7 nghi thức giao tiếp kỳ lạ của người Nhật: Không được chạm vào người nhau, hôn nhau nơi công cộng từng bị bỏ tù
Nhật Bản nổi tiếng với các những quy tắc giao tiếp cực kỳ phức tạp. Nhiều người cho rằng các quy định này chỉ gây ra phiền hà trong cuộc sống. Nhưng ở Nhật Bản điều đó là cần thiết để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.
1. Xưng hô với người khác:
Tại Nhật Bản, xưng hô với mọi người bằng tên là chưa đủ
Tại Nhật Bản, xưng hô với mọi người bằng tên là chưa đủ. Khi giao tiếp, hậu tố “san” nổi tiếng được dùng để diễn tả sự trang trọng và tôn kính nhưng đó chỉ là một trong những hậu tố cơ bản trong tiếng Nhật. Thực tế có nhiều hậu tố hơn để gọi tên hoặc đề cập đến một ai đó.
- “kun”: thể hiện sự trang trọng ít hơn “san”, được sử dụng để gọi tên hoặc đề cập đến người có địa vị thấp hơn người nói. “Kun” thường được dùng để gọi các bạn nam bằng tuổi hoặc các cậu bé. Thông thương sử dụng “kun” có nghĩa là bạn.
- “chan”: là một hậu tố nhỏ, chủ yếu được sử dụng cho trẻ em, các thành viên nữ trong gia đình, người yêu và bạn bè thân thiết. Ngoài ra , ngược lại với “kun”, khi muốn gọi một bé gái thì dùng “chan”.
- “sama”: là một phiên bản của “san” với hình thức tôn trọng rất cao. Nó được sử dụng chủ yếu để chỉ đến những người có địa vị cao hơn nhiều so với chính mình, hoặc những vị khách, và đôi lúc là đối với những người mà bản thân rất ngưỡng mộ. Ngày nay, đôi khi nó được sử dụng để thể hiện châm biếm.
- “senpai” (tiền bối): để xưng hô với đồng nghiệp lớn tuổi hoặc các anh chị ở khối lớp trên trong trường học.
” khai” (hậu bối): mang tính chất đối lập với “senpai”.
“sensei”: dành cho các giáo viên, bác sĩ, nhà khoa học, chính trị gia và các cơ quan có thẩm quyền khác.
“shi”: dùng trong hình thức văn viết và đôi khi là trong các bài phát biểu chính thức.
2. Khi sử dụng thang máy
Nếu bạn là một du khách ở Nhật Bản, chúng tôi khuyên bạn không nên là người đầu tiên bước vào thang máy!
Ngay cả khi điều này không phải là một trong những quy tắc chính thức nhưng điều này được thực hiện như một thói quen của người dân ở Nhật Bản. Nếu bạn là người đầu tiên bước vào thang máy, bạn sẽ trở thành “thủ lĩnh” của thang máy, và bạn nên đứng gần bảng điều khiển. Bạn sẽ cần phải giữ cửa mở cho đến khi mọi người hoàn toàn bước vào thang máy. Lặp lại hành động như vậy cho mỗi tầng mà tại đó thang máy dừng lại. Bạn cũng phải là người cuối cùng ra thang máy, và bạn cần phải làm mọi thứ rất nhanh chóng.
Nếu bạn là một du khách ở Nhật Bản, chúng tôi khuyên bạn không nên là người đầu tiên bước vào thang máy!
3. Trên tàu điện ngầm
Trên tàu điện ngầm, có một số quy tắc mà người Nhật luôn luôn tuân theo: không được phép nói chuyện
Trên tàu điện ngầm, có một số quy tắc mà người Nhật luôn luôn tuân theo: không được phép nói chuyện (trên điện thoại cũng vậy), và việc nhìn chằm chằm vào những người khác là hành vi bất lịch sự.
