và thuỷ tinh thể của mắt dưới dạng kết tinh. Thiếu collagen làm cho giác mạc hoạt động kém, thủy tinh thể mờ đi, gây ảnh hưởng đến thị lực của mắt.
Đối với tóc, móng chân tay: Collagen có trong chất sừng ở tóc, móng chân, móng tay và có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ hoạt động của chất sừng này. Do đó bổ sung collagen giúp hạn chế hiện tượng rụng tóc và móng chân, móng tay bóng mượt, chắc khỏe hơn.
Đối với nội tạng: Collagen cũng tồn tại trong nội tạng trong cơ thể người và có tác dụng giữ cho các bộ phận nội tạng luôn khỏe mạnh. Bổ sung collagen sẽ hỗ trợ hạn chế các bệnh về tim mach, gan, phổi…
Đối với việc kiểm soát cân nặng: Protein (chất đạm) là chất dinh dưỡng cung cấp những cảm giác no lớn nhất, lớn hơn cả carbohydrates và chất béo cho cùng một lượng calo tiêu thụ. Thực vậy, khi con người tiêu thụ một lượng protein (đạm) cao sẽ giảm thiểu được lượng thực phẩm cần ăn vào. Collagen chính là protein quan trọng trong cơ thể người. Vì thế bổ sung collagen rất tốt cho việc kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ thừa cân. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng rút ngắn thời gian phục hồi sau những nỗ lực vận động hay tập thể thao quá sức.
Cũng từ các kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Collagen Việt Nam, Công ty Collagen Việt Nam sản xuất 5 dòng nước uống collagen với các vị đào, dâu tây, nha đam, kiwi và việt quất. Loại nước này có các thành phần: collagen, axit amin, đường palatinose, taurine, nước ép trái cây nguyên chất, có tác dụng làm đẹp da, tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giữ gìn vóc dáng.
Theo PGS.TS Ngô Đăng Nghĩa (Viện Công nghệ sinh học và Môi trường – Đại học Nha Trang) – chủ biên đề tài nghiên cứu về nước uống collagen: với đặc trưng của một loại protein thì cơ thể người không thể hấp thụ toàn bộ lượng collagen bổ sung từ bên ngoài mà sẽ có sự đào thải ra khỏi cơ thể. Với hàm lượng 2.000mg collagen có trong 1.000ml nước uống collagen, người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm này hàng ngày như một loại nước giải khát hoặc nước uống thông thường.
Theo VNE
Video đang HOT
9 loại vỏ trái cây có tác dụng tốt với sức khỏe
Thông thường khi ăn trái cây, chúng ta thường bỏ lớp vỏ bên ngoài của chúng. Nhưng ít có ai ngờ tới được những lợi ích sức khỏe của vỏ các loại quả này mang lại cũng tốt không kém phần thịt quả chúng ta ăn.
1. Vỏ quả chanh thanh lọc cơ thể
Vỏ của quả chanh hơi đắng một chút, nhưng nó lại rất có giá trị với sức khỏe. Vỏ chanh hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm đau, cải thiện sự lưu thông máu và tăng cường hệ miễn dịch. Vỏ của các loại quả họ cam quýt rất giàu bio-flavonoit, vì vậy mà chúng có khả năng đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.
Trong vỏ của quả chanh cũng có hàm lượng canxi, vitamin cao vì vậy mà chúng giúp xương chắc khỏe. Không chỉ vậy, ăn vỏ chanh hàng ngày còn giúp làn da đẹp hơn.
2. Vỏ quả kiwi rất giàu chất chống oxy hóa
Có thể bạn không muốn ăn vỏ quả kiwi, nhưng có rất nhiều chất chống oxy hóa trong vỏ quả kiwi.
Vỏ quả kiwi là đặc biệt tốt cho sức khỏe, bởi nó rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Các thành phần có trong vỏ quả kiwi có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch và mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể.
3. Vỏ quả cam với nhiều công dụng hữu hiệu
Tinh dầu chiết xuất từ vỏ cam có thể được dùng trong hoặc dùng ngoài để làm dịu một số bệnh, dùng để bỏ vào dung dịch tẩy trùng, nước rửa chén vì chúng có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và giúp cho vết thương không bị nhiễm trùng.
Vỏ cam quýt rất hiệu quả trong việc điều trị ho đờm và dạ dày. Sau khi ăn bạn nên giữ lại vỏ cam quýt để phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Dùng nước hãm từ vỏ quýt hoặc cam để pha vào bồn tắm, đồng thời vắt thêm tinh dầu từ vỏ còn tươi trộn chung với muối tán mịn cho vào nước tắm sẽ giúp bạn ngủ ngon.
