7 phong tục đón Giáng sinh kỳ quặc nhất trên thế giới
Mặc dù Giáng sinh là một dịp lễ lớn, được tổ chức ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới nhưng mỗi quốc gia lại có một cách chào đón ngày lễ này khác nhau, để phù hợp với văn hóa và phong tục riêng.
Không ít trong số đó khá “kỳ quặc” đấy nhé:
Ăn thực phẩm đang phân hủy ở Greenland, Đan Mạch
Không phải toàn bộ người dân Đan Mạch đều có phong tục này. Chính xác hơn, đó là một vùng đất lạnh lẽo thuộc Đan Mạch, phía bắc Đại Tây Dương. Người dân ở đây có thói quen ăn Mattak – da ca voi sông va mơ ca voi. Nhưng món ăn đặc biệt nhất chỉ dành cho ngày lễ Giáng sinh chính là Kiviak – chim non boc trong da hai câu, đem chôn trong vong vai thang va ăn ngay trong thơi ky chung đang phân huy. Nghe có vẻ không được hấp dẫn lắm phải không?
Diễu hành với những chiếc sọ ngựa ở Wales
Mari Lwyd là một phong tục ở South Wales, nơi một dân làng diễu hành quanh thành phố với mảnh vải/giấy lớn trùm quanh người, trên đầu là chiếc sọ ngựa có thể nhìn qua được. Những chiếc sọ này được trang trí với những dải ruy băng sặc sỡ, những chiếc chuông leng keng vui tai. Nhưng hình ảnh này thì không dễ thương như chúng ta thường thấy trong Giáng sinh chút nào.
Người Trung Quốc tặng nhau táo
Là dân tộc đông dân nhất trên thế giới nhưng thực tế người Trung Quốc biết rất ít về Giáng sinh, thậm chí không có truyền thống đón Giáng sinh vì chỉ 1% dân số là người theo đạo Cơ đốc. Điều thú vị là đây là xưởng sản xuất những cây thông noel và đồ trang trí noel lớn nhất cho cả thế giới.
Mặc dù vậy, vì là một dịp nghỉ lễ thú vị nên Giáng sinh vẫn được tổ chức một cách rộng rãi ở Trung Quốc, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Vào ngày này, người ta thường tặng nhau những trái táo. Nguyên do là bởi phát âm “đêm Giáng sinh” trong tiếng Trung là Ping An Ye khá tương đồng với từ “trái táo” là Ping Guo.
Giấu chổi ở Nauy
Người Nauy có một “nỗi sợ” đặc biệt, đó là sợ phù thủy và những linh hồn xấu xa. Bởi thế, vào ngày lễ Giáng sinh, họ thường có tập tục giấu những cây chổi đi, vì cho rằng như thế thì các phù thủy sẽ không thể phát hiện và sử dụng chúng được.
Trong đêm Giáng sinh, thay vì ra đường vui chơi như Mỹ hay Phần Lan thì phụ nữ Nauy thường ẩn mình trong nhà còn đàn ông thì ra đường và bắn súng chỉ thiên để xua đuổi tà ma.
Đi ăn gà rán vào Giáng sinh như người Nhật
Cũng giống như người Trung Quốc, người Nhật không có nhiều khái niệm về Giáng sinh. Tuy nhiên vì đây là một dịp lễ lớn trên toàn thế giới nên người Nhật cũng vui vẻ hưởng ứng. Ơ đây, ngươi dân tin răng ông gia Noel hay con goi la Santa Kurohsu theo tiêng Nhât, co môt măt sau gay đê dom ngo nhưng tre hư, con banh Noel thi thương đươc lam tư bot biên, kem va dâu.
Đặc biệt, những năm gần đây ở Nhật Bản xuất hiện một “truyền thống” kỳ quái, đó là đón Giáng sinh ở tiệm KFC. Có lẽ do tác động của những quảng cáo của hãng thức ăn nhanh mang thương hiệu Mỹ này mà người Nhật gắn Giáng sinh với những xô gà rán Kentucky chăng?
Video đang HOT
Trượt patin ở Venezuela
Ở Venezuela, bạn phải đến nhà thờ vào đêm Giáng sinh bằng giày trượt patin hoặc ván trượt mới đúng đạo. Thậm chí, nước này còn coi đây như một tục lệ không thể bỏ qua bằng cách cấm các phương tiện giao thông lưu thông trên đường cho đến 8h sáng hôm sau, để đảm bảo cho tất cả mọi người đều được trượt patin một cách thoải mái và an toàn.
