7 ngọn núi kỳ vĩ của Hàn Quốc
Hàn Quốc nức tiếng với cảnh thiên nhiên tươi đẹp, quyến rũ, trong đó, vẻ kỳ vĩ của núi non nơi đây có khả năng làm đắm say mọi du khách trên thế giới.
Hàn Quốc được mệnh danh là đất nước nhiều núi với 70% cảnh quan là núi non. Do đó, sẽ là một chuyến đi không trọn vẹn nếu đến Hàn Quốc mà không tham quan những ngọn núi đẹp nhất của xứ sở này.
Thời điểm tuyệt vời nhất để ngắm cảnh núi non xứ Hàn vào mùa thu hoặc mùa đông khi không chỉ những ngọn núi trở nên quyến rũ, kỳ vĩ hơn trong sương, mây hoặc tuyết trắng mà các con đường dẫn lên núi cũng đẹp như tranh.
Một ngọn núi đẹp ngất ngây thuộc Công viên quốc gia Seoraksan.
Thời điểm này ở Hàn Quốc, mùa thu đang độ chín. Các lối mòn dẫn lên núi được nhuộm bởi sắc vàng và đỏ của cây cối mùa thay lá. Cuối năm, khi đông tới, cảnh quan nơi đây được tuyết nhuộm trắng tinh khôi, bất tận.
Dưới đây là 7 ngọn núi đẹp nhất của Hàn Quốc:
Đây không phải là ngọn núi cao nhất hay đẹp nhất của xứ Hàn. Ngọn núi cao nhất của Hàn Quốc là Hallasan trong khi đẹp nhất phải kể đến núi Geumgangsan. Tuy nhiên, Seoraksan là ngọn núi khách du lịch thích tới vãn cảnh nhất. Cao 1.708m, Daecheongbong là đỉnh cao nhất của Seoraksan. Đây là chiều cao lý tưởng cho những ai mới tập leo núi.
Một chuyến thăm quan núi Seoraksan mất ít nhất ba giờ, tuy nhiên, thời gian chính xác còn tùy thuộc vào điểm xuất phát và trạm dừng chân cuối cùng của du khách.
Thông thường, khách du lịch tới núi Seoraksan thường chọn hành trình kéo dài trong hai giờ từ chân núi tới đỉnh Ulsan Bawi cao 876m.
Đứng từ trên cao, phóng tầm mắt xuống thung lũng Cheonbuldong, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ của rừng cây mùa thay lá.
2. Núi Bukhansan
Seoul, Thủ đô của Hàn Quốc có tất cả 7 ngọn núi. Tuy nhiên, lớn nhất trong số này là núi Bukhansan, còn được gọi là “lá phổi của Seoul”.
Từ đỉnh Baegundae (đỉnh núi cao nhất của Seoul, thuộc núi Bukhansan) nhìn sang bên cạnh, đỉnh Insubong (cao 804m) trông như một đống kem bởi được phủ bởi những tầng mây trắng xốp.
Du khách thường mất ba giờ cho một chặng hành trình leo lên đỉnh Baegundae. Trong đó, tuyến đường bắt đầu từ Trung tâm hỗ trợ Bukhansanseong gần nhà ga xe điện ngầm Gupabal tới đỉnh Baegundae là phổ biến nhất.
3. Núi Taebaeksan
Video đang HOT
Điểm ấn tượng nhất trong chuyến hành trình leo lên đỉnh Cheonjedan của núi Taebaeksan là những “bông hoa tuyết” rải khắp mọi con đường. Có truyền thuyết cho rằng Dangun, người sáng lập ra vương quốc Goguryeo cổ đại của Hàn Quốc, đã được sinh ra trên ngọn núi Taebaeksan. Trên đỉnh cao nhất của Taebaeksan hiện nay vẫn còn một “bàn thờ tế lễ thần linh” gọi là Cheonjedan. Vào những thế kỷ trước, người ta thường tới Cheonjedan để thực hiện các nghi lễ tôn vinh các vị thần và cầu những điều may mắn, tốt đẹp.
Thời điểm thăm quan núi Taebaeksan tuyệt vời nhất là vào mùa đông. Lúc này, Taebaeksan tựa như một vườn hoa tuyết bao la, bất tận khi các nhánh cây được bao bọc bởi một lớp băng giá sáng lấp lánh.
