7 món mỹ phẩm không nên phí tiền mua
Không phải sản phẩm làm đẹp nào cũng mang đến tác dụng tương xứng với số tiền bạn bỏ ra.
1. Sữa rửa mặt đắt tiền: Theo bác sĩ da liễu Christine Choi Kim ở Santa Monica (California, Mỹ), sữa rửa mặt chỉ lưu lại trên da mặt trong thời gian ngắn. Vì vậy, chúng hiếm khi có quá nhiều tác dụng ngoài loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn. Giá tiền không ảnh hưởng đến chất lượng của sữa rửa mặt bằng thành phần bên trong nó. Hãy tìm kiếm sữa rửa mặt có độ pH thấp, không chứa chất tẩy rửa khắc nghiệt. Nếu muốn đầu tư hơn cho việc làm sạch, bạn có thể mua máy rửa mặt sử dụng công nghệ làm sạch sâu kết hợp massage. Ảnh: Green People.
2. Kem chống nắng đắt tiền: Phó giáo sư lâm sàng về da liễu tại trường Y Yale (Connecticut, Mỹ) – Mona Gohara – cho biết: “Kem chống nắng đắt tiền không có nghĩa nó giúp bảo vệ da bạn tốt hơn các loại kem chống nắng khác”. Những sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF trên 30 cung cấp khả năng chống tia UVB hiệu quả. Một số hoạt chất chống tia UVA đáng tin cậy là titan dioxide, zinc oxide, avobanzone, ecamsule (Mexoryl SX) và tinosorb. Đây là các yếu tố cần được quan tâm khi mua kem chống nắng. Ảnh: @anessa_official_shiseido.
3. Kem chống nắng có chỉ số SPF rất cao: Phó giáo sư Mona Gohara giải thích: “Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất về kem chống nắng là loại có SPF cao hơn sẽ mang lại tác dụng bảo vệ da gấp đôi, gấp ba loại thấp hơn”. Thực tế, xét về khả năng chống tia UVB, kem chống nắng có SPF 30 chặn 95%, SPF 50 chặn 97% và SPF 100 chặn 99% tia UVB. Ảnh: Sassy Townhouse Living.
4. Kem trị tình trạng cellulite: Cellulite – da sần vỏ cam – là kết quả của việc các mô mỡ dưới da phình ra, tạo sự không bằng phẳng trên bề mặt. Bác sĩ da liễu David Bank ở New York (Mỹ) cho biết: “Cellulite là quá trình sinh học phức tạp không thể sửa chữa dứt điểm bằng mỹ phẩm”. Ông cho rằng nhiều loại kem có thể tạm thời làm mịn tình trạng cellulite bằng cách dưỡng ẩm, giúp vết lõm đầy lên. Ảnh: Getty.
Video đang HOT
5. Kem trị rạn da: Theo phó giáo sư Mona Gohara, mỹ phẩm thông thường không thật sự hiệu quả với các vết rạn. Để cải thiện tình trạng rạn da, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ da liễu về phương pháp điều trị bằng laser. Một số tia laser giúp kích thích tăng sinh collagen, làm mất màu đỏ của những vết rạn da mới, đồng thời chữa lành các vết cũ đã chuyển sang màu trắng. Ảnh: Uptown Medical Wellness.
6. Sản phẩm thu nhỏ lỗ chân lông: Lỗ chân lông rất khó để thu nhỏ về thời điểm ban đầu, đặc biệt nếu bạn có làn da dầu, dễ bị mụn. Một số mỹ phẩm như tinh chất, serum, kem dưỡng chứa retinoids giúp tăng tốc độ luân chuyển tế bào, làm thông thoáng lỗ chân lông. Điều này góp phần giảm bớt sự mở rộng của lỗ chân lông. Ảnh: Skincare.
7. Mỹ phẩm chăm sóc da theo trào lưu: Làn da mỗi người mang đặc điểm khác nhau. Sản phẩm làm đẹp được quảng cáo “dành cho mọi loại da” chưa hẳn sẽ phù hợp với da bạn. Tác dụng của mỹ phẩm có thể không giống như nội dung tiếp thị hoặc ý kiến từ nhiều người. Điều bạn cần làm là tìm hiểu bảng thành phần của mỹ phẩm để tìm ra những chất dễ gây kích ứng hay nổi mụn. Ảnh: Pinterest.
9 lý do khiến nam giới sớm có nếp nhăn
Một số thói quen hàng ngày âm thầm phá hủy làn da của phái mạnh.