Trong khi đó, vào đêm Noel, trẻ em ở nước này trước khi đi ngủ sẽ buộc một sợi dây ở ngón chân cái và nối với cửa sổ. Những người đi lễ về ngang qua sẽ giật sợi dây để đánh thức bọn trẻ.
Phụ nữ độc thân ở Czech dự đoán tương lai bằng việc ném giày
Giáng sinh là dịp đặc biệt với những cô gái còn FA ở Czech. Các cô gái tin rằng, việc đứng quay lưng vào cổng nhà và ném giày qua vai sẽ dự đoán được đường tình duyên của mình trong năm tới. Nếu như mũi giày quay vào cửa thì xin chúc mừng, năm tới bạn sẽ tìm được người thương hay thậm chí là đi đến hôn nhân. Nhưng nếu mũi giày quay ra ngoài thì “chúc bạn may mắn lần sau”.
Theo thanhtra.com.vn
'Nổi da gà' với những bộ tộc săn đầu người trên thế giới
Săn đầu người đã trở thành một nghi thức cúng tế không thể thiếu được ở các bộ tộc xưa, được tiến hành để chứng minh sức mạnh của người đàn ông, để tước đoạt quyền lực của đối thủ, biến người đó thành nô lệ ở thế giới bên kia. Dưới đây là 10 bộ tộc từng săn đầu người nổi tiếng trong lịch sử.
10. Bộ tộc Maori
Những người định cư ở Polynesia này được gọi với cái tên khác là Maori đã tạo ra ngôn ngữ và văn hóa riêng của mình. Họ đã hình thành các nhóm bộ lạc dựa theo phong tục của quần đảo, và ở các bộ lạc này, dần hình thành nên nền văn hóa chiến binh mạnh mẽ.
Ảnh: Gottfried Lindauer
Kết quả là phong tục săn đầu người đã xuất hiện trong các cuộc tấn công và chiến tranh. Sau khi tiêu diệt kẻ thù, người Maori sẽ bảo vệ cẩn thận thủ cấp của đối thủ bằng cách loại bỏ não, mắt, bịt kín miệng, lỗ mũi và sau đó hun phần đầu qua lửa, bước cuối cùng là để phơi ngoài nắng. Làm như thế để các hình xăm và các đặc điểm khuôn mặt của nạn nhân vẫn có thể nhận ra được và như vậy, những chiếc đầu đã trở thành những chiếc cúp lưu niệm đặc biệt.
Tộc người Maori là một trong những bộ tộc nổi tiếng nhất từng tham gia cả hai việc đó là săn đầu và ăn thịt đối thủ.
9. Bộ tộc Sumba
Người Sumba sinh sống ở một hòn đảo rất nhỏ ở Sumba, Indonesia. Người ở các bộ tộc Sumba phương Đông và phương Tây đều tham gia vào việc săn đầu người vì nhiều lý do khác nhau. Các cư dân ở bộ tộc phương Đông săn đầu người phần lớn để thể hiện cuộc chinh phục lãnh thổ, trong khi người Sumba ở phương Tây đã coi đó như một hành động trả thù.
Ảnh: Wikimedia
Nhưng họ vẫn có điểm chung đó là giữ và bảo quản những chiếc đầu lâu đã săn được. Người phương Đông sẽ treo đầu lâu trong thời chiến. Nhưng ở thời bình, họ sẽ chôn xuống đất. Còn người phương Tây, họ cũng có khi trả lại thủ cấp cho gia đình của người bị chặt đầu. Họ sẽ giữ lại mái tóc để phục vụ cho điều gì đó " huyền bí", chẳng hạn như một số việc pha chế nhất định.
8. Bộ tộc Scythia
Người Scythia ban đầu là những người du mục Á-Âu gốc Iran di cư từ Trung Á về phía nam nước Nga và Ukraine và gây dựng ra một đế chế giàu có, mạnh mẽ ngày nay gọi là Crimea. Người Scythia ở châu Âu được biết đến là những tay kỵ sĩ xuất sắc và những kẻ săn đầu người Aryan xuống tay vô cùng man rợ đến nỗi nhà sử học Herodotus đã phải có những bài viết về các bộ lạc đó. Thậm chí còn có ghi chép kể lại rằng những người cai trị xứ sở Ba Tư đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để tiêu diệt người Scythia. Họ chiến đấu để sống và sống để chiến đấu.
