7 nguyên tắc quan trọng trong việc vệ sinh cơ thể
Cơ thể sạch sẽ cũng là bí quyết giúp bạn phòng ngừa bệnh tật. Muốn được như vậy, bạn không nên bỏ qua các nguyên tắc vệ sinh như dưới đây.
1. Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày
Đánh răng sáng, tối là điều bắt buộc, nhưng ngoài ra, trong ngày, sau khi ăn, nếu cần thiết bạn có thể đánh răng. Tuy nhiên, bạn cần nhớ không nên đánh răng ngay sau khi ăn mà hãy chờ khoảng 30 phút để tránh tình trạng axit làm mòn răng. Đánh răng giúp làm giảm mảng bám, vi khuẩn trên răng, ngăn ngừa sự hình thành cao răng, gây sâu răng. Hơn nữa, việc này cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hơi thở có mùi khó chịu.
Ảnh minh họa
2. Dùng chỉ nha khoa hàng ngày
Ngoài việc đánh răng, dùng chỉ nha khoa cũng là điều hết sức cần thiết. Dùng chỉ nha khoa cũng làm giảm vi khuẩn trong miệng và loại bỏ thức ăn bám lại trên răng gây ra vi khuẩn. Trong nhiều trường hợp, đánh răng không loại bỏ được vi khuẩn sâu trong kẽ răng nhưng chỉ nha khoa có thể giúp bạn làm được điều này, nhờ đó răng miệng bạn khỏe mạnh hơn.
Ảnh minh họa
3. Rửa mặt hàng ngày
Không phải rửa mặt nhiều là sẽ tốt. Bạn chỉ cần rửa mặt khi cần thiết (buổi sáng, buổi tối hoặc khi ra ngoài về…). Rửa mặt quá mạnh dễ khiến da bị mất chất nhờn, lớp biểu bì bên ngoài da cũng bị ảnh hưởng khiến cho khả năng bảo vệ cơ thể của da bị suy giảm. Khi rửa mặt, hãy chú ý vệ sinh những “ngóc ngách” trên mặt như khóe miệng, hốc mắt… để loại bỏ hết bụi bẩn và vi trùng trú ngụ trong đó.
Ảnh minh họa
4. Không gội đầu quá mạnh
Video đang HOT
Gội đầu là việc bạn cần làm để giữ cho tóc sạch. Tóc sạch không phải chỉ vì mục đích thẩm mỹ mà còn là điều kiện cần thiết để loại bỏ gàu trên tóc, giảm tình trạng da đầu tích nhiều dầu, về lâu dài sẽ dẫn tới ngứa đầu hoặc viêm da đầu. Cũng giống như mặt, bạn không cần thiết phải gãi đầu quá mạnh khi gội để tránh tình trạng tổn thương da đầu, vi trùng dễ xâm nhập gây ra nấm đầu.
Ảnh minh họa
5. Giữ tay sạch sẽ
Rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với những vật có nguy cơ nhiễm khuẩn cao là điều hết sức cần thiết. Rửa tay là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả vì nếu tay bạn lây vi khuẩn, vi khuẩn sẽ vào cơ thể rất nhanh vì tay thường xuyên chạm vào mặt, da của bạn.
Ảnh minh họa
6. Tắm hàng ngày
Nhiều người cho rằng không cần thiết phải tắm khi cơ thể không ra mồ hôi, không có mùi cơ thể… Nhưng điều này không đúng. Cho dù cơ thể không có mùi hôi nhưng sau cả ngày sinh hoạt, vận động, các chất bẩn vẫn bám trên da bạn. Hơn nữa, trong một ngày, một lượng tế bào da cũng tự chết đi và đọng lại trên da. Nếu bạn không tắm để loại bỏ da chết với bụi bẩn thì sẽ tăng nguy cơ xuất hiện vi trùng gây viêm da.
