7 năm truy tìm kẻ đánh bom sân vận động Olympic (Kỳ 2)
Khi quá trình điều tra vẫn chưa có kết quả, có thông tin cho rằng nghi phạm chính là người đầu tiên phát hiện ra chiếc ba lô xanh chứa bom.
ảnh minh họa
Mọi nỗ lực của Alanta tập trung vào việc cứu thương. Có tới 111 người bị thương nặng, rất nhiều người chết.
Ngay sau vụ đánh bom, Richard Jewell trở nên nổi tiếng. Richard là người đầu tiên phát hiện ra điều bất thường và cảnh báo với nhiều người khác. Cảnh báo của Richard đã cứu rất nhiều người. Một số đài truyền hình và các báo tìm đến phỏng vấn Richard. Trước đây, Richard đã từng làm việc tại phòng cảnh sát Bắc Georgia. Sau vụ này, người ta nghĩ con đường sự nghiệp của Richard sẽ sáng lạng hơn.
Tuy nhiên, chỉ ba ngày sau đó, tờ The Atlanta đã có bài viết trái ngược hoàn toàn, họ đưa ra khả năng Richard chính là người đã đặt bom.
Các chuyên viên điều tra của FBI đã thẩm vấn Richard, nhiều câu hỏi liên quan được đặt ra. Richard yêu cầu luật sư riêng cho mình. Anh cho rằng mình đang bị xúc phạm và khẳng định mình vô tội. Những nghi ngờ xung quanh Richard hoàn toàn không có căn cứ.
Ngày 31/7/1996, nhân viên FBI đã tới căn hộ của Richard để tìm thêm manh mối. Rất đông các phóng viên và nhà báo cũng có mặt. Tuy nhiên, không có bất cứ manh mối nào được tìm thấy.
Tháng 8/1966, hai nạn nhân vụ đánh bom là Lorenzo Espinosa và Nancy Davis đã nộp đơn kiện Richard. Espinosa cũng kiện công ty ATT, công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ an ninh và Ủy ban tổ chức thế vận hội Olympics. Mọi chuyện dường như không được thuận lợi cho Richard.
Ngày 20/8, chuyên viên FBI đã nghỉ hưu Rackleff Dick được mời vào đội điều tra. Rackleff Dick đưa ra nhận định Richard đã nói dối những chuyện liên quan đến vụ đánh bom. Một vài ngày sau đó, mẹ Richard, bà Barbara đã xuất hiện trên truyền hình. Barbara khóc lóc đề nghị Tổng thống Bill Clinton đứng ra minh oan cho con trai mình. Tuy nhiên, bà Janet Reno, Bộ trưởng bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã từ chối yêu cầu của Barbara.
Video đang HOT
Sau một thời gian điều tra, ngày 23/10, thẩm phán Owen Forrester của Tòa án tối cao tuyên bố Richard không liên quan đến vụ đánh bom. Tới ngày 26/10, Richard được thông báo mình không liên quan đến bất kì cuộc điều tra nào về vụ đánh bom.
Tháng 11/1996, đơn kiện của Espinosa và Davis chống lại Richard bị bác bỏ. Richard vẫn là một anh hùng trong vụ đánh bom đó sau nhiều ngày tháng bị nghi ngờ.
Richard xuất hiện trở lại tại một cuộc họp báo trên truyền hình. Richard khẳng định: “Tôi không phải kẻ ném bom tại thế vận hội. Tôi đã sống 88 ngày đen tối vì bị nghi ngờ là hung thủ.” Richard cũng khẳng định mình không muốn nổi tiếng sau vụ đánh bom tàn khốc đó.
Tháng 8/1997, Bộ trưởng Bộ tư pháp Reno đã công khai xin lỗi Richard. Trong vụ này, giới báo chí đã “manh động” đưa thông tin Richard là nghi phạm khi cuộc điều tra chưa được tiến hành. Bà Reno nói: “Tôi biết những lời xin lỗi hiện tại không đủ để bù đắp những gì Richard đã trải qua trong thời gian qua.”
