7 số liệu giới hạn sức khỏe quyết định tuổi thọ ngắn hay dài, hãy kiểm tra xem bạn có bị vượt ngưỡng an toàn hay không
Có rất nhiều dấu hiệu dễ bị chúng ta bỏ qua, nhưng thực tế đó lại chính là những yếu tố quyết định tình trạng sức khỏe cũng như tuổi thọ của bạn.
Cơ thể con người là một chuỗi các cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chỉ cần một cơ quan nào đó trong cơ thể phát sinh bất ổn thì cả hệ thống cũng bị ảnh hưởng theo. Mỗi người trong số chúng ta đều hi vọng bản thân khỏe mạnh trường thọ, nhưng làm thế nào để đoán biết được tuổi thọ của chính mình?
Dưới đây là một số giới hạn cảnh báo cho sức khỏe, nếu bạn không vượt qua những giới hạn này thì chứng tỏ bạn đang rất khỏe mạnh và cũng nằm trong số những người may mắn có tuổi thọ cao.
1. Chu vi vòng cổ: 35cm
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng và Chuyển hóa Hoa Kỳ cho thấy, những người có chu vi vòng cổ càng dày thì càng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu này còn đưa ra dự đoán rằng khoảng 10 năm tới, tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch sẽ ngày càng cao.
Để đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh, chu vi vòng cổ ở nữ giới không nên vượt quá 35cm.
Một nghiên cứu được trình bày tại Đại hội Hiệp hội Tim mạch Châu Á – Thái Bình Dương (APSC) năm 2019 cũng chỉ ra rằng, chu vi vòng cổ đưa ra dự báo một nhóm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Theo đó, để đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh, chu vi vòng cổ ở nam giới không nên vượt quá 39cm, và nữ giới không nên vượt quá 35cm.
2. Vòng eo: 80cm
Nếu hỏi các bác sĩ rằng mỡ xuất hiện ở bộ phận nào nguy hiểm nhất? Chắc chắn họ sẽ không do dự mà cho bạn biết vị trí đó chính là phần eo và bụng. Bởi cứ tăng 2,54cm vòng bụng thì nguy cơ ung thư sẽ tăng gấp 8 lần. Ngoài ra, lượng mỡ thừa ở phần này có thể làm tổn thương tuyến tụy và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác như huyết áp cao, rối loạn lipid máu, gan nhiễm mỡ, tiểu đường…
Cứ tăng 2,54cm vòng bụng thì nguy cơ ung thư sẽ tăng gấp 8 lần.
Vòng eo tự nhiên được đo từ khu vực giữa đỉnh xương hông và đáy khung xương sườn. Vòng eo có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy thuộc vào di truyền, kích thước khung và thói quen sống của mỗi người.
Chỉ số vòng eo tuyệt đối (đo vòng bụng ngang qua rốn hoặc ngang nơi to nhất) mà nam trên 90cm, nữ trên 80cm cũng là yếu tố nguy cơ cao của hội chứng chuyển hóa liên quan đến béo bụng và tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng đường huyết…
Video đang HOT
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Hoa Kỳ, nam giới có vòng eo trên 40 inch (101,6 cm) hoặc phụ nữ có vòng eo hơn 35 inch (88,9 cm) có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp cao và bệnh tim.
3. Cholesterol toàn phần: 5,18
Để hiểu rõ hơn về sức khỏe mạch máu, bạn cần làm xét nghiệm lipid máu. Nếu con số cholesterol toàn phần vượt quá 5.18 mà giá trị cholesterol tỉ trọng thấp (LDL-C) lại hiển thị tăng thì có nghĩa rằng các mạch máu trong cơ thể bạn đang “bật đèn đỏ” với nguy cơ đột quỵ ngày càng cao.
Trong trường hợp này, mỗi ngày bạn có thể ăn 2 tép tỏi để làm sạch mạch máu, ăn nhiều trái cây, tập thể dục thường xuyên để giúp bảo vệ mạch máu tốt hơn.
4. Nhịp tim: 100 nhịp/phút
Khi con người trong trạng thái nghỉ ngơi, nhịp tim thường ở trong khoảng 60-90 nhịp/phút. Nhưng nếu nhịp tim quá nhanh sẽ gây ra một số trở ngại cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nhịp tim tăng nhanh lâu ngày có thể xuất hiện hiện tượng kháng insulin, từ đó dẫn đến tăng huyết áp và đường trong máu. Nhịp tim tăng nhanh khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, áp lực lên các mạch máu lớn hơn và đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng xơ vữa động mạch trở nên trầm trọng hơn.
