7 quán bánh tráng nướng giòn tan, nóng hổi cho ngày mưa Đà Lạt
Những ngày mưa lạnh, thưởng thức các món ăn nóng hổi sẽ là lựa chọn ưu tiên của nhiều du khách. Trong đó, bánh tráng nướng là đặc sản không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt (Lâm Đồng).
Bánh tráng nướng Dì Đinh: Nổi tiếng với đặc sản bánh tráng nướng trứ danh ở thành phố sương, quán thu hút thực khách bao năm nay nhờ hương vị thơm ngon, đậm đà. Ở đây có hai loại bánh khiến thực khách “ghiền” nhất là gà bò phô mai và dẻo cút phô mai. Tuy khá đông vào chiều tối, song quán có 6 lò nướng nên phục vụ tương đối nhanh. Địa chỉ: 26 Hoàng Diệu. Ảnh: Munchinmelon, gogofindfood.
Gây ấn tượng với thực khách bởi lối bán hàng có phần khó tính, quán “bà chửi”là địa chỉ thưởng thức bánh tráng nướng nổi tiếng, lâu đời ở Đà Lạt. Quán có 3 hương vị chính là phô mai, pate, mayonnaise, được nướng kèm cùng các nguyên liệu chà bông, xúc xích, mỡ hành… Đây là địa chỉ không thích hợp đi nhóm đông người, bởi quán ở ngoài lề đường, khá đông và đợi lâu. Địa chỉ: 61 Nguyễn Văn Trỗi.
Ảnh: Spei.t, normaltus.
Video đang HOT
Bánh tráng nướng cô Mai: Với mức giá từ 28.000 đồng/bánh, nơi đây là địa điểm được thực khách đánh giá là mắc nhất Đà Lạt. Tuy nhiên, chất lượng bánh sẽ không làm bạn thất vọng vì có nhiều nguyên liệu đi kèm như gà xé, chả, xúc xích, phô mai, khô bò… được nướng đều tay, vừa ăn. Bánh ở đây còn được biến tấu thêm xoài bào, mang lại cho bạn vị chua lạ miệng. Địa chỉ: 1/11 Nhà Chung.Ảnh: Bungmoanchoi, hetagram_._.
Bánh tráng nướng Minh Châu là địa điểm có thâm niên bán bánh tráng nướng lâu đời ở Đà Lạt. Quán khá nhỏ, song nơi đây vẫn tấp nập thực khách lui tới từ xế chiều đến tối muộn. Để tạo ra một chiếc bánh thơm ngon, giòn rụm đòi hỏi sự khéo léo, lật bánh đều tay của người bán. Quán phục vụ đa dạng hương vị như phô mai, bò khô, chà bông… cho bạn lựa chọn. Địa chỉ: 34 Bùi Thị Xuân. Ảnh: Asian.foodholics, doiratngon.
Bánh tráng nướng Nguyễn Văn Trỗi: Về nguyên liệu, bánh tráng nướng ở đây không khác nhiều so với những quán khác. Tuy nhiên, với sự sáng tạo, quán pha chế thêm nước sốt me chua ngọt ăn kèm với bánh, tạo cho thực khách cảm giác không bị ngấy. Quán khá đông vào cuối tuần, bạn nên đến sớm để không phải chờ đợi lâu. Địa chỉ: 96 Nguyễn Văn Trỗi. Ảnh: Bubuchacha.saigon, daucungduoc.
Nếu bạn là tín đồ của ăn vặt, Bánh tráng nướng cô Hoa sẽ là gợi ý tuyệt vời. Ngoài bánh tráng nướng, quán còn phục vụ các món như bò bía, bánh tráng trộn, xắp xắp, bánh bèo… Với mức giá từ 15.000-30.000 đồng, bạn có thể ăn uống thoải mái khi đến đây. Địa chỉ: 56 Thông Thiên Học. Ảnh: Mychaii, miusfoodmaps.
Bánh tráng nướng chợ đêm: Có nhiều quầy bánh tráng bánh nướng ở chợ đêm Đà Lạt, đa số bánh ở đây đều được thực khách mua mang đi. Bánh khá to, nhiều nguyên liệu ăn kèm như xúc xích, phô mai, hành phi, khô bò… Mỗi phần bánh tráng có giá khoảng 25.000 đồng. Bạn có thể chia đôi chiếc bánh để ăn hai người, nếu muốn giữ bụng để khám phá thêm nhiều món ăn khác. Ảnh: Xoxinhh, food.travel___.
