7 món ngon phải thử ở Châu Đốc
Bún cá, cơm tấm hay tung lò mò là ba trong số món ngon du khách nên tìm thử khi có dịp đến Châu Đốc.
7 món ngon phải thử trong chuyến du lịch Châu Đốc
Bún cá: Là món ăn nổi tiếng ở An Giang, bún cá Châu Đốc không do người Việt sáng tạo mà du nhập từ nước láng giềng Campuchia. “Linh hồn” của món này nằm ở vị nước lèo được nêm nếm từ mắm cá linh và mắm ruốc. Đây là một trong số món ăn bày bán khá phổ biến ở trung tâm Châu Đốc, bạn có thể dùng vào bữa sáng. Nước lèo có màu vàng nhạt do còn có thêm củ nghệ giã nát. Bắc trên bếp lửa riu riu, cá hoà cùng nước hầm xương tạo nên độ hấp dẫn. Ngày nay, nhiều nơi còn hầm thêm xương ống để nước ngọt hơn và phục vụ kèm thịt heo quay. Trong tô bún có các loại rau ở dưới cùng như bông điên điển, một đặc sản từ những cánh đồng miền Tây. Giá mỗi suất ăn trung bình 20.000 đồng, có quán xa trung tâm bán tô bún cá chỉ 10.000 đồng.
Cơm tấm: Du lịch Châu Đốc, đi dọc các trục đường Lê Lợi, Thủ Khoa Huân hay quanh chợ Châu Đốc, du khách sẽ dễ tìm thấy một quán cơm tấm thơm ngon. Món ăn quen thuộc ở miền Tây, khiến khách thòm thèm bởi vị nước mắm chua ngọt kèm miếng thịt nướng mềm, nêm nếm vừa miệng. Khác với thông thường, đồ ăn kèm của cơm tấm ngoài củ cải ngâm chua, ở Châu Đốc còn có cải ngâm chua, khiến hương vị món trở nên mới mẻ. Cơm ăn chắc bụng nên bạn có thể dùng vào bữa sáng để nạp năng lượng cho ngày mới. Giá mỗi đĩa cơm tấm sườn bì chả khoảng 25.000 – 30.000 đồng.
Các loại mắm: Châu Đốc còn được mệnh danh là “vương quốc mắm” của miền Tây. Đến chợ Châu Đốc hoặc chân núi Sam, du khách sẽ thấy hàng chục loại mắm khác nhau như mắm Thái, cá lóc, cá linh, ba khía, cá sặc, cá trèn… Mắm ở Châu Đốc thiên vị ngọt nhưng dư vị lại mặn, ăn đưa cơm. Bạn có thể thưởng thức hương vị ngay tại chỗ, trong các nhà hàng hoặc mua mang về làm quà. Giá từ vài chục đến hơn trăm nghìn đồng cho mỗi kg mắm.
Bánh hỏi thịt nướng: Bánh hỏi là món dễ thấy ở miền Tây, đặc trưng là tơi và mềm. Bánh hỏi ăn cùng thịt nướng lại càng thơm ngon khi những miếng thịt đã được ướp kỹ đem nướng trên than hồng, thơm phức và đậm đà. Bánh hỏi sẽ không ngon nếu thiếu chút mỡ hành và đậu phộng giã nhỏ. Chén nước mắm pha chua ngọt được phục vụ kèm làm tăng vị món ăn. Bạn có thể chan trực tiếp hoặc để chấm riêng. Nhiều quán còn cho thêm chả giò, chả cá. Giá mỗi suất 25.000 đồng.
Video đang HOT
Hủ tiếu bò viên: Các quán hủ tiếu nằm nhiều ở trung tâm thành phố. Món ăn phù hợp cho bữa sáng hoặc xế chiều. Món ăn bình dân nhưng hấp dẫn nhờ sợi hủ tiếu không giống ở Sài Gòn. Sợi hủ tiếu ở đây vừa mềm vừa dai, cọng nhỏ. Nước lèo được nấu từ xương giò heo nên thơm ngọt tự nhiên. Bò viên vừa giòn vừa dai, và thơm nức mùi bò. Mỗi bát có khoảng 5-6 miếng nhỏ. Giá mỗi tô 20.000 đồng.