Xông mặt với tinh dầu vỏ cam, quýt với nước có tác dụng giảm thiểu những cơn đau đầu khó chịu. Ngoài ra, những món ăn có chế biến thêm vỏ quýt để đề phòng bệnh viên gan, do thành phần tinh dầu có trong vỏ quýt loại trừ hàm lượng: cholesterol LDL gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, hương thơm tinh dầu của vỏ cam quýt còn giúp giảm hiện tượng chướng bụng, đầy hơi và khắc phục tình trạng thiếu vi khuẩn.
4. Vỏ quả táo giàu chất chồng oxy hóa, thanh lọc cơ thể
Vỏ táo bao gồm chủ yếu là cellulose, có tác dụng thanh lọc cơ thể khỏi chất độc. Đây cũng là bộ phận chứa pectin một chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và làm giảm mức độ cholesterol có hại.
Vỏ táo giàu chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng giảm viêm đường tiêu hóa và chứa nhiều hợp chất hóa học có tên gọi flavanoid. Tất cả những chất này đều tốt cho tim. Vỏ táo chứa lượng flavanoid nhiều hơn sáu lần so với thịt táo và lượng chất chống ôxy hóa cũng cao hơn hẳn.
Ngoài vitamin và khoáng chất ra, vỏ táo cũng có tác dụng chữa bệnh.
5. Vỏ quả nho có tác dụng hiệu quả trong việc giảm huyết áp, bảo vệ tim mạch
Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho đỏ giàu polypenol giúp duy trì tình trạng tốt nhất cho hệ thống tim mạch. Một nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng resveratrol (là một chất chống lại sự xâm lược của nấm.
Chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 7 lần vitamin E) trong vỏ nho có tác dụng hiệu quả trong việc chống oxy hóa. Resveratrol không những chứa chất chống oxy hóa mà còn có thể phòng tránh được các bệnh tim mạch và các bệnh ung thư.
Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho tím còn chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp, thúc đẩy lipoprotein mật độ cao trong máu tăng lên, làm giảm lượng cholesterol có hại, bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, cellulose, pectin và sắt có trong vỏ nho có thể bù đắp dinh dưỡng trong chế độ ăn hiện nay. Các chuyên gia khuyên rằng nên ăn nho cả quả cùng với vỏ và hạt, cơ thể sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
6. Vỏ dưa chuột
Vỏ dưa chuột giàu dinh dưỡng, có khả năng giải nhiệt cho cơ thể. Ăn dưa chuột cả vỏ sẽ giúp bạn hấp thụ vitamin C có trong dưa tốt hơn, chất nhựa trong vỏ dưa cũng giúp tăng cường chức năng giải độc cho cơ thể.
Vỏ màu xanh của dưa chuột có chứa axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Những người thường xuyên bị đau họng có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.
7. Vỏ chuối
Trong vỏ chuối có chứa các thành phần hoạt chất để ức chế nấm và vi khuẩn. Vỏ chuối có thể điều trị nhiễm nấm do ngứa da. Ngoài ra còn có tác dụng thông mạch, nhuận tràng.
Vỏ chuối giã nát cho thêm nước gừng vào có thể chống viêm giảm đau, dùng vỏ chuối xoa lên chân tay có thể phòng bệnh nứt nẻ da mùa lạnh. Ngoài ra, vỏ chuối phơi khô nghiền bột có thể làm mỹ phẩm rất tốt.
8. Vỏ dưa hấu có tác dụng giải nhiệt rất tốt
Vỏ dưa hấu có thể làm tiêu tan cái nóng và giải khát, thanh nhiệt giải độc, vỏ dưa hấu tốt hơn ruột. Đông y dùng vỏ dưa hấu và nước ép dưa có tác dụng thanh nhiệt, tiêu tan muộn phiền, hạ huyết áp.
Ngoài ra vỏ dưa còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng, viêm thận.
9. Vỏ quả lê chữa vết loét sưng bên ngoài da
Vỏ lê có tính hàn vị chua, có tác dụng mát tim phổi, trừ hoả tiêu đờm. Dùng 30gr vỏ lê sắc nước uống có tác dụng tĩnh tâm nhuận phổi, chữa ho có đờm. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da. Vỏ lê tươi sắc nước uống nhiều lần có thể thanh độc tiêu viêm.
Theo PNO
Những thực phẩm "vàng" cho gan Chọn những loại thực phẩm "hợp ý" với gan sẽ có tác dụng cải thiện và hỗ trợ chức năng của gan trong cuộc sống đầy rẫy độc chất cùng với sự cám dỗ của...rượu, bia và khói thuốc. Có những lá gan khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể tràn trề năng lượng cũng như tăng cường sức khỏe tổng quát. Gan suy...