7 tác dụng của bưởi đối với sức khỏe bé yêu mẹ không nên bỏ qua
Không những tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển của răng lợi, tóc, bưởi còn mang lại rất nhiều giá trị sức khỏe cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Tác dụng của bưởi đối với sức khỏe của trẻ nhỏ
Bưởi là loại trái cây quen thuộc và thường được dùng làm món tráng miệng sau bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Chẳng những thế, bưởi còn được xem là loại thực phẩm “vàng”, bởi lẽ nó mang lại rất nhiều giá trị sức khỏe cho con người. Từng múi bưởi lại hàm chứa vô số loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Hơn thế nữa, loại quả này còn có beta-carotene, một dưỡng chất có lợi trong thực vật. Đồng thời, bưởi cũng là một nguồn dồi dào axit folic, chất này khá cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Hỗ trợ cho sự phát triển răng lợi ở trẻ
Bưởi được cho là rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa tình trạng ra máu chân răng ở trẻ. Hơn nữa, collagen có trong bưởi cũng góp phần hình thành nên lợi và đảm bảo răng mọc cân đối.
Ngoài ra, vitamin C trong bưởi cũng rất cần thiết trong điều trị vấn đề ra máu nướu và răng lung lay ở trẻ.
Bưởi giúp tăng cường khả năng miễn dịch
Sở dĩ bưởi mang đến tác dụng tuyệt vời này cho sức khỏe chính này là nhờ vitamin C có trong thành phần. Loại vitamin này là dưỡng chất chính yếu trong hoạt động của kháng thể, cũng như các tế bào miễn dịch.
Các vitamin C này cũng sẽ bảo vệ cơ thể bé khỏi sự xâm hại của virus hoặc vi khuẩn có hại. Việc sở hữu khả năng miễn dịch mạnh mẽ có thể là bước đầu giúp con bạn phòng chống được các loại bệnh cơ hội.
Ngăn ngừa thiếu máu và các biến chứng liên quan
Nếu tình trạng thiếu máu ở trẻ kéo dài sẽ dẫn đến việc cơ thể bé tăng nhạy cảm với vi khuẩn và các vấn đề nhiễm trùng hơn.
Trẻ em cũng là đối tượng khá dễ bị thiếu máu. Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo trẻ có đủ lượng huyết sắc tố để phòng ngừa các biến chứng liên quan đến thiếu máu như mệt mỏi, kệt sức, xanh xao, khó thở và thậm chí là tim đập nhanh.
Những vấn đề trên hoàn toàn có thể được giải quyết nhờ tác dụng của bưởi. Lý do là vitamin C trong loại quả này giúp cải thiện quá trình hấp thu và đồng hóa sắt trong cơ thể. Đây là khoáng chất giữ vai trò hình thành nên các tế bào máu. Hơn nữa, trong trường hợp trẻ buộc phải bổ sung sắt, bạn nên cân nhắc cho trẻ dùng kèm bưởi để tăng khả năng hấp thu.
Giúp tóc phát triển khỏe mạnh
Video đang HOT
Bạn có biết rằng bưởi là một nguồn dồi dào các chất dinh dưỡng “thân thiện” với tóc như kẽm, vitamin A, B1, C. Tất cả những dưỡng chất trên đều góp phần giúp trẻ mau mọc tóc. Thêm vào đó, các khoáng chất như canxi, lưu huỳnh, sắt cũng rất cần thiết để giữ cho tóc chắc khỏe.
Bưởi giúp cải thiện nhu động ruột, trợ tiêu hóa
Quả bưởi khá giàu chất xơ giúp duy trì nhu động ruột của trẻ hoạt động tốt. Do vậy mà việc tiêu thụ loại trái cây này thường xuyên sẽ giảm nguy cơ táo bón ở các bé. Hơn nữa, chất xơ cũng là yếu tố cần trong mỗi bữa ăn để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh.
Phòng ngừa béo phì ở trẻ
Ngày nay, việc tiêu thụ nhiều các loại thức ăn nhanh dễ khiến trẻ bị béo phì. Vấn đề đáng lo ngại này là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe con bạn về sau, nổi bật trong đó là các bệnh tim mạch, đái tháo đường…
Thật may mắn là việc tiêu thụ bưởi sẽ giúp trẻ có cảm giác no lâu hơn. Tác dụng này của bưởi đến từ thành phần chất xơ tự nhiên. Nhờ vào đó, trẻ sẽ hạn chế dùng các thực phẩm có nhiều đường và thức ăn nhanh. Từ đó mà vấn đề béo phì ở trẻ sẽ không còn là nỗi lo của mẹ nữa.