Ở Nhật, bạn không cần phải nhường ghế cho người già ở trên tàu điện ngầm, vì họ sẽ cảm thấy “khó chịu”. Những người già vẫn có thể đứng vững khi không còn ghế trống. Hơn nữa, sẽ có những chỗ ngồi riêng dành cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khuyết tật. Và không người Nhật nào ngồi vào những dãy ghế ưu tiên này nếu không thuộc những người đã kể trên, kể cả khi tàu đang chật cứng.
4. Chạm vào người khác
Ở Nhật Bản, chạm vào người khác khi không có sự đồng ý của họ là một hành vi thô lỗ
Ở Nhật Bản, chạm vào người khác khi không có sự đồng ý của họ là một hành vi thô lỗ. Đây là phép lịch sự tối thiểu trong văn hóa Nhật Bản, nên mỗi người dân nơi đây đều tôn trọng không gian cá nhân của người khác. Nếu bạn đến thăm Nhật Bản, đừng chạm vào mọi người.
Hôn nhau ở nơi công cộng cũng được xem là hành vi thiếu tôn trọng người khác tại Nhật Bản. Trước năm 1945, nó được coi là hành vi vi phạm trật tự công cộng và có thể bị phạt tù.
5. Văn hóa ngồi
“Seiza” là từ dùng để chỉ tư thế ngồi bằng cách gấp chân bên dưới đùi, và người Nhật ngồi trên sàn chỉ theo cách này
“Seiza” là từ dùng để chỉ tư thế ngồi bằng cách gấp chân bên dưới đùi, và người Nhật ngồi trên sàn chỉ theo cách này. Họ cảm thấy thoải mái khi ngồi kiểu seiza, như thể đang ngồi trên ghế bành.
Tuy nhiên những người đến từ các quốc gia khác không quen với kiểu ngồi seiza, nên chân họ sẽ trở nên tê liệt trong vài phút. Nếu bạn là khách du lịch, hoặc một người cao tuổi thì bạn có thể duỗi chân ra và chắc chắn người Nhật có thể hiểu và thông cảm cho bạn. Nhưng sẽ không thể tưởng tượng được nếu một người Nhật ngồi xuống như vậy đâu!
6. Nghệ thuật chào hỏi
Nghệ thuật cúi chào rất quan trọng ở đất nước Nhật Bản và trẻ em phải học điều đó từ rất sớm. Có rất nhiều cách cúi chào: đứng, ngồi, và các biến thể khác ở hai phái.
Nghệ thuật cúi chào rất quan trọng ở đất nước Nhật Bản và trẻ em phải học điều đó từ rất sớm. Có rất nhiều cách cúi chào: đứng, ngồi, và các biến thể khác ở hai phái.
- Cúi chào (“eshaku”) là 15: dành cho những người có cùng độ tuổi, tầng lớp hoặc cùng vị trí trong xã hội. Cũng có lúc “eshaku” được dùng để thể hiện lòng cảm kích, thay lời cảm ơn, nhưng kiểu chào này vẫn được xem là không phù hợp trong các sự kiện lớn.
- Cúi chào lịch sự (“keirei”) là 30: cách chào này được áp dụng trong các cuộc gặp gỡ của doanh nghiệp. Khi bước vào hoặc rời khỏi phòng họp, “keirei” là một hành động bắt buộc. Tương tự khi gặp gỡ với khách hàng cũng vậy.
- Cúi chào tôn trọng (“saikeirei”) là 45: Thường xuyên được sử dụng khi muốn thể hiện lòng biết ơn rất lớn với người khác, hoặc để thay cho một lời xin lỗi cực kỳ chân thành. Cái cúi đầu này cũng được dùng khi cúi chào thần, phật, Chúa trời, Hoàng đế, quốc kỳ.
Cúi “cầu xin cho cuộc sống của bạn”: có lẽ chỉ được sử dụng nếu bạn đã làm điều gì đó thực sự khủng khiếp.
Tất nhiên, người nước ngoài không cần phải tuân theo quy tắc này, nhưng người Nhật sẽ cảm thấy rất vui lòng nếu bạn làm vậy.