Nếu kiên trì tập thể dục trong khoảng 3 tháng trở lên, nhịp tim có thể giảm từ 4-5 nhịp/phút.
Để giảm nhịp tim, nên thường xuyên hoạt động thể chất bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu kiên trì tập thể dục trong khoảng 3 tháng trở lên, nhịp tim có thể giảm từ 4-5 nhịp/phút.
5. Nước uống mỗi ngày: không dưới 1,5 lít
Uống nước tưởng chừng như một chuyện vô cùng nhỏ nhưng nó đem lại lợi ích cực kỳ lớn cho cơ thể. Khi bạn cảm thấy khát nước có nghĩa rằng cơ thể bạn đã mất đi ít nhất 1% lượng nước. Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, thiếu nước lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về tim mạch, mạch máu não…
Nên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày, tuy nhiên chúng ta nên chia nhỏ mỗi lần khoảng 200-300ml nước, không nên uống quá nhiều trong cùng một lần để cơ thể hấp thụ tốt hơn.
6. Ngồi lâu: Không quá 60 phút
Một nghiên cứu của Úc cho thấy tác hại của việc ngồi một giờ đồng hồ tương đương với việc hút 2 điếu thuốc, có nghĩa là bạn đã mất đi 22 phút cuộc sống. Ngồi lâu, ít vận động sẽ làm máu lưu thông chậm, các hoạt động co bóp ở cơ tim yếu hơn. Tình trạng này lâu ngày có thể gây hiện tượng xơ cứng động mạch và bệnh mạch vành.
Do đó chúng ta nên đứng dậy tập thể dục khoảng 5 phút sau mỗi 30 phút ngồi yên một chỗ.
7. Thịt đỏ: Ăn không quá 0,5kg/tuần
Thịt đỏ là thịt có màu đỏ trước khi nấu, bao gồm thịt của các loài động vận có vú như lợn, bò, cừu, dê… Rất nhiều nghiên cứu từ các nước trên thế giới đã chứng minh rằng, lượng thịt đỏ nạp vào cơ thể càng nhiều thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao.
Lượng thịt đỏ nạp vào cơ thể càng nhiều thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy, ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ tử vong đối với 8 nhóm bệnh bao gồm ung thư, bệnh tim, bệnh hô hấp, bệnh tiểu đường, đột quỵ, Alzheimer, bệnh thận, bệnh gan.
Nghiên cứu này cũng đưa ra khuyến cáo rằng những người khỏe mạnh không nên ăn quá 0,5kg thịt mỗi tuần và tốt hơn hết nên kiểm soát con số này ở khoảng 0,3kg/tuần.
Ăn bột yến mạch để giảm mỡ máu như tin đồn trên mạng, người đàn ông đối mặt với tình trạng tăng acid uric trong máu
Sau khi ăn bột yến mạch và bỏ uống thuốc do bác sĩ kê đơn, vài tháng sau tái khám, tình trạng rối loạn lipid máu của anh Trung không giảm.
Bác sĩ Vương Tông, khoa tim mạch, bệnh viện National Taiwan University Hospital, chia sẻ về trường hợp anh Trung (40 tuổi) sống tại Đài Loan.
Anh Trung mắc bệnh rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu) nhưng không muốn uống thuốc, nghe tin đồn trên mạng về việc ăn bột yến mạch giúp giảm mỡ máu nên anh Trung đã nghe theo. Sau khi ăn bột yến mạch và bỏ uống thuốc do bác sĩ kê đơn, vài tháng sau tái khám, tình trạng rối loạn lipid máu của anh Trung không giảm, ngược lại anh còn đối mặt với nguy cơ sức khỏe khi tăng acid uric trong máu.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, có những tin đồn thất thiệt đang lan truyền trên mạng, chẳng hạn hiến máu không những giúp gia tăng quá trình trao đổi chất mà còn giảm mỡ máu. Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan gần đây đã bác bỏ tin đồn khi nêu trường hợp một người đàn ông nặng 65kg, có tổng lượng máu là 5000 ml, mỗi lần hiến máu khoảng 500ml thì lượng chất béo trong máu chỉ giảm khoảng 1 gam.
Cơ quan Y tế Quốc gia thông tin thêm, nếu mỡ máu của những người hiến máu quá cao, huyết tương sẽ có màu trắng sữa thì lượng máu từ nhóm người này rất khó sử dụng và cần phải xử lý đặc biệt, nếu không sẽ gia tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu ở người nhận.