Theo Zing
Cách làm mì Quảng
Mì Quảng là một món ăn nổi tiếng và đặc trưng của vùng đất Quảng Nam.
Một tô mì Quảng luôn không thể thiếu được một ít lạc rang rắc vào cho bùi bùi, và vài miếng bánh tráng nướng (ở miền Bắc gọi là bánh đa). Các loại rau sống ăn cùng cũng rất đa dạng, nói chung là cũng đủ cả, tùy theo sở thích của người ăn, gồm rau diếp, ngò, húng quế, tía tô, hành lá, diếp cá, cải cay baby, rau muống chẻ, hoa chuối, giá đỗ,..
Mì Quảng là một dạng mì trộn chỉ với một ít nước chan đậm đà chứ không phải là tô mì nhiều nước ngập sợi mì như các món bún mì khác. Nước trộn này được đặc trưng bởi mùi thơm cay nồng của sả, màu đỏ vàng của sa tế và nghệ. Khi ăn người ta hay pha thêm bát nước mắm tỏi ớt đường để trộn thêm, nhưng với Linh thì tô mì thường đã quá đậm đà rồi. Nước mì thơm nồng cay cay vị sả, sa tế, thêm chút bùi bùi của lạc và bánh đa. Món này thiếu vị cay thì sẽ không còn ra hương vị đặc trưng nữa, vì thế thật tiếc là các bé sẽ không ăn được.
Cuối cùng là Linh muốn học thử cách nấu món mì Quảng gà để thỉnh thoảng làm cho gia đình ăn, và đây là cách mà Linh đã học được từ em nhân viên dễ thương của mình.
Nguyên liệu:
Gà ta 1/2 con (tốt nhất là gà mái, thịt săn chắc ăn sẽ ngon hơn), chặt miếng nhỏ vừa ăn 6-7 cây sả , rửa sạch, thái nhỏ vừa để giãớt tươi (tùy theo độ cay bạn muốn ăn)1 củ tỏi, bóc vỏ3 củ hành tím, bóc vỏ Nghệ (tươi hoặc bột nghệ)1/2 hũ sa tế tôm.Trứng chim cút, luộc chín Các loại rau sống: cải xanh baby, rau diếp, diếp cá, tía tô, ngò rí, hành lá, húng quế, rau chuối, vv...Nước mắm, hạt nêm, ớt tươi Chanh tươiLạc (đậu phộng) rang, bánh đa (bánh tráng nướng)
Cách làm:
Giã chung sả, tỏi, hành tím, ớt, nghệ cho dập nát.Ướp thịt gà 3-4 tiếng với hỗn hợp trên, cùng sa tế, nước mắm hoặc hạt nêm. Phần ướp này bạn có thể ướp nhiều mắm muối cho thịt gà được ngấm đậm đà, vì lúc sau chúng ta sẽ cho thêm nước dùng. Lưu ý là nước mì Quảng là kiểu nước trộn nên không nên nấu nhạt quá, lúc chan vào mì sẽ bị mì và rau sống làm nước nhạt hơn.Cho gà đã ướp vào nồi, nấu tới khi gà chín săn lại, nước gần cạn hết.Cho thêm nước sôi vào, thả thêm sả cây, nấu lửa nhỏ vừa phải khoảng 20-30 phút nữa.Trứng chim cút luộc chín, có thể cho vào nồi thịt gà nấu cùng luôn hoặc để riêng.Trụng mì vào nước sôi, chia mì ra bát. Chan nước dùng, rắc lạc rang. Thưởng thức mì khi nóng cùng với các loại rau sống, bánh đa nướng.
Ghi chú thêm:
Để làm Mì Quảng "tròn vị" và ngon nhất, bạn có thể ướp thịt bằng củ nén (hành tăm) và xào thịt bằng dầu phộng. Bạn có thể mua các gia vị / nguyên liệu đầy đủ cho Mì Quảng ở chợ Bà Hoa ở Tân Bình (TP.HCM), dầu phộng thì có bán trong siêu thị Co.op Mart và thi thoảng ở đây cũng có củ nén
Theo kokotaru.com
Đủ loại sắc thái của các món bánh nướng đường phố trên thế giới ngay tại Sài Gòn Bánh nướng đường phố có lẽ là một trong những loại street food phổ biến và được yêu thích nhất, ở Sài Gòn cũng có nhiều các loại bánh nướng cho bạn thử đấy. Trong một ngày buồn miệng, thèm ăn cái gì đó nhè nhẹ, vui miệng thì chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến những món bánh nướng hấp dẫn nóng...