7. Cảm ơn khách hàng
Tại Nhật Bản, một khách hàng hoặc đối tác kinh doanh được đối xử đúng như “khách hàng là Thượng Đế” với sự tôn trọng đáng kinh ngạc
Tại Nhật Bản, một khách hàng hoặc đối tác kinh doanh được đối xử đúng như “khách hàng là Thượng Đế” với sự tôn trọng đáng kinh ngạc. Khi họ ra về, một hoặc toàn bộ nhân viên sẽ đi theo họ đến cửa hoặc thang máy và cúi chào cho đến khi cánh cửa đóng lại.
Sẽ khá bất tiện nếu điều này xảy ra trong một trung tâm thương mại hoặc một cửa hàng vào giờ cao điểm với lượng khách đông đúc. Bên cạnh đó, khách hàng nước ngoài có thể cảm thấy xấu hổ vì không quen với điều này. Người Nhật thế hệ ngày nay cho rằng đây là một quy tắc không cần thiết và thường bỏ qua nghi thức này.
Không biết liệu có điều gì sẽ thay đổi trong những thế kỷ tới, nhưng ít nhất hiện tại thì Nhật Bản vẫn luôn “kỳ lạ” như vậy!
Không biết liệu có điều gì sẽ thay đổi trong những thế kỷ tới, nhưng ít nhất hiện tại thì Nhật Bản vẫn luôn “kỳ lạ” như vậy!
Nguồn: Japan News
Theo Helino
Truyền kỳ cuộc đời Tô Ma Lạt: Cung nữ duy nhất được cả hoàng tộc kính trọng, chết đi có hoàng đế để tang, xây lăng mộ
Không xuất thân danh giá, không làm phi tần cũng chẳng tranh giành quyền lực nhưng Tô Ma Lạt lại được ca tụng là cung nữ nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa vì tài năng, đức độ của mình.
Tô Ma Lạt vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khổ ở đại thảo nguyên Khoa Nhĩ Thấm. Tên thật của bà là Tô Mạt Nhi hoặc Tô Mạt Nhĩ, theo tiếng Mông Cổ nghĩ là "cái túi làm bằng lông thú". Cuối thời vua Thuận Trị, đầu thời Khang Hy, bà đổi sang tên Mãn Thanh là Tô Ma Lạt nghĩa là "túi tiền vừa". Vốn chỉ là cung nữ hầu hạ Thái Hoàng thái hậu nhưng cả hoàng thất nhà Thanh, bao gồm hoàng đế, hoàng hậu, hoàng tử công chúa... đều tôn kính gọi là bà Tô Ma Lạt cô.
Dù xuất thân nghèo khó nhưng Tô Ma Lạt rất xinh đẹp và thông minh. Vì vậy mà quản gia phủ bối lặc Bát Nhĩ Tề Cát Đặc Bố đã lựa chọn bà làm thị nữ theo hầu Nhị cách cách Mộc Bố Thái - người sau này đã trở thành Hiếu Trang Thái hậu nổi danh trong lịch sử nhà Thanh. Bản thân Tô Ma Lạt sau khi vào phủ bối lặc cũng tạo được ấn tượng mạnh vì sự hiếu học của mình. Chỉ mất vài tháng bà đã thông thạo tiếng Mãn và Hán. Chẳng những thế Tô Ma Lạt còn nổi tiếng với tài viết chữ Mãn đẹp như bản mẫu. Vì ưu điểm này mà Hiếu Trang Thái hậu đã lựa chọn Tô Ma Lạt làm thầy dạy chữ Mãn đầu tiên cho cháu nội Khang Hy. Bản thân Hoàng đế Khang Hy cũng nhiều lần thừa nhận ông viết chữ đẹp như thế là nhờ công ơn dạy dỗ của Tô Ma Lạt.