Ảnh: Viktor Vasnetsov
Họ là những xạ thủ xuất sắc, sống và chiến đấu trên lưng ngựa bằng cung tên. Sau khi hạ gục đối phương, người Scythia thường cắt cổ họng kẻ thù, bất kể tuổi tác hay giới tính của họ có như thế nào đi nữa, họ xẻ hộp sọ ra để làm ly uống nước.
7. Bộ tộc Wa
Bộ tộc Wa sinh sống ở vùng cao nguyên phía đông Myanmar và tỉnh Vân Nam phía tây nam Trung Quốc. Niềm tin tôn giáo của người Wa nằm ở sự hy sinh, hiến tế máu. Họ sẽ thường giết gà, lợn, trâu, và các động vật khác, đôi khi được sử dụng chúng như vật tế cho đám cưới, đám tang, và các sự kiện cộng đồng khác.
Ảnh: Evangelos Petratos
Người Wa sống ở vùng cao hẻo lánh của biên giới Trung Quốc - Myanmar cũng nổi tiếng vì bạo lực của họ. Một số bộ lạc Wa được gọi là người Wa "hoang dã" vì họ có phong tục săn đầu người. Họ có một mùa nhất định trong năm để phục vụ cho hoạt động săn đầu kẻ thù, đó là khi bộ lạc cần thêm phân bón để giúp chăm bón cho cây trồng.
6. Montenegrins
Người Montenegro là tộc người có khao khát săn đầu người mãnh liệt, họ còn thậm chí tập luyện săn thử vào cuối những năm 1912. Sau khi lấy đầu của kẻ thù, họ sẽ mang theo bằng mớ tóc của kẻ bị chặt đầu để truyền linh hồn của nạn nhân sang cho mình. Ta có thể tìm thấy người Montenegro ở châu Âu, và họ chủ yếu nhắm vào người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman khi đi săn. Người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman cũng là những kẻ đi săn đầu người nhưng ít bạo lực hơn khi tấn công.
Ảnh: panacomp.net
Ở Montenegro, săn đầu người là một việc phụ trong chiến tranh và chỉ đóng một vai trò nhỏ trong cuộc tấn công, đặc biệt là khi người ta sống đủ gần để "đấu khẩu" trực tiếp. Vì người Montenegro không tìm kiếm xung đột hay rắc rối từ những người láng giềng lân cận, nên các cuộc tấn công quy mô lớn và săn đầu người chỉ dành để đối phó với những người sống cách xa họ.
5. Người Naga
Người Naga là một cộng đồng của một số bộ tộc ở đông bắc Ấn Độ và tây bắc Myanmar. Mười bảy bộ tộc này có nền văn hóa tương đồng và đã giúp hình thành lên bang Nagaland ở Ấn Độ.
Các bộ lạc Naga khác có thể được tìm thấy ở các bang lân cận Manipur, Assam và Arunachal Pradesh cũng như ở Myanmar. Các bộ lạc Naga cũng có phong tục săn đầu người và giữ đầu của kẻ thù như là cúp. Ở phía đông bắc, Assam được biết là nơi có một trong những bộ tộc điên rồ nhất trong các bộ lạc Naga.
Ảnh: Courtesy of Special Collections, University of Houston Libraries
Từ Assam có nghĩa là "vô song" trong ngôn ngữ Ahom, một cái tên hoàn hảo cho nhóm những thợ săn đầu người "lành nghề", tin rằng họ là thượng đẳng, đứng trên tất cả. Tất cả những người sống ở phía nam của sông Brahmaputra trước đây đều là những kẻ săn đầu người.
Hầu hết các nhóm săn đầu người đều là những kẻ tấn công như các chiến binh, nhưng bộ lạc Assam lại tiếp cận con mồi một cách lén lút. Họ sử dụng chiến thuật bất ngờ bằng các nhóm tấn công nhỏ để lấy đầu của đối phương.
