7 nhóm sản phẩm du lịch chủ yếu góp phần thúc đẩy du lịch bền vững
Hiện nay, hầu hết các chương trình du lịch được xây dựng cho khách du lịch đến Hà Nội, đặc biệt khách du lịch quốc tế của các công ty lữ hành chủ yếu gắn với các di sản, di tích lịch sử văn hóa và làng nghề của Hà Nội.
Khu vực quận Hoàn Kiếm với nhiều quần thể kiến trúc di sản, di tích điển hình đã trở thành điểm khai thác du lịch đa dạng của Thủ đô.
Các sản phẩm du lịch của Hà Nội tập trung vào 7 nhóm chủ yếu, gồm: Du lịch văn hóa; Du lịch sinh thái; Du lịch vui chơi giải trí; Du lịch MICE (Meeting Incentive Conference Event) là hình thức du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác; Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch mua sắm; Du lịch nông nghiệp.
Thành phố Hà Nội xác định quan điểm chỉ đạo phát triển toàn diện du lịch Thủ đô là gắn phát huy giá trị các di sản và bản sắc văn hóa với phát triển du lịch; giải quyết hợp lý yêu cầu bảo tồn và phát triển; đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác. Hoạt động du lịch phải khuyến khích, tạo được động cơ và mối quan tâm tới công tác bảo tồn; tạo nguồn kinh phí cho bảo tồn từ các nguồn thu của du lịch.
Theo ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội, các sản phẩm du lịch văn hóa quan trọng được Hà Nội tập trung đầu tư phát triển và nâng cấp, trong đó có Tham quan phố cổ và những công trình kiến trúc Pháp điển hình; Trong danh mục các dự án quan trọng, động lực, được ưu tiên đầu tư, có Dự án “Mở rộng không gian tuyến phố đi bộ khu vực phố cổ – hồ Hoàn Kiếm: Phát triển tại khu vực các phố cổ quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm với mục đích hình thành một không gian thương mại du lịch và văn hóa phố cổ Hà Nội”.
Thực tế hầu hết khách du lịch trong và ngoài nước khi đến Hà Nội không thể bỏ qua lộ trình tham quan di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm (ảnh minh họa: BT)
Sở hữu tiềm năng du lịch văn hóa với nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc văn hóa lớn, có thể ví quận Hoàn Kiếm là trung tâm văn hóa của Hà Nội. Du khách muốn tìm hiểu về văn hóa của người Hà Nội, Việt Nam, lựa chọn ưu tiên là đến quận Hoàn Kiếm để tìm hiểu và trải nghiệm. Thực tế hầu hết khách du lịch trong và ngoài nước khi đến Hà Nội không thể bỏ qua lộ trình tham quan di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn; hay lưu trú tại các khách sạn trên địa bàn quận Hoàn Kiếm để có thể thưởng thức không gian phố đi bộ hay dạo bước trong khu phố cổ, tìm hiểu về văn hóa, tập quán sinh hoạt của người dân Hà Nội.
Quận Hoàn Kiếm với sức hút của khu Phố cổ giống như một Hà Nội thu nhỏ với đủ các sản phẩm du lịch đặc trưng của Thủ đô: du lịch văn hóa với những công trình kiến trúc, di sản văn hóa đặc trưng nhất của du lịch Hà Nội, với những lễ hội truyền thống hay phố đi bộ cùng khu Phố cổ mang đậm văn hóa của người Hà Nội; du lịch tham quan, giải trí với những điểm du lịch nổi bật không thể thiếu khi du khách tới Hà Nội; du lịch mua sắm với các tuyến phố kinh doanh truyền thống, chợ Đồng Xuân và các chuỗi điểm mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; du lịch lưu trú và ẩm thực với hơn 500 khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch.
Video đang HOT
Là quận tập trung số lượng cơ sở lưu trú nhiều nhất trên địa bàn thành phố, thu hút khách du lịch quốc tế đến Hà Nội nhiều nhất. Ngoài những sản phẩm du lịch đặc trưng trên, khách du lịch đến Hoàn Kiếm còn có thể trải nghiệm sản phẩm của những làng nghề nổi tiếng nhất Hà Nội thông qua các cửa hàng bán hàng lưu niệm ở các tuyến phố nghề trong khu Phố cổ.
Những năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tập trung chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với xây dựng thương hiệu du lịch quận Hoàn Kiếm, trọng điểm là các loại hình sản phẩm du lịch văn hóa; du lịch tham quan, giải trí; du lịch mua sắm; phù hợp định hướng phát triển sản phẩm du lịch của du lịch Hà Nội nói chung.
Du lịch phố cổ mòn mỏi chờ đợi khách Tây trở lại
Khu phố cổ Hà Nội nổi tiếng với những di tích lịch sử, khu phố đi bộ, khu phố ẩm thực, những quán bar, cà phê và những dịch vụ dành cho khách nước ngoài.
Khách sạn đóng cửa vì không có khách du lịch.
Trước khi dịch Covid-19 người ta thường thấy nườm nượp khách Tây đi bộ, vui chơi giải trí tại các khu phố Tạ Hiện hay Lương Ngọc Quyến...
Khó khăn chồng chất khó khăn
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất tiêu cực mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống, đối với ngành du lịch thì mức độ có phần nghiêm trọng hơn các ngành khác và đặc biệt là các đơn vị kinh doanh khách sạn, lữ hành và các dịch vụ dành cho khách nước ngoài trong khu vực phố cổ.
Mặc dù sau ngày 22/4 mọi hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế khác dần dần được nới lỏng và bắt đầu hoạt động trở lại nhưng đối với những người kinh doanh khách sạn và lữ hành, hoạt động bình thường vẫn là điều xa xỉ.