Songnisan có nghĩa là “thoát khỏi trần tục”, với ngụ ý ví von cảnh quan nơi đây đẹp tựa thiên đường. Quả thật, Songnisan là một trong những ngọn núi đẹp nhất xứ Hàn. Vào mùa thu, toàn bộ rừng cây ở Songnisan chuyển sang màu đỏ tươi, rực rỡ phủ lên những vách đá có hình thù kỳ lạ, tuyệt đẹp.
Đỉnh cao nhất của Songnisan là Cheonwangbong (1.058m) nhưng đẹp nhất phải kể đến đỉnh Munjangdae (cao 1.054m) được bao phủ bởi những tầng mây bồng bềnh, mềm mại như bông. Từ đỉnh Munjangdae phóng tầm mắt ra xung quanh và xuống thung lũng bên dưới, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên ngoạn mục, kỳ vĩ. Nếu xuất phát từ ngôi đền phật giáo Beopjusa, du khách mất khoảng ba giờ để lên tới đỉnh Munjangdae.
5. Núi Jirisan
Jirisan là một trong những ngọn núi cổ, hùng vĩ nhất của Hàn Quốc. Ngọn núi này nằm trong khuôn viên của công viên quốc gia lớn nhất Hàn Quốc với diện tích 484 km2. Đỉnh cao nhất của Jirisan là Cheonwangbong (1.915m), đứng thứ 2 sau ngọn núi cao nhất xứ Hàn là Hallasan. Để leo lên đỉnh cao nhất của Jirisan, du khách thường mất khoảng 5 giờ.
Ngoài ra, vào mùa thu, một trong những điểm quyến rũ nhất của Jirisan là những thung lũng đẹp như tranh, như thung lũng Piagol ở phía Nam ngọn núi.
So với những ngọn núi khác, Naejangsan là một ngọn núi khá thấp khi đỉnh cao nhất Sinseonbong chỉ có chiều cao 763m. Tuy nhiên, vẻ đẹp của Naejangsan vào mùa thay lá đã nổi tiếng từ hàng trăm năm trước.
Vào mùa thu, toàn bộ cảnh quan xung quanh núi Naejangsan được phủ bởi sắc vàng tươi và đỏ cam rực rỡ của những khu rừng rập rạm.
Một chuyến leo lên đỉnh Sinseonbong là từ Trung tâm thông tin leo núi, tuyến đường này thường mất ba giờ.
7. Núi Hallasan
Núi Hallasan từng là một ngọn núi lửa với các đợt phun trào, giúp hình thành phần lớn đảo Jeju, một hòn đảo nổi tiếng đẹp ngất ngây của Hàn Quốc. Đây cũng là ngọn núi cao nhất của xứ Hàn với đỉnh cao nhất là 1.950m.
Thời điểm tuyệt vời nhất để thăm núi Hallasan là vào mùa đông khi toàn bộ khu vực này được bao phủ bởi tuyết trắng và băng giá, dù thời tiết lúc này rất lạnh cũng như các con đường dẫn lên núi khá trơn trượt và nguy hiểm. Ngoài ra, mùa thu ở Hallasan cũng rất đẹp.
Tuyến đường chinh phục núi Hallasan phổ biến nhất là khởi đầu từ Trung tâm khách du lịch Công viên quốc gia Hallasan rồi đi dọc theo đường mòn Eorimok. Tuy nhiên, tuyến đường này không dẫn du khách tới đỉnh núi có hồ Baeknokdam, vốn là miệng của ngọn núi lửa Hallasan xưa kia.
Do đó, người ta thường chọn cung đường mòn Seongpanak, bắt đầu từ Seongpanak, đi theo hướng Đông, mất nhiều thời gian hơn một chút với khoảng 5 giờ leo núi, du khách có thể chiêm ngưỡng hồ Baeknokdam diễm lệ.
Theo 24h
Những điểm du lịch đặc sắc ở Kon Tum
Kon Tum thu hút người yêu du lịch bởi cảnh quan tự nhiên kết hợp với truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời.