Chân dung Tô Ma Lạt cô (Ảnh: Internet)
Chẳng những thông minh, Tô Ma Lạt còn rất khéo tay, nhất là may vá. Bất cứ bộ quần áo nào qua tay bà đều khiến mọi người phải xuýt xoa khen ngợi. Các bộ lễ phục quý giá sau này của hoàng gia nhà Thanh đều được làm dựa trên hình mẫu và thiết kế gốc của Tô Ma Lạt.
Dù Tô Ma Lạt là cung nữ có xuất thân nghèo hèn nhưng Hiếu Trang Thái hậu lại luôn coi bà như chị em ruột. Suốt 60 năm, cả hai chưa từng rời nhau nửa bước. Đặc biệt là sau khi Hoàng Thái Cực - vị vua sáng lập nhà Thanh - băng hà. Khi ấy Hiếu Trang Thái hậu chỉ mới 31 tuổi. Tô Ma Lạt vì thương Hoàng hậu khi đó phải ở góa khi còn quá trẻ nên quyết định cả đời không lấy chồng, ở lại trong cung để theo hầu chủ nhân.
Địa vị của Tô Ma Lạt trong hoàng gia đặc biệt đến mức Hiếu Trang Thái hậu gọi bà là cách cách - tôn xưng dành cho những cô gái có địa vị cao trong hoàng thất, Hoàng đế Thuận Trị luôn giữ lễ khi nói chuyện với Tô Ma Lạt và Khang Hy Hoàng đế lại gọi bà là "ngạch nương" (cách gọi mẹ theo tiếng Mãn), các hoàng tử công chúa của Khang Hy gọi Tô Ma Lạt là bà nội. Điều khiến người ta phải tôn kính Tô Ma Lạt hơn cả là dù được cả hoàng thất kính trọng nhưng chưa bao giờ bà tỏ ý kiêu ngạo, tham quyền hay lên mặt.
Chân dung Hiếu Trang Hoàng thái hậu (Ảnh: Internet)
Khang Hy lên ngôi vua, Hiếu Trang Thái hậu trở thành Thái Hoàng thái hậu và ngỏ ý muốn nâng cấp bậc cho Tô Ma Lạt. Tuy nhiên Tô Ma Lạt lại từ chối vì chỉ muốn làm cung nữ hầu hạ hoàng gia. Tô Ma Lạt theo hầu Hiếu Thái Hoàng thái hậu cho đến khi chủ nhân qua đời vào năm Khang Hy thứ 26 (1687). Khi đó, Tô Ma Lạt đã hơn 70 tuổi.
Hiếu Trang qua đời đã khiến Tô Ma Lạt đau buồn đến mức đổ bệnh, không thể tự ăn uống. Vì lo lắng cho Tô Ma Lạt cô, Khang Hy quyết định giao thập nhị aka Dận Đào - con trai Định phi, khi đó chỉ mới 3 tuổi - cho Tô Ma Lạt nuôi nấng. Dù theo quy định của triều Thanh chỉ có những ai cấp bậc từ Tần trở lên mới được nuôi dưỡng hoàng tử. Nhờ tấm lòng của Khang Hy mà Tô Ma Lạt mới có thêm động lực để sống và cống hiến cho hoàng gia. Bà dành hết mọi tâm sức để chăm sóc Hoàng tử Dận Đào.
Nhờ sự nuôi dạy kỹ lưỡng của Tô Ma Lạt mà Hoàng tử Dận Đào khỏe mạnh và phóng khoáng hơn nhiều anh em của mình. Trưởng thành, ông trở thành một trong những hoàng tử được Hoàng đế Khang Hy trọng dụng nhất vì sự thông minh và tầm nhìn rộng. Trong khi các hoàng tử khác đều bị cuốn vào cuộc chiến tranh giành ngôi báu thì Dận Đào lại đứng ở vị trí trung lập. Chính vì vậy sau khi Ung Chính lên ngôi, Dận Đào không những không bị xa lánh mà còn được phong làm Quận vương rồi thành Thân vương. Trong 35 hoàng tử của Khang Hy, Dận Đào cũng là người thọ nhất khi sống đến 79 tuổi.