Hơn nữa, tắm rửa hàng ngày còn giúp cơ bắp thư giãn để giải tỏa căng thẳng, trầm cảm. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tắm có thể giúp gia tăng lượng bạch cầu trong máu, gián tiếp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và giúp máu tuần hoàn tốt hơn.
Ảnh minh họa
7. Vệ sinh “vùng kín” bằng nước sạch
Thông thường, trong môi trường âm đạo có sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu. Khi sự cân bằng đó bị phá vỡ do svi khuẩn xấu phát triển quá mức thì bạn sẽ mắc các bệnh phụ khoa. Vì vậy, giữ vệ sinh “vùng kín” là điều hết sức cần thiết.
Để giữ vệ sinh cho “vùng kín”, chị em nên mặc đồ lót thoáng mát, luôn khô ráo và hàng ngày nên rửa vệ sinh bằng nước sạch. Trong những ngày “đèn đỏ”, chị em nên thay băng vệ sinh trong vòng 4 – 6 tiếng để hạn chế vi khuẩn trong âm đạo phát triển. Nên thay băng vệ sinh và rửa sạch âm hộ nhiều lần trong những ngày có kinh.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý một vài nguyên tắc giữ vệ sinh khác như sau:
- Che miệng khi hắt hơi: Đây không chỉ là cách cư xử lịch sự mà còn giúp tránhlây bệnh sang cho những người khỏe mạnh (trong trường hợp bạn đang mắc bệnh nào đó).
- Cắt móng tay: Cắt và làm sạch móng tay, móng chân của bạn ít nhất một lần mỗi tuần hoặc khi móng dài ra. Móng tay, móng chân dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng “ẩn nấp” dưới móng và tăng nguy cơ hại hại cho sức khỏe nếu chẳng may chúng xâm nhập vào cơ thể qua việc dùng tay chạm vào thức ăn.
Theo VNE
8 thói quen tốt để có trái tim khỏe
Mỗi ngày ngủ từ 7 đến 8 tiếng đồng hồ, uống một cốc bia, giảm ăn mặn... là những thói quen tốt mọi người nên tập để có một trái tim khỏe mạnh.
Theo Fitnea, bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Phát hiện ra dấu hiệu của bệnh tim đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh trở nên xấu hơn. Hãy học cách quản lý cũng như cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn qua 8 thói quen tốt sau đây:
Ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày
Những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm cho thấy nguy cơ bị bệnh tim cao gấp 3 lần so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng đồng hồ. Ngủ đủ giấc giúp điều hòa hoạt động của insulin. Thiếu ngủ là nguyên nhân gia tăng đề kháng insulin làm tăng lượng đường trong máu (nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường type 2). Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và béo phì.
Mệt mỏi cũng là một triệu chứng của bệnh tim ở phụ nữ nhưng thường bị bỏ qua. Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thậm chí người uể oải cả sau khi ngủ dậy thì hãy đi khám bệnh sớm.
Ảnh minh họa: Health.
Giảm béo
Trọng lượng cơ thể nói chung và số đo vòng eo nói riêng cũng phản ánh nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Phụ nữ có vòng eo 102 cm và nam trên 114 cm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy chỉ giảm từ 10-15% trọng lượng cơ thể, các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch của mình.
Tốt nhất mỗi người nên tập thể dục từ 25 đến 55 phút, ít nhất bốn lần một tuần có thể giúp hệ tim mạch của bạn mạnh khỏe hơn, giảm cholesterol xấu, phòng ngừa huyết áp cao. Chế độ tập luyện như thế sẽ phát huy hiệu quả tối ưu nếu kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh.
Nụ cười là một "món ăn" tốt cho động mạch
Nụ cười thật sự là một phương thuốc tốt nhất duy trì sức khỏe con người. Cơ thể phản ứng với tiếng cười bằng cách hạ thấp hàm lượng hormone cortisol stress. Hàm lượng cortisol thấp giúp giảm huyết áp và tăng cường khả năng miễn dịch đồng thời giúp bạn có một tâm trạng tốt. Các nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân trầm cảm thì nguy cơ bị đau tim cao gấp hai lần người bình thường. Do đó nếu muốn có sức khỏe tốt, bạn nên thêm cho mình "liều thuốc nụ cười" mỗi ngày.