Tháng 10/1997, Richard được phân công công tác tại sở cảnh sát Luthersville, Georgia, một thị trấn nhỏ về phía Nam Atlanta. Tháng 5/1998, Richard lại được nhiều người biết tới khi cứu một em nhỏ thoát khỏi bạo hành của chính cha mẹ.
Tờ The Atlanta bị kiện vì đã đưa tin Richard là nghi phạm trong vụ đánh bom khi chưa có kết quả điều tra. Một số tờ báo và các đài truyền hình cũng bị cáo buộc có liên quan.
Luật sư của Richard đã đệ đơn kiện lên tòa án Georgia. Tòa án Georgia tuyên bố các tờ báo không có trách nhiệm trong vụ này. Richard đã yêu cầu tòa án tối cao Hoa Kỳ xem xét lại đơn kiện. Việc điều tra vụ đánh bom tạm thời lắng xuống.
Ở Atlanta, việc biểu tình chống nạo phá thai rất được quan tâm. Người dân ở đây lịch liệt phản đối các trung tâm nạo phá thai hoạt động. Thậm chí các trung tâm phòng khám còn bị đánh bom.
Năm 1984, hai qua bom đã phát nổ tại một phòng khám tại Atlanta. May mắn khi quả bom phát nổ vào ban đêm, không có ai ở lại phòng khám.
9h sáng ngày 16/1/1997, một quả bom phát nổ tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Sandy Springs, vùng ngoại ô lớn nhất phía Bắc Atlanta. Quả bom được đặt ở cổng sau trung tâm. Nó phá hủy gần như toàn bộ trung tâm nhưng may mắn không có ai bị thương.
Quả bom thứ hai phát nổ trong bãi để xe lúc 10h37. Quả bom này nhằm vào sở cảnh sát gần đó. Có 7 nhân viên cảnh sát bị thương, thêm một vài nhân viên làm việc trong tòa nhà gần đó.
Theo Khampha
7 năm truy tìm kẻ đánh bom sân vận động Olympic (Kỳ 1)
Vụ đánh bom diễn ra khi 50.000 người đang say sưa thưởng thức buổi biểu diễn âm nhạc.
ảnh minh họa
Khi thế vận hội thể thao Olympic diễn ra tại Atlanta, Mỹ vào mùa hè năm 1996, cả thành phố trở nên vô cùng cuồng nhiệt. Hàng trăm ngàn người, bao gồm cả dân địa phương và thập phương đổ về nơi đây để tận hưởng "bữa tiệc thể thao" đẳng cấp thế giới này.
Nhiều cuộc thi thể thao diễn ra tại sân vận động trung tâm Olympic, nơi được thiết kế và xây dựng đặc biệt cho thế vận hội. Chỉ 3 năm trước đó, năm 1993, nơi đây là một khu ổ chuột với các tòa nhà xuống cấp hoặc đổ nát. Nhiều khu vực hoàn toàn bỏ hoang hoặc cấm ở. Nhưng tới thời điểm diễn ra thế vận hội, nơi đây đã biến thành khu vực rất cuốn hút với nhiều điểm du lịch hấp dẫn như dòng suối nhân tạo lớn nhất thế giới Fountan of Rings hay Quilt Plazas, Water Gardens. Có tới 8 tòa tháp đã mọc lên. Sân vận động trung tâm Olympic có tới gần 60.000 cây xanh, với hàng ngàn mét vuông trải thảm cỏ.
Ngày 26/7/1996, ngày thứ 9 diễn ra thế vận hội, ban nhạc R&B, Jack Mack và Heart Attack, đang biểu diễn buổi hòa nhạc tại khu AT&T Global. Chừng 50.000 ngàn người đang say sưa với buổi trình diễn âm nhạc này. Bill Bergan, nghệ sĩ chơi saxophone, nhớ lại: "Đó là một trong những sự kiện vĩ đại nhất chúng tôi từng tham gia. Một đám đông khổng lồ xem chúng tôi biểu diễn, nghe chúng tôi hát. Chúng tôi đã có buổi diễn tuyệt vời".
Khi bình minh của ngày hôm sau đã ló rạng, tinh thần của đám đông vẫn còn mạnh mẽ và cuồng nhiệt.