Với đặc thù kinh doanh là các sản phẩm dành cho khách du lịch nước ngoài từ phòng khách sạn, tour du lịch, chị Vũ Lan Anh - chủ 1 cơ sở khách sạn trên phố Hàng Đồng là một trong những người mong mỏi dịch Covid-19 sớm hết để được đón những vị khách Tây quay trở lại.
Khu phố cổ Hà Nội vắng vẻ.
Trao đổi với tôi, chị cho biết: "Gần 20 năm trong nghề chị chưa từng nghĩ đến ngày phố cổ lại vắng bóng khách Tây như vậy. Khách sạn của chị thường 90% khách đặt là người nước ngoài và chị kết hợp bán tour cho du khách đi Hạ Long, Sapa và một số tuyến điểm ngoài Bắc.
Những sản phẩm này không phù hợp với khách Việt, nên nếu như khách Tây không sớm quay chở lại, chị phải tính chuyển nghề vì mặt bằng thuê tại phố cổ luôn cao hơn các nơi khác 20 - 30%, riêng nhà chị khách sạn có tầm 10 phòng mỗi tháng phải trả tiền thuê 40 triệu đồng, chưa kể tiền đầu tư, sửa chữa, điện nước và nhân viên...". Hiện chị phải bán thêm hàng hoa quả online để duy trì cuộc sống tạm thời.
Cùng quan điểm với chị Vũ Lan Anh, anh Bùi Văn Lượng - CEO Công ty du lịch Penny Travel trên phố Mã Mây chia sẻ, mỗi tháng anh phải trả tiên thuê mặt bằng 20 triệu cho diện tích 12m2 của văn phòng.
Trước dịch, bên anh Lượng khách Tây đặt qua các trang mạng và qua các văn phòng cũng như các khách sạn trong phố cổ rất nhiều. Do đặc thù là các sản phẩm tour chỉ phù hợp với du khách nước ngoài như tour ẩm thực đường phố, tour xe đạp...
Trước dịch Covid-19, anh và 10 nhân viên làm không hết việc, thậm chí còn phải thuê nhiều nhân viên hợp đồng ngắn hạn.
Anh tâm sự: "Nếu như tình hình dịch bệnh không sớm kết thúc anh cũng nghĩ đến việc phải chuyển nghề, hiện tại anh đang làm thêm mảng môi giới nhà đất để qua giai đoạn dịch, còn vợ của anh thì đang bán hàng mỹ phẩm online để trang trải cuộc sống hàng ngày".
Các công ty lữ hành cũng đóng cửa vì không có khách du lịch.
Cũng là người gắn bó nhiều năm với phố cổ trong lĩnh vưc du lịch, anh Trần Xuân Chiến lái xe cho các công ty lữ hành.
Anh cho biết: "Gần gần 15 năm trong nghề chưa bao giờ anh mong mỏi khách Tây quay trở lại như lúc này, công việc hàng ngày của anh là đón khách trong các khu phố cổ từ 7h30 đến 8h00 sáng hàng ngày. Những tuyến quen thuộc của anh là Hạ Long, Nình Bình...
Khách Tây khác với khách Việt là ngày nào họ cũng đặt dịch vụ đi tour du lịch và đi với số lượng lớn, còn khách Việt thì phải theo mùa, vì thế anh và các đồng nghiệp của mình có công việc và thu nhập khá ổn định, từ ngày dịch Covid-19 xảy ra , anh đã phải về quê hơn 3 tháng nay, hiện tại chưa lên lại Hà Nội vì chưa có khách Tây sang".
Mặc dù mới gắn bó với du lịch phố cổ được 5 năm, bạn Nguyễn Thị Hồng là hướng dẫn viên du lịch tự do cho các công ty lữ hành trong phố cổ. Do đặc thù là con gái, bạn không đi được những tour dài ngày, bạn hay chọn đi nhưng tour ngắn ngày như Tam Cốc, tour ẩm thực và xe đạp.
Bạn tâm sự: "Dịch Covid-19 đã gây ra những tác động tiêu cực đến mọi người, các đồng nghiệp giờ chuyển sang bán hàng online, còn em bán chủ yếu về khóa học online, em mong dịch sớm kết thúc để có thể theo đuổi đam mê của mình".
Vẫn còn nhiều khó khăn phía trước
Theo thống kê từ Bộ Y tế, hiện nay trên thế giới dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nên việc mở cửa đi lại giữa các nước vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là từ những nước như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc... Đây là những nước có lượng khách du lịch chiếm đến 90% lượng khách đến du lịch nước ta. Các hãng lữ hành hay khách sạn trong nước đáng chịu tổn thất rất nặng nề.
Cuối tháng 7, ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng được phát hiện trong Đà Nãng khiến cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch trong phố cổ càng khó khăn thêm, cơ hội phục hồi ngày càng xa hơn.
Hiện nay, các chuyến bay thương mại quốc tế đến Việt Nam chưa được nối lại, nếu hết dịch sớm thì hàng không và du lịch cũng cần thời gian dài để hồi phục. Đó là yếu tố gây bất lợi cho các hãng lữ hành và khách sạn, ngành du lịch phố cổ cũng không thoát khỏi quy luật đó.
Du lịch sáng tạo lên ngôi Ngay khi Covid-19 được kiểm soát tốt, các hãng lữ hành nhanh nhạy dịch chuyển đầu tư mạnh hơn vào những dòng sản phẩm du lịch thông minh, sáng tạo để hút khách. Các hãng lữ hành đầu tư mạnh hơn vào những dòng sản phẩm du lịch thông minh, sáng tạo để hút khách. Theo các chuyên gia du lịch, so với...