7 năm du học về Việt Nam bị sốc vì một cốc trà sữa/ cafe 70k, bát phở cũng đã 50k và mọi người vẫn chi tiêu phà phà
Người trẻ sẵn sàng cày gấp đôi gấp 3 để tăng thu nhập, chi tiêu thoáng tay. Song, không phải ai nỗ lực cũng có thể kiếm được nhiều tiền.
Và cái áp lực dồn lên họ ngày một lớn!
Cảm giác đầu tiên khi bạn trở về Việt Nam sau nhiều năm đi học xa nhà là gì?
Khi được hỏi câu này, phần đông các du học sinh đều cảm thấy “chóng mặt” bởi những sự thay đổi, phát triển quá nhanh. Từ đường sá, cơ sở hạ tầng đến những tiện ích xã hội, công nghệ,… đều “xịn sò” vượt bậc. So với hồi mới bắt đầu xách vali đi ra nước ngoài học, không ít bạn trẻ cảm thấy ngỡ ngàng vì phải mất một thời gian mới “hòa nhập” lại với nhịp sống ở quê hương.
Bên cạnh đó, vấn đề chi tiêu cũng là một “cú sốc” khác với hội du học sinh. Vẫn biết mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng tâm lý chung, nhiều bạn trẻ vẫn tự nhẩm một vài phép toán để có thể cân đối lại thu nhập – chi tiêu sao cho hợp lý và có cuộc sống ổn định, thoải mái.
Loạt thay đổi khiến Gen Z xa quê tự thấy mình “tối cổ”
Trương Vỹ Khang (SN 1998, du học sinh Thái Lan) hiện tại đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM cho biết sau khoảng 2 năm xa nhà, dù vẫn theo dõi nhưng những ngày đầu trở về vẫn cảm thấy có nhiều sự ngạc nhiên. Cậu bạn bày tỏ bản thân cảm nhận rõ được đất nước mình đang ngày một biến chuyển rõ rệt.
“Nhịp sống vội vã hơn, đường phố tấp nập hơn, các công trình mới được ra đời, các ứng dụng cũng như tiện ích xã hội ngày một nhiều hơn, tư duy con người cũng ngày càng cởi mở … Hoặc đơn giản là có những xu hướng mới liên tục được cập nhật mỗi ngày khiến cho một người trẻ Gen Z như mình cảm tưởng chỉ cần đặt cái điện thoại xuống là trở thành người tối cổ ngay lập tức” , Vỹ Khang chia sẻ.
Vỹ Khang nhận thấy nhịp sống ngày càng hối hả, hiện đại hơn rất nhiều (Ảnh: NVCC)
Đồng ý với chia sẻ này, Lưu Ái Linh (SN 1998, du học sinh Nga) cũng đang làm việc tại TP.HCM bày tỏ: “Việt Nam thay đổi rất chóng mặt. Mình nhớ khi về nhà gần như quang cảnh khu nhà mình đã rất khác, tốc độ phát triển hạ tầng đô thị thực sự rất nhanh, nhiều nơi trước khi đi chỉ mới là đồng ruộng, nhà đất lụp xụp, giờ đã là chung cư, TTTM lớn…” .
Bên cạnh đó, Linh cho hay ngoài những thứ đồ sộ có thể nhìn nhận ngay bằng mắt thì trong cuộc sống , thói quen sinh hoạt của mọi người cũng đã khác trước rất nhiều. “Có nhiều thứ thay đổi tuy rất nhỏ, mọi người có thể không để ý đến nhưng người ở xa về tiếp xúc sẽ thấy khá lạ và sốc. Ví dụ như sự phát triển mạnh của QR-code (khi mình đi chưa có QR nhiều như vậy), các app công nghệ đã có nhiều lựa chọn đặt đồ ăn, đặt vé máy bay, thanh toán phí,… tích hợp rất chuyên nghiệp” , Ái Linh nói.
Cũng giống như nhiều bạn trẻ khác quay trở lại Việt Nam sau khi đi du học chính là bởi có thêm rất nhiều ngành nghề đa dạng, cơ hội việc làm rộng mở. Ái Linh cho hay, công việc của cô liên quan đến mảng Multi – Channel Network, ngành nghề trước đây chưa được nhiều người biết đến thì giờ lại trở nên bùng nổ, được đánh giá là hot và có nhiều cơ hội hay mức thu nhập ổn định.