Mỗi ngày một ly bia giúp tim khỏe mạnh
Chắc chắn bạn từng nghe nói uống một ly vang đỏ mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch vì thành phần của nó có chứa chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ mạch máu và làm giảm cholesterol. Vậy bạn có biết tác động của một ly rượu vang cũng tương tự như một ly bia về tác động cải thiện hệ tim mạch? Bia chứa hàm lượng vitamin B6 cao. Chất này giúp chống lại sự tích tụ của homocysteine (một trong những hóa chất có hại gây bệnh tim).
Tuy nhiên bạn phải cẩn thận không nên lạm dụng bia rượu quá. Thực tế, "cái gì dùng nhiều quá cũng không tốt". Bia rượu cũng thế, nếu uống nhiều sẽ khiến huyết áp cao, triglycerides cao (triglycerides cao dễ làm xơ vữa động mạch), suy tim, loạn nhịp tim và tổn thương cơ tim. Do đó nếu không thể uống được bia rượu, bạn không nên tập uống.
Hiểu biết về lịch sử bệnh lý gia đình là chìa khóa chính giúp cho bạn có trái tim khỏe
Biết tiền sử bệnh án của gia đình bạn sẽ giúp bạn đi đúng hướng trong việc chăm sóc cho sức khỏe tim mạch của mình. Nếu bất kỳ ai trong gia đình bạn từng có vấn đề về tim, thì bạn cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh tim mạch. Hãy kể cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh án của gia đình để họ tư vấn cho bạn cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Quan hệ tình dục hai lần trong một tuần có thể giúp tim khỏe hơn
Đây là một trong những cách tự nhiên nhất để cải thiện sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy, "yêu" thường xuyên giúp giảm huyết áp. Riêng ở nam giới, quan hệ tình dục ít nhất hai lần một tuần đã được chứng minh làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngáy có thể là một dấu hiệu cho thấy tim bạn có vấn đề
Đừng bỏ qua tình trạng ngáy khi ngủ, nó là vấn đề phổ biến, nhưng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim. Ngưng thở khi ngủ là một bệnh mãn tính kinh niên, nó khiến bệnh nhân khó thở trong khi ngủ, dẫn đến ngáy ngủ. Những người thừa cân có nhiều nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ hơn. Nếu tình trạng này không được điều trị sẽ dẫn đến huyết áp cao và bệnh tim.
Hạn chế ăn mặn giúp giảm nguy cơ bị huyết áp cao
Mọi người thường dùng muối một cách vô thưởng vô phạt, tức là muốn bỏ bao nhiêu thì bỏ tùy theo khẩu vị. Song các nhà nghiên cứu cảnh báo, việc hấp thụ nhiều natri có thể làm tăng huyết áp, khiến tim hoạt động nhiều hơn, làm tăng nguy cơ bị bệnh tim. Do đó, muốn có một trái tim khỏe mạnh, bạn nên hạn chế hàm lượng muối tiêu thụ, đặc biệt đối với người trên 55 tuổi. Bạn có bị cao huyết áp không? Nếu câu trả lời là có thì hãy cắt giảm một muỗng cafe muối mỗi ngày sẽ giúp tim bạn khỏe mạnh hơn.
Theo VNE
Thể thao và sức khỏe Chơi đều đặn một môn thể thao phù hợp với thể trạng sẽ mang lại lợi ích nhiều bề cho cơ thể của bạn. Ảnh: Shutterstock Kê toa thể thao Tính từ tháng 11.2012, khoảng 300 bệnh nhân bị các bệnh mạn tính như béo phì, tiểu đường dạng 2 tại TP.Strasbourg của Pháp đã được bác sĩ kê toa một môn thể...