7 nền kinh tế mới nổi có thể đối mặt nguy cơ khủng hoảng tỷ giá
Trong một phân tích mới được công bố, Tập đoàn tài chính Nhật Bản Nomura Holdings cho rằng hiện có 7 nền kinh tế mới nổi đối mặt với nguy cơ cao xảy ra khủng hoảng tỷ giá hối đoái.
Đồng tiền của nhiều nền kinh tế mới nổi đã giảm giá mạnh trong năm nay. Nguồn: Internet
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo của Nomura cho biết các nền kinh tế mới nổi được đề cập bao gồm Sri Lanka, Nam Phi, Argentina, Pakistan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine.
Trong số 7 nền kinh tế này, đã có 5 nền kinh tế rơi vào khủng hoảngtiền tệ hoặc phải nhờ đến sự hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Duy chỉ có Nam Phi và Pakistan là tình hình chưa đến nỗi quá nghiêm trọng.
Cũng theo báo cáo, có 8 nền kinh tế mới nổi khác đứng trước nguy cơ khủng hoảng tỷ giá hối đoái ở mức thấp nhất – bao gồm Brazil, Bulgaria, Indonesia, Kazakhstan, Peru, Philippines, Nga và Thái Lan.
“Đây là một kết quả quan trọng”, báo cáo ra ngày 10/9 của Nomura có đoạn viết. “Khi mà các nhà đầu tư dồn tâm điểm chú ý vào rủi ro ở các thị trường mới nổi, điều quan trọng là không đánh đồng các thị trường mới nổi với nhau. Việc phân loại cho thấy có nhiều quốc gia đứng trước nguy cơ rất thấp về xảy ra khủng hoảng toàn diện”.
Báo cáo của Nomura Holdings được dựa trên một mô hình cảnh báo sớm có tên Damocles. Mô hình này được thiết lập nhằm nhận diện sớm khủng hoảng tỷ giá hối đoái cho 30 nền kinh tế mới nổi. Mô hình đưa ra đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm dự trữ ngoại hối, mức nợ, lãi suất, mức nhập khẩu, mức xuất khẩu, mức nợ ngắn hạn, cán cân tài khóa, cán cân vãng lai… của các nền kinh tế.
Video đang HOT
Nomura cho biết, mô hình này đã giúp dự đoán trước được 2/3 trong số 54 cuộc khủng hoảng tỷ giá tại các quốc gia đang phát triển trong thời gian từ năm 1996 đến nay, với thời gian dự báo trước khi khủng hoảng xảy ra lên đến 12 tháng.
Đánh giá của Nomura cho điểm các nền kinh tế theo thang điểm từ 0-200, điểm càng cao thì rủi ro khủng hoảng càng lớn. 7 nền kinh tế có nguy cơ khủng hoảng tỷ giá cao nhất đều là những nền kinh tế có mức điểm từ 100 trở lên.
Bên cạnh 8 nền kinh tế mới nổi có nguy cơ khủng hoảng tỷ giá ở mức thấp, với điểm số là 0, còn có 15 nền kinh tế đối mặt rủi ro ở mức trung bình, với điểm số dao động từ 17-62. Trong nhóm này có Việt Nam (35 điểm) và Trung Quốc (37 điểm).
Đánh giá của Nomura Holdings về nguy cơ xảy ra khủng hoảng tỷ giá tại 30 nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam – Nguồn: Nomura/MarketWatch.
Trong số các nền kinh tế có mức độ cảnh báo cao từ Nomura, Argentina là một trường hợp điển hình. Đồng Peso của nước này đã mất giá hơn 50% so với đồng USD từ đầu năm đến nay, buộc Ngân hàng Trung ương phải nâng lãi suất lên mức 60%. Chính phủ Argentina cũng đã phải nhờ đến sự giải cứu của IMF.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một nguồn gây “hoảng loạn” cho giới đầu tư, với đồng Lira mất giá 41% từ đầu năm.
Tuy vậy, Sri Lanka mới là quốc gia có mức độ cảnh báo cao nhất, dù đồng Rupee của nước này mới chỉ giảm giá 5,5% so với USD từ đầu năm tới nay.
Còn lại trong nhóm 7 nền kinh tế bị cảnh báo cao, đồng Rand Nam Phi đã giảm giá 18,8%, đồng Pound Ai Cập giảm 0,4%, đồng Rupee của Pakistan giảm 10,3%, và đồng Hryvnia của Ukraine giảm 0,5%.
Theo An Huy/vneconomy.vn
Tỷ giá ngoại tệ ngày 15/9: USD giảm, Bảng Anh tăng giá
Tỷ giá ngoại tệ ngày 15/9 giảm so với các đồng tiền khác trong bối cảnh dữ liệu kinh tế khiến cho Cục dự trữ liên bang có thể chậm tốc độ tăng lãi suất.
Tính đến đầu phiên giao dịch (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,06% xuống còn 94,47.
Vào thứ năm, dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng ở Mỹ tăng ít hơn dự kiến trong tháng 8, tăng 0,2% so với kỳ vọng tăng 0,3%.
Số liệu lạm phát công bố sau khi dữ liệu cho thấy chỉ số giá sản xuất giảm 0,1% trong tháng trước, làm tăng lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể giảm bớt chính sách tiền tệ.
Các nhà đầu tư cũng đang quan tâm tới một loạt dữ liệu kinh tế như doanh số bán lẻ, giá xuất nhập khẩu và sản xuất công nghiệp.
Sau khi tuyên bố áp các mức thuế cao đối với các mặt hàng công nghiệp của Trung Quốc hồi tháng 7 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây còn đe dọa sẽ áp thuế bổ sung 25% đối với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cho đến nay, Bắc Kinh cũng đã đánh thuế đáp trả tương xứng và tuyên bố sẽ trả đũa nếu Mỹ tiếp tục áp các mức thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đồng euro và bảng Anh tăng cao hơn so với đồng đô la khi Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Trung ương châu Âu giữ lãi suất ổn định.
Tỷ giá EUR/USD tăng nhẹ 0,12% lên mức cao nhất trong hai tuần 1,1704, trong khi cặp GBP/USD tăng 0,14% lên 1,3126.
Lira Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm nhẹ sau khi tăng mạnh. Tỷ giá USD/TRY tăng 0,08% lên 6,0863.
Chốt phiên giao dịch hôm qua, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 22.690 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN là 22.700 đồng (mua) và 23.321 đồng (bán)
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức 23.210 đồng mua tiền mặt và 23.290 đồng bán ra. Tại ngân hàng Eximbank, tỷ giá USD niêm yết ở mức 23.190 đồng mua vào và bán ra 23.290 đồng.
Nam Hải
Theo vietnamnet.vn
Có nên đầu tư USD? Đồng USD đang có xu hướng tăng do do chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc leo thang, cũng như giữa Mỹ và một số nền kinh tế khác trên thế giới. Tuy nhiên, việc chọn đồng USD như một tài sản đảm bảo ở thị trường Việt Nam liệu có phải là khôn ngoan? Đang có xu hướng tích trữ đồng...