Tung lò mò: Tung lò mò là một đặc sản của người Chăm ở Châu Đốc, thoạt nhìn khá giống với lạp xưởng. Dạo quanh các con đường xa trung tâm, bạn sẽ không khó để bắt gặp cảnh những sâu tung lò mò đã được chế biến, phơi trước cửa nhà. Tên của món ăn được đọc lệch từ tiếng Chăm là “tung lamow”, có nghĩa là ruột bò. Người Chăm Islam theo đạo nên kiêng thịt heo, chính vì thế mà món ăn càng trở nên phổ biến trong các dịp đặc biệt trong nghi thức tôn giáo. Du khách đến du lịch Châu Đốc có thể tìm thử tung lò mò loại chua và không chua. Những miếng tung lò mò được cắt khoanh rồi đem nướng trên bếp than là cách làm khá phổ biến. Khi chín tới, hương thơm từ bếp toả ra ngào ngạt, tung lò mò được đem xuống rồi cắt khoanh nhỏ vừa ăn. Món này ăn rất đưa cơm. Giá mỗi kg khoảng 150.000 – 250.000 đồng.
Bún mắm: Bún mắm gây ấn tượng bởi nước lèo có màu nâu bắt mắt của mắm nhưng lại trong và thơm ngọt vị cá. Không chỉ riêng Châu Đốc mà nhiều nơi ở miền Tây, du khách vẫn có thể tìm ăn món này. Món ăn có gốc từ Campuchia, rồi được biến tấu theo cách nấu của người Việt. Thay vì dùng mắm bò hóc (prohok), bún mắm ở miền Tây nấu bằng cá linh, ăn kèm với thịt heo quay và trứng vịt lộn. Nhiều tô bún mắm còn có thêm tôm, chả cá, thịt heo làm phong phú hương vị. Rau muống chẻ ngọn, bắp chuối, giá đỗ và rau diếp cá là các loại thường dùng chung. Món ăn có giá khoảng 25.000 – 35.000 đồng một tô. Ảnh: Liam Luu.
Theo Ivivu
Bữa sáng trong hẻm ở trung tâm Sài Gòn
Buổi sớm trong những con hẻm nhỏ, nắng vàng như rót mật lên bức tường cũ, khách ngồi thưởng thức phở, cơm tấm hoặc bánh mì.
Bữa sáng trong hẻm ở trung tâm Sài Gòn
Quán phục vụ bữa ăn tại các con hẻm thường có bếp nằm xa, nhân viên luân phiên bưng đồ ra cho khách. Bữa sáng trong hẻm mang phong cách bình dân nên được nhiều người Sài Gòn lựa chọn. Bánh mì là một trong những món ăn sáng phố biến nhất. Toạ lạc trên đường Cao Thắng là tiệm bánh mì bán từ năm 1960. Bên cạnh những ổ bánh mì giòn rụm có nhân đầy đặn với ưu điểm nhanh và gọn, thì bánh mì phục vụ trong chảo là "đặc sản" của địa chỉ này.
Một phần thập cẩm bao gồm trứng gà, thịt nguội, xúc xích, chả cá, chả lụa được chiên cháy cạnh nóng hổi, dùng kèm ổ bánh mì và đồ chua để riêng. Thực khách có thể gọi theo sở thích. Nơi đây mở cửa từ 6h đến 11h hàng ngày. Giá mỗi chảo thập cẩm từ 50.000 đến 60.000 đồng.
Lối nhỏ quanh co dẫn vào các khu chợ có nhiều quán ăn ngon. Một trong số đó là quán bánh cuốn của cụ bà Triệu My Thầu (ngoài cùng bên trái) giữa lòng chợ Bàn Cờ, quận 3. Là người Lạng Sơn nhưng món bánh cuốn của cụ bà được làm theo kiểu miền Nam, với phần nhân xào thập cẩm ăn kèm nước chấm chua ngọt. Nhờ vậy mà quán nhỏ hơn 40 năm tuổi này trở thành điểm ăn sáng quen thuộc của cư dân xung quanh. Đĩa bánh cuốn nóng hổi, mềm mịn, nổi bật với phần chả giòn và dai. Mỗi đĩa có giá 32.000 đồng, ai ăn thêm nem thì trả thêm 5.000 đồng.