Bưởi giúp làm lành vết thương mau chóng
Điều này là nhờ vào các vitamin C trong bưởi giàu enzyme cofactor hoạt động như một tác nhân thúc đẩy sự tăng sinh collagen và protein, từ đó giúp các vết thương trên da nhanh chóng hồi phục hơn.
Bạn lưu ý rằng, việc phục hồi nhanh cũng khá quan trọng để duy trì cho cơ thể trẻ được khỏe mạnh.
Lưu ý khi cho trẻ sử dụng bưởi
Vốn là trái cây thuộc họ cam, quýt nên bưởi cũng có vị hơi chua. Điều này khiến cho trẻ nhỏ sẽ dễ bị đau dạ dày và tiêu chảy khi dùng. Bởi lẽ, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chưa kịp thích nghi với tính axit này. Do vậy, mẹ nên đợi đến khi trẻ được ít nhất 12 tháng tuổi mới đưa thực phẩm này vào chế độ ăn của bé.
Ở một số người, việc tiêu thụ trái cây họ cam, quýt cũng có thể bị dị ứng. Do đó, khi cho trẻ ăn bưởi, bạn chỉ nên cho con ăn từng chút một. Cần thận trọng quan sát xem liệu trẻ có xuất hiện các triệu chứng như nổi mề đay, khò khè hoặc phát ban sau khi ăn hay không?
Đối với trẻ từ 1 – 6 tuổi, chú ý không bổ sung quá 120 – 180 ml nước bưởi mỗi ngày. Nếu cho bé uống nước ép bưởi, bạn nên cho trẻ uống bằng ly thay vì cho vào bình sữa hay cốc tập uống cho bé (cốc mỏ vịt). Lý do đường trong nước bưởi có thể lắng đọng vào răng dẫn đến tình trạng sâu răng nếu để trẻ nhấm nháp lâu bằng bình.
Để làm loãng tính axit khi làm nước bưởi ép, bạn có thể thêm nước vào. Tỷ lệ thích hợp vào khoảng 3 phần nước bưởi pha cùng 1 phần nước.
Hy vọng rằng với những tác dụng của bưởi mà chúng tôi đã liệt kê ở trên, bạn có thể cân nhắc thêm loại thực phẩm này vào thực đơn của con mình.
Biết những điều này nhiều người sẽ không lười ăn rau
Ngoài các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, rau còn là nguồn cung cấp chất xơ quý gía. Chất xơ có tác dụng quét nhanh chất độc và cholesterol thừa ra khỏi ống tiêu hóa.
Rau quả là nhóm thực phẩm cung cấp các loại vitamin với số lượng cao và hấp thu tốt, như vitamin C, tiền vitamin A. Đặc biệt đó là nguồn cung cấp các chất xơ.
Nhóm này cũng cung cấp các loại muối khoáng như kali, canxi, magie... hấp thu tốt và có một lượng kháng sinh thực vật rất tốt. Rau có giá trị dinh dưỡng quan trọng là những chất khoáng kiềm, vitamin, và các chất xơ.
Ngoài ra, trong rau lá, rau củ quả còn chứa một số chất chống oxy hóa như chất pectin có tác dụng hấp thụ các độc tố để bài tiết ra ngoài.
Một số loại rau nhất là rau gia vị có tác dụng chữa bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật quý như hành, tỏi, tía tô...
Nguồn thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C là tham gia vào quá trình tạo keo (hình thành collagen), tổng hợp carnitin, tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, hoạt hóa các hormon, khử độc của thuốc, là chất chống oxy hóa, giúp hấp thu và sử dụng sắt, calci và acid folic.
Ngoài ra, vitamin C còn có chức năng chống lại dị ứng, làm tăng chức năng miễn dịch, kích thích tạo dịch mật và giải phóng các hormon steroid. Vitamin C cần cho chuyển đổi cholesterol thành acid mật, liên quan đến giải độc.
Nguồn thực phẩm giàu Beta carotene (tiền Vitamin A)
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A như các loại củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, dầu cọ và các loại dầu ăn khác. Theo các nghiên cứu gần đây, khi vào cơ thể tiền vitamin A sẽ được chuyển thành vitamin A (theo tỷ lệ 12:1 đối với hoa quả chín và 22-24: 1 đối với rau xanh).