Ái Linh lại ấn tượng với tốc độ phát triển công nghệ như thanh toán QR-code, ứng dụng giao hàng,.
Còn với Nguyễn Anh Tuấn (SN 1997) đã có tới 7 năm học tại Hà Lan, cậu bạn cảm thấy có nhiều điều ngạc nhiên khi trở về Việt Nam.
Video đang HOT
Anh Tuấn chia sẻ: “Mình bất ngờ khi mọi người giờ không sử dụng tiền mặt nhiều mà chủ yếu sang hình thức chuyển khoản. Với một người trước khi đi du học không có tài khoản ngân hàng thì điều này khiến mình có nhiều ngạc nhiên. Thêm nữa, giờ mọi người không cần phải ra ngoài đi chợ, mua đồ ăn như trước mà có thể đặt ngay trên các app công nghệ, rất tiện lợi” .
Một cốc trà sữa/ cafe 70k, bát phở cũng đã 50k: Người trẻ sẵn sàng làm việc nhiều để chi tiêu phóng khoáng
Bên cạnh những thay đổi trên, hầu hết các bạn trẻ đều nhận ra thói quen sinh hoạt cũng đã phần nào có những sự khác biệt. Với Anh Tuấn, cậu bạn cho hay những người trẻ hiện nay có cách chi tiêu phóng khoáng hơn.
Chẳng hạn nếu trước đây những tiệm trà sữa được coi là xa xỉ, phải tiết kiệm cả tuần mới dám uống 1 cốc thì giờ đã trở nên “bão hoà” hơn.
“Mấy năm trước khi đi uống trà sữa hay cafe với mình vẫn là một thứ gì đó hơi xa xỉ chút xíu. Mình chủ yếu ngồi vỉa hè chứ không vào các quán xá nhiều. Nhưng giờ mình thấy nó phổ biến hơn với tất cả mọi người Với lại, các quán giờ cũng tập trung decor nhiều hơn, phục vụ cho việc chụp ảnh của mọi người nên mình cũng thấy lối sinh hoạt đã khác xưa khá nhiều” , Anh Tuấn bày tỏ.
Bên cạnh đó, Anh Tuấn cho biết cách đây 7 năm, mức chi phí cho sinh hoạt không quá cao. “Bữa sáng hồi đó sẽ khoảng từ 20k – 35k, bữa trưa 50k cũng đã được coi là sang xịn,… các hình thức giải trí cũng ở mức trung bình. Còn hiện tại, một cốc trà sữa hay cafe bình thường cũng đã có thể lên tới 70k rồi. So với cá nhân mình và mức chi tiêu trước đây thì mình thấy nó cao, hơn một bữa sáng rồi” , Anh Tuấn bày tỏ.
Anh Tuấn khá sốc vì mức giá thay đổi rõ rệt sau 7 năm trở về Việt Nam (Ảnh: NVCC)
Cùng chung tâm trạng, Vỹ Khang cảm thấy khá sốc khi mọi chi phí từ các nhu cầu cơ bản như ăn ngon, mặc đẹp hoặc các dịch vụ vui chơi giải trí đều tăng so với thời điểm trước khi đi du học: “Chẳng hạn như ngày trước mình có thể ăn một đĩa cơm tấm với giá 20 nghìn, nhưng hiện tại thì mình thấy giá một đĩa cơm tấm trung bình cũng đã 30 nghìn rồi. Mình chỉ nghĩ đơn giản rằng càng ngày thì mọi thứ đều có xu hướng gia tăng theo quy luật phát triển của xã hội” .
Với Ái Linh, cô bạn cho biết chi phí sinh hoạt ở Nga cũng khá cao nên có phần quen với giá cả khi về Việt Nam. Song, Ái Linh vẫn thừa nhận có cảm thấy hụt hẫng nhẹ khi một bát phở cũng đã 50k. Hay việc gọi đồ trên các ứng dụng công nghệ cũng đều trong tầm giá 50k, trong khi trước đây chỉ khoảng 30k – 35k.
“Khi về Việt Nam, lối sống thay đổi vì từ khi bắt đầu đi làm và tăng ca mình ăn ngoài nhiều hơn, gặp gỡ bonding với đồng nghiệp và dành thời gian để networking với khách hàng hơn,… Từ đó chi phí sinh hoạt cũng tăng lên nhiều so với thời sinh viên. Trung bình một tháng chi tiêu của mình rơi vào khoảng 15 – 18 triệu đồng cho các chi phí: thuê nhà, điện nước, ăn uống, giải trí, mua sắm, đi lại,…
Thường mình sẽ để khoảng 30% mức thu nhập để sử dụng cho các chi phí vui chơi, networking này, thậm chí các tháng lễ tết có thể cao hơn gấp đôi. Tuy vậy mình luôn luôn sẽ dành ra 1 khoản từ lương để tiết kiệm chứ không bao giờ tiêu sạch hết” , Ái Linh chia sẻ.