Đó là các di tích lịch sử đã được xếp hạng quốc gia, các công trình lịch sử, kiến trúc cổ, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, di chỉ khảo cổ học Lung Leng, lòng hồ...
Ngục Kon Tum
Từ đường Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, đi vê hướng Tây Nam khoảng 1km, di tích lịch sử quốc gia ngục Kon Tum hiên lên nghiêm trang trước mắt du khách với những hàng bách, xà cừ cao vút. Nhà ngục được thực dân Pháp xây dựng để giam giữ tù chính trị, các chiến sĩ cách mạng của ta trong thời kỳ năm 1930 - 1931.
Vê với di tích lịch sử Quốc gia - Ngục Kon Tum, du khách sẽ được thăm quan quân thê di tích, bao gôm nhà tưởng niêm, nhà truyên thông, nhà đón tiêp, cụm tượng đài "Bât khuât" và hai ngôi mô tâp thê nằm bên bờ sông Đăkbla lông gió. Khu di tích đã trở thành nơi thăm viêng của nhân dân và các đoàn khách trong và ngoài nước khi đên Kon Tum.
Chùa Bắc Ái
Toạ lạc trên ngọn đồi trước đây vốn là rừng già hoang vu, được khởi công xây dựng vào năm 1932, vât liêu xây dựng chùa chủ yếu được làm bằng mâm trỉ, mè tre, vách đât, mái lợp ngói vảy. Khi hoàn thành chùa được đặt tên là Tô Đình Bác Ái. Dưới thời vua Bảo Đại, chùa được sắc phong "Sắc tứ Bác ái tự" và tặng hai câu đôi, hiên được khắc sơn son thiêp vàng bên hai côt trước Đại Hùng bửu điên: "Kon Tum thắng cảnh Đại Nam nhât thông dĩ lai - Bác Ái danh lam Bảo Đại bát niêm y thỉ".
Chùa Tô Đình Bác Ái cũng được Nam Phương hoàng hâu cúng đại hông chung vào năm 1933. Hiên nay, chùa tọa lạc trên khuôn viên tỏa mát hương cây trái, là nơi mà nhiều du khách cũng như Phật tử bốn phương tìm về. Ảnh: Minh Đức.
Tòa Giám mục Kon Tum
Toà giám mục Kon Tum tên gọi đầy đủ là Chủng viện thừa sai Kon Tum, được xây dựng vào năm 1935. Tòa Giám mục là sự kêt hợp hài hoà giữa lôi kiên trúc phương Tây với lôi kiên trúc dân tôc bản địa truyên thông. Trừ hàng trụ dưới sàn nhà làm bằng xi măng côt thép, còn lại toàn bô ngôi nhà được xây dựng bằng các loại gô quý, có đô bên cao với thời gian.
Nằm khuất sau hai rặng sứ luôn rợp bóng mát, Toà giám mục mang dáng vẻ yên bình như chính nhịp sống của người Tây Nguyên. Qua cánh cổng nhỏ, du khách có thể chậm rãi rảo bước và cảm nhận mùi thơm dìu dịu của hoa sứ. Một trong những điểm nhấn tại Toà giám mục Kon Tum là căn nhà truyền thống, có thể coi đây là một bảo tàng nhỏ về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc bản địa đang sinh sống trên địa bàn. Các hiện vật, bản đồ trưng bày trong chủng viện đều rất giá trị, được chạm khắc bằng gỗ tỉ mỉ. Đây là nơi không thể bỏ qua khi du khách đến Kon Tum tìm hiểu lịch sử, văn hóa, đời sống người dân vùng đất mến khách này.
Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum (Nhà thờ Gỗ)
Nhà thờ gỗ Kon Tum do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng năm 1913, tọa lạc giữa trung tâm thành phố. Công trình được xây theo phương pháp thủ công, kết hợp giữa phong cách Roman và kiểu nhà sàn của người Bana. Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum, người dân gọi gần gũi là Nhà thờ Gỗ, bởi vật liệu chính làm nhà thờ được làm từ gỗ. Hệ thống cột gỗ, rui mè trong nhà thờ có đường nét phóng khoáng thể hiện được cái chất của người Tây Nguyên, hồn nhiên và khỏe mạnh. Không bê tông cốt thép, không một chút vôi vữa, nét độc đáo của ấn tích này là tất cả trần và các bức tường của Nhà thờ đều được xây bằng đất trộn rơm - kiểu làm nhà của người miền Trung, dù một thế kỷ trôi qua vẫn vững vàng, bền đẹp với thời gian. Bên trong nhà thờ, được trang trí theo hoa văn của các dân tộc ở Tây Nguyên, gần gũi với đời sống hàng ngày mà vẫn gợi cảm giác thiêng liêng, trang trọng.