Hoàng đế Khang Hy luôn coi Tô Ma Lạt cô là mẹ của mình. (Ảnh: Internet)
Ở Tô Ma Lạt có 2 thói quen kỳ lạ khiến người ta tò mò nhất. Một là cả năm bà không tắm rửa, chỉ đến đêm Giao thừa mới dùng một ít nước để tẩy rửa thân thể, sau đó sẽ uống sạch nước bẩn này. Hai là cuộc đời bà không bao giờ uống thuốc, ngay cả lúc bệnh nặng cũng không chịu dùng. Không ai hiểu lý do tại sao Tô Ma Lạt lại giữ được thói quen này này suốt hàng chục năm dù bà có đặc quyền được tận hưởng sự xa hoa trong cung cấm. Chỉ biết Tô Ma Lạt vẫn luôn sống khỏe mạnh đến hơn 90 tuổi.
Khang Hy năm thứ 44 (1705), Tô Ma Lạt cô bất ngờ đổ bệnh nặng, đi tiểu ra máu, không thể ăn uống. Thái y đều khuyên các hoàng tử nên chuẩn bị hậu sự cho bà. Lúc này Khang Hy đang đi tuần ở phía Bắc. Khi tin Tô Ma Lạt qua đời đến tai Hoàng đế, ông đã viết thư dặn dò các hoàng tử: "Bà nội có chuyện, nhớ giữ lại thêm 7 ngày mới được nhập liệm". Mục đích là Khang Hy muốn được gặp mặt ngạch nương lần cuối để chào từ biệt bà.
Để báo đáp sự cống hiến của Tô Ma Lạt cô dành cho nhà Thanh, báo đáp ân tình dạy dỗ chăm sóc của bà, Khang Hy quyết định tự mình lo liệu việc tang sự, thậm chí là để tang cho bà. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Trong đám tang của Tô Ma Lạt cô, không chỉ Vua Khang Hy bật khóc nức nở mà các hoàng tử, công chúa và phi tần cũng rơi lệ vì tiếc thương bà.
Sau lễ tang, Khang Hy quyết định đặt linh cữu Tô Ma Lạt cô ở gần linh cữu Hiếu Trang Thái Hoàng thái hậu tại điện Tạm An Phụng để chủ tớ được đoàn tụ. Đến khi Ung Chính lên ngôi, ông quyết định sửa điện Tạm An Phụng thành Chiêu Tây lăng. Ngoài việc xây lăng mộ cho Hiếu Trang Thái Hoàng thái hậu, ông còn ra lệnh xây mộ cho Tô Ma Lạt cô ở gần đó. Việc xây mộ cho Tô Ma Lạt cô cũng mất đến 5 tháng mới hoàn thành.
Phần duy nhất còn lại trong lăng mộ của Tô Ma Lạt cô. (Ảnh: Internet)
Sau khi liên minh tám nước tấn công vào Bắc Kinh, lăng mộ của Tô Ma Lạt cô cũng chịu ảnh hưởng. Dù vậy một phần lăng mộ của bà vẫn tồn tại và là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch. Vì bất cứ ai từng nghe câu chuyện về cuộc đời Tô Ma Lạt cô đều mong muốn được ghé thăm và tưởng nhớ về nàng cung nữ đặc biệt nhất trong lịch sử Trung Quốc.
(Nguồn: lunlishi)
Theo Helino
Bạn có tin rằng động vật cũng biết phép lịch sự không? Hóa ra có hẳn một quy tắc riêng đấy! Động vật hóa ra cũng có những quy tắc nhất định khi giao tiếp mà đến bây giờ chúng ta mới biết. "Lịch sự" có vẻ như là một khái niệm quá xa xôi khi chúng ta nhắc đến các loài động vật. Tuy nhiên, một khám phá bất ngờ về quy tắc giao tiếp giữa chúng sẽ có thể sẽ khiến ta...