Không nổi tiếng nhưng hàng trăm quán ăn bình dân nằm trước các con hẻm vẫn là sự lựa chọn của nhiều người Sài Gòn. Đó có thể do hương vị quen thuộc hoặc sự tiện lợi, giá cả phù hợp.
Không gian thưởng thức không được chăm chút nhưng mang đến thực khách cảm giác thoải mái.
Phở là một trong những món ăn sáng quen thuộc. Len vào sâu trong con hẻm trên đường Pasteur, quận 1, bạn sẽ tìm thấy quán phở Minh, một trong những tiệm phở gắn bó với nhiều thế hệ người Sài Gòn suốt hơn nửa thế kỷ qua. Theo bà Sáu Dần (chủ quán), tiệm ngày xưa chỉ là một xe đẩy nhỏ trong hẻm. Đến năm 1950, gia đình bà mới có một gian nhà nhỏ để kê bàn và bắt đầu đón khách. Quán phục vụ khách những tô phở có nước dùng thanh, ngọt từ xương mà không có thêm phụ gia. Thoảng trong hơi khói toả ra từ nồi nước dùng đang sôi ở góc nhà là mùi gừng nóng ấm. Thực khách đến đây có thể gọi các suất tái, nạm, gân theo sở thích. Mỗi suất có giá trung bình 50.000 đồng. Địa chỉ này chỉ phục vụ khách bữa ăn sáng.
Các món sợi phổ biến khác có thể kể đến hủ tiếu, bánh canh... giá khoảng 30.000 đồng mỗi tô.
Cơm tấm không phổ biến vào buổi sáng như các món trên nhưng không thể không kể đến. Nhiều người quan niệm rằng, ăn sáng với cơm tấm sẽ là một "khởi đầu chắc bụng" và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nhiều quán ăn gây chú ý bởi bếp nướng thịt nằm ở mặt đường. Hừng đông, mùi thơm của thịt theo những làn khói toả ra từ bếp than hấp dẫn người qua đường. Thịt được ướp thêm mật ong nên không bị khô, phủ lên cơm cùng chả và trứng. Mỗi đĩa cơm có giá từ 25.000 đồng.
Kết thúc bữa sáng, người dư dả thời gian sẽ tìm đến một quán cà phê để thưởng thức. Bạn có thể thử cà phê vợt, một phương thức pha chế vốn còn rất ít người duy trì ở Sài Gòn. Thay vì dùng phin hay pha trực tiếp từ bột cà phê, các quán sử dụng chiếc vợt bằng vải để lọc. Cách pha này trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi người làm phải thật tỉ mỉ và am hiểu công thức để cho ra ly cà phê đúng vị. Địa chỉ gợi ý là quán cà phê Cheo Leo ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật hay quán của ông bà Ba ở hẻm 330 đường Phan Đình Phùng. Mỗi quán đều do những người lớn tuổi làm chủ, hiện có thêm con cháu phụ giúp.
Đi xa hơn từ trung tâm thành phố đến quận 5, bạn có thể trải nghiệm vị cà phê vợt của người Hoa. Theo con đường chính dẫn vào chợ Phùng Hưng, bạn sẽ tìm ra quán Ba Lù dù địa chỉ này nằm lọt thỏm giữa những sạp quần áo, hàng đồ ăn. Nước cà phê được pha bằng vợt thường loãng chứ không sánh đặc. Ly cà phê đen ở các quán có mùi thơm dễ cảm nhận bằng mũi. Giá mỗi ly từ 15.000 đồng.
Theo Ivivu
Quán cơm 'sà bì chưởng' hơn 4 thập kỷ ở Sài Gòn 45 năm qua, hàng cơm nhỏ ở quận 4 bắt đầu đón khách từ 11h và luôn tấp nập cho đến 1h sáng hôm sau. Quán cơm tấm 'sà bì chưởng' hơn 4 thập kỷ ở Sài Gòn Cơm tấm Mai nằm trên đường Đoàn Văn Bơ, con đường nhỏ lúc nào cũng đông xe qua lại. Anh Nguyễn Hoàng Phương, chủ quán,...