7 sai lầm thiết kế nhà không gian mở
Thiết kế nhà không gian mở được lựa chọn cho các căn hộ chung cư diện tích vừa và nhỏ. Tuy nhiên, trong thiết kế nhà không gian mở có những sai lầm phổ biến.
Không có điểm nhấn
Thiết kế nhà không gian mở thường mắc sai lầm là không có điểm nhấn, khiến không gian trở nên lộn xộn và mờ nhạt, khi mắt người nhìn không bị thu hút bởi bất cứ thứ gì.
Ảnh minh họa: Free Space Intent.
Thông thường, sofa được sử dụng như một vật cố định thị giác tự nhiên vì kích thước của chúng lớn trong phòng, nhưng không phải lúc nào cũng nên như vậy. Bạn có thể chọn một tác phẩm nghệ thuật kích thước lớn hoặc sơn màu bức tường cho nổi bật.
Đặc biệt, khi decor nhà, nên lưu ý sự hài hòa màu sắc giữa đồ nội thất, thiết bị… với điểm nhấn thị giác ở trên. Chúng có sự tương đồng về màu sắc, chất liệu, kết cấu hoặc chủ đề không là điều bạn cần lưu tâm.
Không “vạch ranh giới” giữa các khu vực
Nếu một căn hộ thiết kế không gian mở nhưng không xác định ranh giới các khu vực khác nhau như bếp, phòng khách… căn hộ sẽ trở nên rất lộn xộn và vô tổ chức. Điều này không chỉ đơn thuần là yếu tố thị giác. Việc phân định các khu chức năng khác nhau là một cách để tạo ra không gian sống thiết thực. Nó cũng giúp mang lại sự riêng tư cho những khu vực như phòng làm việc, phòng ngủ…
Trong khi việc thiết kế nhà không gian mở hạn chế sử dụng tường, bạn có thể sử dụng thảm, gạch nền khác màu, hoặc xử lý trần, dùng đèn khác loại… để phân biệt không gian.
Ảnh: DC Vision Design.
Ví dụ, bạn đặt bàn ăn hình chữ nhật trong phòng ăn, bàn cafe tròn cho phòng khách, hoặc chọn đèn chùm phong cách cổ điển cho phòng khách, trong khi dùng đèn treo, đèn thả dây… cho phòng ăn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các tấm kính, rèm hay giá đỡ – những sản phẩm này giúp bạn có thể nhìn xuyên qua các khối chức năng khác nhau – trong khi vẫn mang lại sự riêng tư cần thiết.
Video đang HOT
Quá nhiều phong cách thiết kế nội thất
Áp dụng quá nhiều phong cách nội thất khác nhau cho một không gia mở sẽ không đem lại cảm giác thống nhất về mặt hình ảnh cho căn hộ.
Tốt nhất, bạn nên chọn một phong cách cụ thể và bám lấy nó khi decor nhà. Đương nhiên, sự an toàn này cũng có thể khiến nhà bạn trở nên nhạt nhẽo, nhàm chán nếu như không có đôi chút sự sáng tạo và hòa trộn phù hợp.
Sử dụng nhiều loại vật liệu sàn khác nhau
Sử dụng các vật liệu lát sàn khác nhau cho các khu vực khác nhau trong một không gian mở có thể ngôi nhà rời rạc.
Việc sử dụng một vật liệu lát sàn duy nhất giúp kết nối các không gian lại với nhau, tạo ra luồng thị giác tốt hơn và đem lại cảm giác rộng rãi. Thêm vào đó, bạn sẽ thấy việc làm sạch sàn dễ hơn.
Trong trường hợp lo lắng về tính thực tế của việc sử dụng một loại vật liệu cho cả sàn, bao gồm sàn bếp, bạn có thể thay thế vật liệu lát sàn phòng bếp (ví dụ thay vì lát gỗ, bạn lát đá).
Chỉ có một nguồn chiếu sáng
Không gian mở có thể là một không gian duy nhất, nhưng tuyệt đối không nên dựa vào một nguồn chiếu sáng duy nhất. Điều này không chỉ khiến nhà bạn thiếu ánh sáng, mà còn làm giảm diện tích nhà bạn.
Cần phải phân nguồn sáng làm các tầng khác nhau. Bạn nên bắt đầu với nguồn sáng chung (đèn mắt trâu xung quanh căn phòng, đèn âm tường… ), sau đó đến đèn chiếu sáng theo điểm (ví dụ đèn hắt cho tranh) để làm nổi bật các ngóc ngách nhất định. Sau đó, có thể thêm đèn bàn, đèn tường, đèn đứng… làm điểm nhấn.
Không tính tới nhu cầu lưu trữ
Bỏ quên nhu cầu lưu trữ là một sai lầm phổ biến với hầu hết các chủ nhà chưa có kinh nghiệm, khi thiết kế nhà không gian mở.
Khi thiết kế các khu vực lưu trữ, nên thiết kế kịch trần, áp vào tường để tạo ra một không gian liền mạch cho căn nhà. Ảnh: Akihaus.
Giải pháp hiệu quả cho vấn đề này là bạn nên sử dụng đồ nội thất có chức năng kép, ví dụ như ghế sofa có ngăn chứa bên dưới, bàn cafe có ngăn kéo… Bằng cách đó, bạn có không gian lưu trữ đồ, nhưng chúng không bị lộ ra bên ngoài không gian mở.