4. Chiến binh nhà Tần
Nhiều ghi chép lâu đời nhất về săn đầu người đều xuất phát từ quân Tần ở Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu (770-476 TCN) và Thời Kỳ Chiến Quốc (475-221 TCN). Binh lính nhà Tần cuối cùng cũng đã đánh bại sáu quốc gia khác trong chiến tranh, giúp triều đại nhà Tần trở thành nhà nước thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Ảnh: National Geographic
Quân lính nhà Tần hầu hết là nô lệ đang tìm cách đưa gia đình của họ đến tự do. Binh lính thu thập thủ cấp của kẻ thù bại trận và đôi khi đó lại là tấm vé giúp họ về với tự do. Không ngoài dự đoán, đó là một động lực to lớn cho đội quân nhà Tần, khiến kẻ thù phải khiếp sợ.
3. Thổ dân Đài Loan
Thổ dân Đài Loan gồm nhiều bộ lạc và sống rải rác ở nhiều khu vực khác nhau, nhưng tất cả họ đều tham gia săn đầu người trừ người Yami. Những người đến định cư muộn ở Đài Loan và Nhật Bản thường là nạn nhân của các cuộc tấn công săn đầu người vì những người mới đến được xem là kẻ xâm lược, kẻ nói dối và kẻ thù.
Việc săn đầu người vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian Nhật Bản xâm chiếm Đài Loan. Đến những năm 1930 tình trạng này mới chấm dứt nhờ có sự can thiệp của chính phủ Nhật Bản.
Ảnh: Olfert Dapper
Trước khi Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan, săn đầu người được tiến hành thường xuyên, người ta có thể tìm thấy đầu người tại các buổi lễ khác nhau như sinh nhật, đám tang và đám cưới. Người ta thường đun sôi và để khô đầu người rồi treo trên cây. Khi một nhóm người quay trở lại với chiến lợi phẩm là một cái đầu, có thể đó chính là cái cớ để tổ chức lễ kỷ niệm vì thổ dân Đài Loan nghĩ rằng nó sẽ mang lại may mắn.
2. Người Celt
Ngay từ đầu, mục đích săn đầu người của người Celt chính là để phục vụ cho các nghi thức tôn giáo. Đầu của nạn nhân sẽ được đóng đinh treo lên tường hoặc treo lủng lẳng trên thân ngựa. Dù sau này người Celt có trở thành những tín đồ cơ đốc giáo nhưng việc săn đầu người vẫn là một nghi thức không thể thiếu.
Ảnh: realmofhistory.com
Sau một thời gian, săn đầu người dần không còn là một hoạt động phục vụ sự kiện tôn giáo của người Celt nữa mà nó mang tính truyền thống và giống một hoạt động của chiến binh hơn. Cuối cùng đến cuối thời Trung cổ ở Ireland, săn đầu người cũng chính thức biến mất.
1. Người Jivaro
Người Jivaro sinh sống trên sườn phía đông của dãy núi Andes được biết đến là một trong những tộc người giết người man rợ nhất, họ tin rằng mình chính là những chiến binh hiếu chiến nhất, không ai có thể chinh phục được họ.
Ảnh: Ancient Origins
Những chiếc đầu sau khi được lấy về sẽ bị thu nhỏ lại thành kích cỡ như quả cam vừa lòng bàn tay mà thôi. Người Jivaro sẽ bắt đầu quy trình này bằng cách tháo bỏ hộp sọ rồi nén da lại bằng cát nóng. Điều này sẽ giúp thu nhỏ đầu lại trong khi vẫn giữ được mọi đặc điểm và hình xăm. Họ tin rằng việc lấy đầu những người khác sẽ cho họ sức mạnh siêu nhiên. Trong con người Jivaro luôn tiềm ẩn khát khao trả thù những kẻ họ cho là xứng đáng nhận điều đó.
Shuar, là bộ tộc nguy hiểm nhất trong nhóm cộng đồng người Jivaro. Việc lấy đầu người không còn được thực hiện nữa, nhưng họ vẫn sản xuất các phiên bản mô hình để bán cho khách du lịch đến thăm khu vực này.
Theo saostar
Những phong tục cưới hỏi "dị" nhất thế giới có thể bạn muốn biết Mỗi nơi có một phong tục khác nhau.Có những nơi có nhưng phong tục kỳ lạ nhưng vẫn mang ý nghĩa sâu sắc, cuộc sống luôn có những điều thú vị bổ ích mà bạn chưa thể khám phá hết được, đừng bận rộn hoài nữa - bỏ vài phút thư giãn với video đi nào Theo Youtube