Vitamin A là loại tan trong dầu, có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt, đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
Chỉ có thành phần tiền vitamin A trong rau củ, trái cây mới có khả năng phòng bệnh.
Kali
Kali thường được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm không chế biến, đặc biệt là rau và quả. Chế biến thực phẩm làm giảm lượng kali trong nhiều sản phẩm thực phẩm, và một chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và ít rau, quả tươi thường thiếu kali.
Nguồn thực phẩm giàu Folate
Mầm lúa mì có 178 g/100g là một trong những thực phẩm giàu folate nhất, tiếp theo là gan, thận và men bia. Rau và hoa quả cũng đóng góp một lượng lớn folate vào khẩu phần hàng ngày. Cam và nước cam có hàm lượng folate rất cao vì acid có trong cam bảo vệ folate không bị phân giải.
Những loại rau có hàm lượng folate rất cao là măng tây, cải xoăn, rau xanh, spinach. Những hoa quả có hàm lượng folate khá cao là dâu tây, lê, dưa hấu.
Đậu đỗ, lạc các loại hạt cũng là những thực phẩm có hàm lượng folate rất cao.
Sữa là thực phẩm có hàm lượng folate thấp (6 g/100ml).
Folate rất nhạy cảm với sự phân rã của nhiệt độ, tia cực tím hoặc oxy hoá. Trong quá trình nấu hoặc chế biến tỷ lệ mất có thể từ 50 - 90%, có khi là 100% khi nấu ở nhiệt độ cao và nhiều nước. Vitamin C trong thực phẩm giúp bảo vệ folate không bị phá hủy bởi quá trình oxy hóa.
Các loại đường trong rau quả
Đường đa phân tử hay còn gọi là glucid phức hợp (các loại đường đa phân tử - Oligosaccharid) ví dụ glycogen, tinh bột, chất xơ, có tác dụng làm giảm năng lượng và tăng thời gian hấp thu đường so với đường đơn hoặc đường đôi. Do đó, các loại đường đa phân tử không làm tăng gánh nặng sản xuất insulin của tuyến tụy, làm bình ổn vi khuẩn chí đường ruột và phòng chống bệnh sâu răng. Loại đường này có nhiều trong hoa quả, đậu tương, sữa...
Glucose: đường glucose tự do thường có một lượng rất nhỏ trong rau và hoa quả. Hàm lượng glucose trong một số thực phẩm như sau: mật ong 36,2%, chuối 4,7%, táo 2,5-5,5%, mận 1,4-4,1%.
Fructose: có mặt như là đường tự do có nhiều trong các rau, quả và mật ong. Fructose cũng là loại glucid tốt cho các bệnh nhân vữa xơ động mạch, các trường hợp rối loạn chuyển hoá lipid và cholesterol. Fructose đồng hoá tốt hơn các loại đường khác và có vị rất ngọt.
Các loại quả là nguồn fructose chính. Nguồn fructose tự nhiên quan trọng là mật ong, trong đó lượng fructose lên tới 37,1%. Hàm lượng fructose trong một số loại quả như sau: chuối 8,6%, táo 6,5-11,8%, mận 0,9-2,7%, mơ 0,1-3,0%, nho 7,2%...
Các loại đường tự do khác cũng có mặt trong các loại rau quả nhưng với số lượng không đáng kể.
Chất xơ
Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa đồng thời cũng là tác nhân tham gia thải loại các sản phẩm
Tại ruột già, một số chất xơ được lên men tạo ra những acid béo mạch ngắn, được hấp thu cũng góp phần cung cấp một ít năng lượng. Chất xơ còn hấp thụ một số chất có hại cho sức khoẻ.
Ngoài ra chất xơ còn có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, giảm các bệnh tim mạch, điều hòa đường huyết và làm giảm đậm độ năng lượng trong khẩu phần, được sử dụng cho người thừa cân - béo phì, người mắc các bệnh tim mạch. Chất xơ có nhiều trong rau, hoa quả, ngũ cốc (nhất là các loại hạt toàn phần), khoai củ.
Chăm chỉ bổ sung những thực phẩm này mỗi ngày, gan tự thải độc, cơ thể khỏe lên trông thấy Gan là cỗ máy thải độc cho cơ thể cũng là cơ quan dễ bị tổn thương nhất. Để hạn chế việc gan bị nhiễm độc bạn cần chú ý bổ sung những thực phẩm dưới đây. - Trà xanh Các nghiên cứu cho thấy, uống 5-10 cốc trà xanh mỗi ngày cũng giúp cải thiện gan. Trà đen dường như cũng giúp...