Tới 12h trưa, một nhân viên an ninh tên Richard Jewell, 33 tuổi, chú ý tới một kẻ đeo ba lô màu xanh tiến gần tới sân khấu. Hắn nhìn bẩn thỉu, bụi bặm, to béo, tóc nâu và có những hành động rất khả nghi. Ngay lập tức, Richard chỉ hắn cho đặc vụ Tom Davis đang đứng ở gần đó. Daivs gọi đồng đội về kẻ đeo ba lô màu xanh đầy khả nghi đó. Đồng thời Richard cũng gọi cho người giám sát là Bob Ahring về kẻ lạ mặt.
Rất nhiều chuyên gia thuốc nổ liên bang lao tới khu vực. Nhận thấy nhiều dây và ống trong ba lô, họ có nhiều lý do để nghi ngờ đó là một quả bom. Đặc vụ nhanh chóng yêu cầu kẻ tình nghi rời đi cùng mình, đồng thời gọi cho đội phá bom tại trung tâm Dobbins.
Trước đó, một người dân cũng đã gọi điện báo về chiếc ba lô màu xanh có thể chứa bom. Các nhân viên an ninh đã nỗ lực đưa chừng 75 - 100 người ra khỏi khu vực bị tình nghi. Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng bởi phần nhiều trong số này đang trong trạng thái say xỉn và không hiểu điều gì đang diễn ra. Một số còn tỏ ra bất cộng tác và thô lỗ với những nhân viên an ninh đang cố gắng bảo vệ an toàn cho họ.
Trở lại với kẻ đeo ba lô màu xanh, khi Richard Jewell kêu lớn "Ra khỏi đây" để các công nhân ở gần đó nghe thấy. Ngay lập tức, nhóm người gần đó vội vã rời đi. "Tôi đã đưa chừng 11 người tới nơi an toàn. Một số người tôi phải đẩy họ ngã ở cầu thang".
Tuy nhiên, đám đông khổng lồ không phải là dễ để ra khỏi nơi nguy hiểm trong vòng thời gian quá ngắn. Đặc biệt, nỗi sợ hãi có thể khiến đám đông kinh hoàng, dẫm đạp lên nhau mà bỏ chạy. Vì thế, nhóm đặc vụ cố gắng đưa những người đang ở gần chiếc ba lô bị tình nghi rời đi càng xa càng tốt.
Richard Jewell đứng trước lối vào tòa tháp gần đó để giữ an toàn cho khu vực.
Tới 13h20, đám đông gần chiếc ba lô đã được di chuyển. Một vài người nghĩ rằng những hành động này là một phần của buổi diễn. Vivian Davis cũng nghĩ thế cho tới khi cô thấy máu chảy ra trên đầu mình.
"Đó thực sự là một cuộc hỗn độn kinh hoàng. Mọi người chạy quẩn quanh, công an lao tới phía trước", Davis nhớ lại vụ nổ.
Những mảnh vỡ rơi tứ tung. Mọi người la hét.
Jim Bacon, một phóng viên của CNN, đang đứng lúc đó cho biết một quả bom "khổng lồ" đã vang lên và mọi người ngã dí xuống đất.
Xe cứu thương và xe cảnh sát lao tới hiện trường. Từ khi thế vận hội diễn ra, Atlanta đã chuẩn bị tới 30.000 nhân viên an ninh rải trên toàn thành phố. Công viên trung tâm nhanh chóng đóng cửa và các nhân viên an ninh ngăn không cho giới truyền thông tiếp cận hiện trường. Mọi nỗ lực đều danh cho việc cứu người bị thương.
Theo Khampha
"Yêu râu xanh" hãm hại 13 phụ nữ (Kỳ 5) Liên tiếp những vụ giết xảy ra khiến người dân hoang mang. Thống đốc bang Massachusettes trao thưởng 10.000 đô la cho người cung cấp thông tin giá trị. ảnh minh họa Cảnh sát nhanh chóng điều tra về Arnold Wallace. Theo điều tra, thời điểm những vụ giết người xảy ra đều khớp với thời gian hắn trốn viện. Tuy nhiên, cảnh...