Không chừa lối đi
Chúng ta thường không lưu ý về lối đi cho đến khi sống trong không gian đó, dù nó là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc tạo ra một căn hộ tiện ích, hiệu quả và đem lại cảm giác thoải mái.
Trong sơ đồ mặt bằng của bạn, hãy thử đánh dấu vị trí các đồ được đặt cố định như vị trí của tivi, bếp, tủ… sau đó đặt các đồ còn lại vào các vị trí, sao cho đảm bảo không gian di chuyển giữa các vị trí, ít nhất là 60-70 cm. Cần đảm bảo đồ đạc không gây ra bất cứ sự cản trở nào cho việc di chuyển, đặc biệt ở các khu vực có kết nối trực tiếp như bếp đến bàn ăn.
Căn hộ nhỏ chỉ 31m siêu ấn tượng nhờ áp dụng quy hoạch thông minh, đầy đủ không gian cần thiết
Dù căn hộ có diện tích như thế nào thì điều quan trọng vẫn chính là mang đến sự đầy đủ và tiện nghi cho cuộc sống của mọi người.
*GIẢI PHÁP NHÀ NHỎ là series bài viết mang đến cho độc giả kinh nghiệm tối ưu diện tích, giúp bạn tự tin sở hữu không gian khiêm tốn nhưng vô cùng tiện ích, hiện đại và đẹp cuốn hút.
Căn hộ với diện tích vỏn vẹn 31m này làm thế nào để nhanh chóng đón nhận được sự yêu thích của mọi thành viên trong gia đình? Điều đó không quá khó với kiến trúc sư.
Điều đầu tiên mà anh chú trọng chính là thiết kế các khu vực chức năng cần thiết, quy hoạch thông minh, bố trí các không gian lưu trữ và mọi thứ trong nhà đều được bày biện hết sức đơn giản. Đây cũng chính là mẫu nhà yêu thích của hầu hết mọi người trên thế giới.
Căn hộ với tông màu trung tính, trắng và xám nhưng có một số điểm nhấn đen và vàng như những chiếc đèn, những đồ đạc, vật dụng trang trí giúp không gian trở nên bắt mắt hơn. Dù bất kỳ khu vực nào cũng đều có giới hạn về diện tích nhưng cách sắp xếp và bố trí chúng lại có sự liên kết hài hòa và liền mạch tạo nên sự ấm cúng và thuận lợi trong sinh hoạt.
Căn hộ với chất Bắc Âu đậm nét bởi sofa và sơn tường.
Không gian màu trung tính xám - trắng vẫn trở nên thanh lịch và hiện đại bởi điểm nhấn khéo léo từ màu đen và vàng.
Từng góc nhỏ được bố trí hợp lý, hài hòa.
Căn hộ có những điểm nhấn từ vật dụng kim loại nên trông khá sang trọng và bắt mắt. Khu vực phòng bếp màu trắng cũng nhờ những điểm nhấn như thiết bị, nồi, khay và các vật dụng khác để tăng thêm sức sống. Các nhà thiết kế cũng khéo léo sử dụng ý tưởng sáng tạo giúp khu vực này luôn tràn ngập ánh sáng và sự rộng rãi, đó chính là liên kết bởi cửa sổ của phòng ngủ với nơi nấu nướng.
Khu vực bếp nấu nhỏ gọn.
Không gian vẫn ngập tràn ánh sáng nhờ thiết kế sáng tạo với bức tường kính liền với khu vực nghỉ ngơi.
Góc ăn uống nhỏ xinh, đẹp mắt với màu tương phản đen - trắng.
Không gian nghỉ ngơi lại được tiết chế việc sử dụng đồ đạc. Đồ trang trí bằng kim loại và đèn mặt dây chuyền làm cho không gian trở nên ấm cúng, gần gũi hơn.
Không gian nghỉ ngơi vừa đủ riêng tư và êm ái. Khung cửa sổ vừa là giải pháp lấy sáng cho phòng ngủ và phòng bếp vừa giúp mọi người nghỉ ngơi luôn cảm nhận được sự liên kết với thế giới bên ngoài. Tinh thần vì thế luôn trở nên sảng khoái và thư giãn sau một giấc ngủ yên tĩnh.
Phòng tắm với thiết kế theo phong cách laconic, gạch lát sàn và các điểm nhấn nhẹ nhàng từ vật dụng đã tạo nên vẻ đẹp nổi bật cá tính. Từng nét chấm phá cùng sự sắp đặt đã mang đến nhiều bất ngờ cho không gian nhỏ.
Căn hộ dù có diện tích nhỏ nhưng phòng tắm luôn được chú trọng bố trí đầy đủ công năng, mang lại sự thoải mái và thuận tiện trong quá trình sử dụng hàng ngày của mọi người trong gia đình.
Cô gái cải tạo phòng theo phong cách "blackpink", dân tình rần rần xin link chiếc sofa "black panther" không đụng hàng Phương Anh đã cải tạo thành công căn hộ 15m2 với tông màu đen khá kén người. Nguyễn Phương Anh là cô nàng từng nhiều lần khiến cư dân mạng phải trầm trồ với những màn cải tạo nhà siêu chất của mình. Dù chỉ là dân nghiệp dư nhưng cô đã chứng tỏ năng khiếu "không phải dạng vừa đâu" bởi động...