Cầu treo Kon Klor - Làng văn hoa Kon K'tu
Câu nôi liên hai bờ của dòng Đăkbla, đứng giữa câu, du khách sẽ thây tâm hôn mình như thoáng đạt hơn, dưới chân cầu là dòng sông mải miêt chảy, xung quanh là làng mạc và những bãi mía, ruộng ngô, đồng lúa. Câu treo Kon Klor là điêm du lịch lý thú đôi với du khách gân xa khi đên Kon Tum. Bên cạnh cầu treo là nhà rông văn hóa thuộc phường Thắng Lợi, Nhà rông văn hóa truyền thống lớn nhất Tây Nguyên.
Làng Kon K'Tu cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 8km về phía Đông, dân cư sinh sống ở đây chủ yếu là người dân tộc Ba Na. Nhiều người Ba Na rất kiêu hãnh với Kon K'Tu không vì làng giàu có về vật chất mà bởi làng vẫn giữ được những nét cổ kính, hùng vĩ và hoang sơ. Hiện nay, dân làng vẫn duy trì được những đội cồng chiêng, đội múa Xoang. Làng vẫn giữ nguyên vẹn lễ hội truyền thống. Đặc biệt, đến Kon K'Tu, du khách sẽ có cơ hội khám phá nét văn hóa nguyên gốc của nhà dài, nhà sàn. Sau khi không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại thì du khách quốc tế và các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đến Kon K'Tu ngày càng nhiều, hiện trung bình mỗi ngày Kon K'Tu đón trên 50 khách du lịch nước ngoài và hàng trăm khách trong nước đến tham quan.
Sông Đăkbla
Điểm đặc biệt của thành phố Kon Tum cũng như của tỉnh Kon Tum là có dòng sông ĐăkBla như một dải lụa mềm chảy vắt ngang qua thành phố Kon Tum, sông ĐăkBla không những đem lại nguồn nước và nguồn phù sa trù phú cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân mà còn là một trong những hành trình khám phá du lịch của mọi du khách gần xa khi đến với Kon Tum.
Khu du lịch sinh thái Măng Đen
Măng Đen có vị trí rất đặc biệt, nằm giữa 2 ngọn đèo lớn là đèo Măng Đen và đèo Viôlắk (Quảng Ngãi), khu vực Măng Đen hầu như còn nguyên sinh, diện tích rừng chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, có trên 4.000ha rừng thông tạo thêm tính đa dạng và có nét tương đồng với Đà Lạt. Măng Đen nằm ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình dao động 18oC - 20oC. Dân tộc thiểu số chiếm gần 90% tổng dân số.
Cột mốc biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam.
Ngã ba Đông Dương không chỉ nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ mà nơi này ngày nay đang trở nên hấp dẫn du khách trên hành trình thăm Kon Tum - cực bắc Tây Nguyên Việt Nam. Địa danh ngã ba Đông Dương trên dãy Trường Sơn hùng vĩ luôn nằm trong ký ức lớp bộ đội, thanh niên xung phong trên đường vào chiến trường miền Nam, chiến trường C (Lào), chiến trường K (Campuchia) trong những năm tháng chiến tranh không thể nào quên.
Theo 24h
Lâu đài tuyệt đẹp có giếng nước 'ma ám' ở Nhật Trong khuôn viên lâu đài Himeji cổ kính sở hữu một giếng nước liên quan tới truyền thuyết đẫm nước mắt về hồn ma mãi không siêu thoát... Lâu đài Himeji là một trong những di tích lịch sử lâu đời và nổi tiếng nhất ở Nhật Bản, được xếp vào hàng "Tam đại Quốc bảo thành" - 3 tòa thành báu vật,...