Cái khó “dồn” lên những người mới đi làm: Lương khởi điểm thấp, vẫn phải chi tiêu ở mức cao
Trên thực tế, đây vẫn là chủ đề được bàn tán rôm rả bởi mọi sự so sánh đều không mang tính chính xác. Tuy nhiên, Đức Trung (SN 1998) từng có thời gian sống ở Mỹ, Trung Quốc và hiện tại ở Việt Nam đã có những cảm nhận riêng về thu nhập, chi phí sinh hoạt ở mỗi nơi.
“Thời điểm mới sang Mỹ, mọi thứ mình thấy rất đắt đỏ. Phải mất một thời gian mình mới làm quen được với việc nếu như muốn ăn một bát phở thì giá không phải 50k, mà là gần 300k. Đi chơi cũng vậy, ở Việt Nam khi mình học cấp 3, có 200k tiêu vặt trong tuần đã thấy nhiều rồi nhưng sang Mỹ thì chưa đủ mua bát phở. Ngoài ra, tiền thuê nhà tại Mỹ hay Trung Quốc cũng tốn kha khá chi phí. Nên mình thấy mức sống ở 2 quốc gia này cũng rất cao. Nhưng đương nhiên, mức lương cơ bản tại đây khá phù hợp để mọi người chi tiêu như vậy.
Ở Hà Nội nói riêng hay các thành phố lớn tại Việt Nam, mức lương và thu nhập khởi đầu khá thấp so với mức sống hiện tại. Tức là, các bạn vẫn có thể sống được, thậm chí không gặp quá nhiều khó khăn nhưng nếu để tiết kiệm hay tích luỹ sẽ vất vả hơn” , Đức Trung nói.
Tương tự, Vỹ Khang bày tỏ đây là vấn đề mà nhiều bạn trẻ cũng hay than thở rằng thu nhập không đủ chi trả cho cuộc sống. Chẳng hạn sinh viên mới ra trường, mức lương khởi điểm trung bình là 7 triệu sẽ rất khó để duy trì cuộc sống ở các thành phố lớn.
Vỹ Khang cho biết ở Bangkok (Thái Lan), thu nhập trung bình là khoảng 26.000 Baht (khoảng 19 triệu VNĐ), dường như cao hơn so với thu nhập bình quân tại TP.HCM nhưng mức sống của cả hai thành phố lại khá tương đương.
Tuy nhiên, Vỹ Khang cũng cho hay, quan trọng nhất vẫn phải là tiết kiệm và chi tiêu vừa đủ so với mức thu nhập của bản thân thì ở bất kỳ thành phố, quốc gia nào cũng sẽ ổn định và có tâm lý thoải mái.
“Thông thường mình thường trích ra khoảng 10-15% trong tổng số thu nhập hằng tháng để gửi vào tài khoản tiết kiệm. Mình chọn gửi tiết kiệm online vì an toàn và lãi suất mình có được sau mỗi kỳ hạn gửi. Số tiền tiết kiệm này mình dùng để phòng trường hợp xảy ra các sự cố, đau bệnh hoặc xa hơn là các dự định trong tương lai” , Vỹ Khang chia sẻ.
Khách Tây đòi trao "giải Olympic" cho màn giao đồ ăn cực đẳng cấp tại Sài Gòn
Xem xong đoạn clip này ai cũng ngỡ ngàng như được xem biểu diễn xiếc đường phố tại Việt Nam.
Tuy là một thành phố hiện đại với nhịp sống hối hả và không ngừng nghỉ, thế nhưng đâu đó ở Sài Gòn vẫn luôn ẩn chứa những hình ảnh độc đáo, khiến nhiều du khách khi đặt chân đến không khỏi ngạc nhiên. Trong một video gần đây lan truyền trên mạng xã hội, hình ảnh một người bán hủ tiếu, mì gõ ở Sài Gòn có màn giao đồ ăn "đẳng cấp thượng thừa" thu hút sự chú ý và lời khen ngợi của đông đảo du khách quốc tế.