1. Phơi nắng: Theo Verywell Health , tiếp xúc với ánh nắng mà không có sự bảo vệ là nguyên nhân hàng đầu gây nếp nhăn. Tia UVB từ mặt trời khiến da bị bỏng nắng, ửng đỏ và đau rát. Tia UVA mang bước sóng dài có thể đi sâu vào lớp hạ bì, phá hủy collagen làm da bị chảy xệ. Tia UVA tồn tại quanh năm, bất kể khi nào có ánh sáng ban ngày. Nếu không thoa kem chống nắng thường xuyên, làn da sẽ sớm xuất hiện nếp nhăn, đốm nâu hay tàn nhang. Theo Ảnh: Jonnie Chambers, The Man Mag.
2. Hút thuốc lá: Những chất hóa học trong thuốc lá khiến collagen và elastin bị phá hủy. Đây là 2 thành phần trong cấu trúc da giúp duy trì vẻ ngoài dẻo dai, mịn màng. Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá làm gia tăng tốc độ lão hóa, dẫn đến các nếp nhăn sớm xuất hiện trên mặt và cơ thể. Ảnh: Pinterest.
3. Không chăm sóc da: Ngày nay, ô nhiễm môi trường, thực phẩm, nguồn nước tác động tiêu cực đến sức khỏe của da. Nếu không dưỡng da thường xuyên, mụn và các dấu hiệu lão hóa sẽ tấn công làn da phái mạnh. Làm sạch da 2 lần/ngày, dưỡng ẩm và chống nắng kỹ là những điều cần thiết để duy trì vẻ ngoài điển trai. Bên cạnh đó, đừng quên tẩy da chết 1-2 lần/tuần nhằm thúc đẩy sản sinh tế bào mới, giảm nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông. Ảnh: Getty.
4. Ăn nhiều thức ăn nhanh và chế biến sẵn: Theo Healthline , thực phẩm ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe làn da. Đồ ăn chiên trong dầu ở nhiệt độ cao giải phóng các gốc tự do. Gốc tự do đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Trong khi đó, tiêu thụ nhiều muối hút nước ra khỏi da, dẫn đến mất nước và tình trạng nhăn nheo. Ảnh: Engoo.
5. Tiêu thụ nhiều đường: Sau khi đường được tiêu hóa, nó trải qua quá trình gọi là glycation. Glycation liên kết với các protein khác nhau trong cơ thể, bao gồm collagen và elastin. Bác sĩ da liễu Kristina Goldenberg ở New York (Mỹ) giải thích trên Eat This : "Bằng cách liên kết với các khối xây dựng bên trong da, đường làm suy yếu collagen và elastin, dẫn đến sự xuất hiện của nếp nhăn. Glycation cũng tạo ra các sản phẩm độc hại gây lão hóa sớm hơn". Ảnh: Rightasrain.
6. Ngủ kém: Trong lúc ngủ, làn da diễn ra chu trình tái tạo, sửa chữa. Nó bao gồm sản xuất collagen, ngăn ngừa da chảy xệ và nếp nhăn. Thiếu ngủ khiến chu trình trên bị gián đoạn, gây suy giảm độ đàn hồi, căng mịn của da. Ngủ không đủ giấc cũng làm giảm khả năng duy trì độ ẩm tự nhiên, hình thành nếp nhăn trên da. Ảnh: The Healthy.
7. Sử dụng cơ mặt thường xuyên: Nheo mắt, nhăn trán và các biểu hiện khác trên gương mặt là kết quả của quá trình co cơ. Những chuyển động của cơ khiến tế bào da bị ép lại, hình thành nếp nhăn và giảm khả năng đàn hồi. Ảnh: Westgroupe.
8. Màu da: Melanin - sắc tố tạo màu da, giúp bảo vệ da bằng cách hấp thụ tia UV từ mặt trời. Tác hại của ánh nắng giảm đi nghĩa là có ít nếp nhăn hơn. Do đó, những có làn da sẫm màu (có nhiều melanin) sẽ có xu hướng hình thành nếp nhăn chậm hơn người có làn da sáng. Ảnh: Men's Journal.
9. Tuổi tác: Khi lớn tuổi, bạn dễ mất nhiều chất béo dưới da. Sự suy giảm lượng chất béo trên mặt dẫn đến các nếp nhăn trông rõ hơn. Ảnh: Getty.
Ai cũng biết dùng kem chống nắng là BẮT BUỘC nhưng chọn loại nào, dùng thế nào mới đúng? Một số loại mỹ phẩm tuy có sẵn SPF nhưng phải cần một lượng lớn mới đủ SPF cần thiết để bảo vệ da. Vì vậy, tốt hơn hết là nên sử dụng thêm kem chống nắng để "tăng đô" bảo vệ da tốt nhất nhưng không nên trộn lẫn kem vào mỹ phẩm nhé! Điểm mặt nhớ tên... thuật ngữ kem chống...