Ngoài hiến máu, ăn bột yến mạch, uống trà xanh đều là những lời đồn thất thiệt liên quan đến việc hỗ trợ giảm mỡ máu. Bác sĩ Vương Tông giải thích: "Hiến máu, ăn yến mạch, uống trà xanh đều không hiệu quả trong việc giảm mỡ máu. Uống trà xanh chỉ có thể làm giảm tối đa lượng cholesterol xấu, ăn bột yến mạch chỉ giảm mỡ máu rất thấp và bột yến mạch sẽ làm tăng axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút và ảnh hưởng đến chức năng thận".
Bác sĩ Vương Tông khuyến cáo, muốn giảm mỡ máu thì bệnh nhân cần tuân thủ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bởi điều này an toàn và mang đến hiệu quả cao hơn so với bất cứ thực phẩm nào. Các phương thuốc đã được chuyên gia y tế nghiên cứu trong thời gian dài, nó có thể làm giảm lượng cholesterol trong gan thận và phục hồi sức khỏe các mạch máu.
Bác sĩ Vương Tông chỉ ra, nghi vấn của nhiều bệnh nhân hiện nay là uống thuốc trong thời gian dài sẽ làm tổn thương gan, đây được xem là quan niệm sai lầm thường gặp của bệnh nhân. Theo nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân rối loạn lipid máu sau khi sử dụng thuốc điều trị, chỉ số gan bị tổn thương dưới 2%. Ngoài ra, do sử dụng thuốc kiểm soát cholesterol trong thời gian dài sẽ làm giảm lượng cholesterol trong gan, đồng thời giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim giúp kéo dài tuổi thọ.
Bác sĩ nhắn nhủ, những người rối loạn lipid máu cần kiểm soát chế độ ăn uống từ 3 - 6 tháng, giảm cân điều độ, nếu tình trạng không cải thiện thì cần đến cơ sở y tế điều trị mới có cơ hội phục hồi sức khỏe mạch máu.
Các biểu hiện bên ngoài của tăng lipid máu
Cung giác mạc: Màu trắng nhạt, hình vòng tròn hoặc không hoàn toàn, định vị quanh mống mắt. Dấu hiệu này thường có giá trị đối với người dưới 50 tuổi.
Ban vàng: Nằm ở mí mắt trên hoặc dưới, khu trú hoặc rải rác.
U vàng gân: Nằm ở gân duỗi của các ngón, gân gót chân và vị trí các khớp đốt bàn ngón tay.
U vàng dưới màng xương: Tìm thấy ở củ chày trước, trên đầu xương của mỏm khuỷu, ít gặp hơn u vàng gân.
U vàng da: Nằm ở khuỷu hay đầu gối.
Dạng ban vàng lòng bàn tay: Phân bố ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.
Các biểu hiện trên nội tạng của tăng lipid máu
Xơ vữa động mạch: đây là biểu hiện thường gặp nhất và cũng là biểu hiện đáng lo ngại nhất của tăng lipoprotein. Tình trạng này thường là không biết rối loạn lipid máu trước đó và có thể kèm theo các yếu tố nguy cơ khác như thuốc lá, đái tháo đường. Tổn thương động mạch tại tim gây nhồi máu cơ tim hay bệnh tim thiếu máu cục bộ, tại não gây nhồi máu não với biểu hiện nói đớ, yếu liệt tay chân,...
Nhiễm lipid võng mạc: thấy được khi soi đáy mắt, gặp trong tình huống triglycerides máu cao.
Gan nhiễm mỡ: từng vùng hoặc toàn bộ gan, phát hiện qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp, thường kèm tăng triglycerides máu.
Viêm tụy cấp: Thường gặp khi triglycerides trên 10 gam/L, bệnh nhân đau bụng dữ dội, nôn ói nhiều, đôi khi kèm theo sốt.
8 bí quyết ăn uống khiến người Nhật Bản gầy nhất thế giới Không chỉ giữ kỷ lục về tuổi thọ, Nhật Bản còn được coi là quốc gia gầy nhất trên thế giới vì chỉ có 3% cư dân bị béo phì. Các hướng dẫn chế độ ăn uống do Chính phủ Nhật Bản đưa ra vào năm 2000 - gọi là chế độ ăn "con quay" đã giữ cho dân số Nhật Bản khỏe...