Màn giao đồ ăn cực đẳng cấp ở Sài Gòn khiến ai nấy cũng trầm trồ.
Theo đoạn video, hình ảnh một người bán hủ tiếu, mì gõ với màn giao đồ ăn "đẳng cấp thượng thừa" đã khiến nhiều người phải trầm trồ. Người bán hàng đạp xe đạp len lỏi giữa dòng xe cộ tấp nập trên con phố đông đúc. Điều đặc biệt là anh chàng này vừa một tay điều khiển xe, tay kia bưng một khay thức ăn đầy ắp với 5-6 tô mì, hủ tiếu mà vẫn giữ thăng bằng một cách đáng kinh ngạc. Không chỉ vậy, trên gương mặt anh luôn nở nụ cười tươi, bình thản như đang thực hiện một công việc hết sức nhẹ nhàng.
Sự điêu luyện thể hiện qua cách người đàn ông vừa đi xe đạp vừa giữ thăng bằng cho khay đồ ăn cực đỉnh.
Với sự thành thạo và khéo léo trong từng động tác, anh giao đồ ăn không khác gì đang trình diễn một màn xiếc. Cả cư dân mạng lẫn du khách quốc tế đều không khỏi ngạc nhiên và cảm phục trước kỹ năng điêu luyện này. Một du khách đã không giấu nổi sự ngưỡng mộ và đùa vui rằng màn giao đồ ăn này xứng đáng có một sự kiện Olympic riêng.
Rất nhiều bình luận bày tỏ sự bất ngờ về tài năng của người đàn ông này:
- Trời ơi, khả năng giữ thăng bằng của anh ấy thật đáng kinh ngạc.
- Thật sự trân trọng nỗ lực của những người bán hàng ở Sài Gòn khi vừa bê mì bằng một tay vừa điều khiển xe đạp.
- Đây quả là một màn giao hàng hoành tráng.
- Wow! Anh ấy có thể đạp xe và mang hết tất cả các bát đồ ăn trên một khay như vậy sao?
- Wow, thật là tài năng.
Anh chàng vô cùng niềm nở khi được du khách hỏi han về quán ăn của mình.
Được biết, người đàn ông trong đoạn video là chủ một quán ăn nhỏ ở ngay quận 1, Sài Gòn. Anh cùng vợ mình đã mở hàng ăn được hơn 22 năm, quán phục vụ đủ loại món ăn bình dân như mì gõ, hủ tiếu, nui, hoành thánh, mì gói... những món ăn quen thuộc với người dân Sài Gòn. Với sự thân thiện và cách phục vụ nhanh nhẹn, quán của anh đã trở thành địa điểm quen thuộc đối với nhiều người dân địa phương.
Thực khách đến tận quán để thưởng thức món ăn.
Màn giao đồ ăn "độc lạ" này không chỉ là kỹ năng đặc biệt mà anh đã rèn luyện suốt hàng chục năm, mà còn là minh chứng cho sự chăm chỉ và đam mê với nghề của những người bán hàng rong Sài Gòn. Dù công việc có phần vất vả, nhưng anh vẫn giữ được sự vui vẻ và tận tâm, mang lại niềm vui nhỏ bé cho khách hàng qua những tô mì nóng hổi.
Đoạn clip trên không chỉ khiến cư dân mạng trầm trồ mà còn tạo ra ấn tượng sâu sắc với du khách nước ngoài. Với kỹ năng điêu luyện, sự tận tâm và vui vẻ trong công việc, người bán hàng rong này không chỉ mang đến cho thực khách những bữa ăn ngon mà còn là một phần của văn hóa độc đáo, năng động của Sài Gòn. Có lẽ, hình ảnh ấy sẽ mãi lưu lại trong ký ức của những ai từng ghé qua thành phố này, và biết đâu, trong tương lai, chúng ta sẽ thấy một "Olympic giao đồ ăn" được tổ chức như lời đề xuất hóm hỉnh của du khách!
Mua tập truyện ngắn của một nhà văn nổi tiếng Việt Nam về đọc, độc giả Trung Quốc sững sờ bình luận: "Hay đáng kinh ngạc!" Nhiều độc giả Trung Quốc để lại những bình luận ngợi khen và cho điểm đánh giá cao. Nam Cao, sinh năm 1915, tên là Trần Hữu Tri, là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam vào thế kỷ 20. Ông được đánh giá là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940-1945, "nhà...