7 món cơm tuyệt ngon, có thể đãi khách cuối tuần để chị em đỡ phải bày biện nhiều thứ
Món cơm nào cũng ngon, dễ ăn, chắc chắn khách tới chơi nhà hoặc các thành viên trong gia đình đều thích.
1. CƠM TẤM SƯỜN
Nguyên liệu:
- 1kg sườn cốt lết cắt dày
- Xà lách, cà chua ăn kèm.
Gia vị ướp:
- 4 muỗng canh mật ong
- 3 muỗng canh nước tương
- 2 muỗng canh dầu hào
- 1 muỗng canh đường
- 2 muỗng canh tương ớt
- 1 muỗng canh nước cốt chanh
- 1 muỗng canh tỏi mài nhuyễn
- 1 muỗng canh hành tím mài nhuyễn
- 2 muỗng canh dầu ăn
Cách làm:
- Sườn rửa nước muối loãng, rồi rửa lại nhiều lần dưới vòi nước. Cho ra rổ để ráo nước. Dùng cây đập thịt dần sơ để thịt mềm hơn.
- Tỏi, hành tím mài nhuyễn
- Rau ăn kèm rửa sạch để ráo.
- Ướp cốt lết với tất cả gia vị trên bài, ướp ít nhất 1 tiếng hoặc ướp qua đêm sẽ rất ngon. (Các bạn hãy nhớ giữ lại nước sốt ướp thừa nhé).
- Cho cốt lết đã ướp lên vỉ nướng, nướng ở nhiệt độ 200C trong 15 phút.
- Sau đó mở nắp phết thêm sốt ướp lên toàn miếng sườn, rồi trở mặt còn lại nướng tiếp 10p.
- Dọn ra đĩa và trang trí. Nén cơm vào chén rồi cho ra đĩa, kèm đồ chua, xà lách và cà chua.
- Chan mỡ hành, chén nước mắm pha.
2. CƠM GÀ HỘI AN
Nguyên liệu
- Gà mái ta hoặc gà trống: 1 con tầm 1,5kg đổ lại.
- Gạo tám thái (tuỳ nấu nhiều hay ít): 400gr
- Mỡ gà (lọc ở phần con gà nếu gà nhiều mỡ, nếu ít mỡ phải mua thêm khoảng 200gr, không có mỡ gà thì có thể thay mỡ lợn hoặc dầu ăn)
- 1 nhánh gừng – 4 củ hành tím – 2 củ tỏi – 1 củ hành tây – rau răm: 1 mớ – rau mùi ta: một mớ
- Hành lá: vài cây – chanh quả: 3 quả – Nghệ củ: 1 củ
- Các loại gia vị khác cần chuẩn bị: xì dầu, hành lá, muối, đường trắng, nước mắm, tương ớt, ớt quả…
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế:
- Nghệ tươi xay nhỏ cùng 50ml nước trắng, lọc lấy phần nước nghệ và bã nghệ để riêng.
- Gà rửa sạch, xát bã nghệ và chút muối lên khắp mình gà. Phần lòng mề gà thái nhỏ, ướp với chút nước mắm, hạt tiêu, hành băm nhỏ để riêng.
Bước 2: Luộc gà
- Đun nồi nước cho 2 củ hành tím, 1 nhánh gừng đập dập, 2 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê muối tinh, đun sôi tầm 60-70 độ đừng để sôi quá. Cách luộc này giúp da gà làm quen dần với nước nóng và không bị nóng quá đột ngột làm nứt da gà. Cầm cổ gà nhúng vào nồi nước luộc lật qua lật lại, đến khi da gà căng bóng đều toàn bộ con gà thì lúc này mới bật lửa to đun sôi, khi nước vừa sôi đổ ngay một bát nước lạnh vào nồi luộc gà và đun sôi trong 15 phút rồi tắt bếp, lửa to vừa tránh làm nứt gà, đậy vung ngâm gà trong nồi khoảng 30 rồi vớt ra ngâm ngay vào bát nước đá lạnh có pha chút muối hoặc cầm phần cổ gà nhấc lên, dùng nước lạnh dội vài lần từ trên xuống.
- Đợi gà nguội hẳn mới vớt ra để ráo nước và lọc lấy phần thịt. Nếu không có nghệ tươi dùng bột nghệ để xát lên da gà nhưng dùng nghệ tươi là thơm ngon nhất.
- Hành tỏi, băm nhỏ để riêng từng phần.
Bước 3: Cách nấu cơm gà
- Vo gạo thật sạch, để thật ráo nước. Bắc chảo lên bếp cho ba thìa canh mỡ gà vào, nếu không có mỡ gà thì thêm dầu ăn hoặc mỡ lợn.
Video đang HOT
- Dầu nóng cho vào 2 thìa cà phê tỏi băm và 2 thìa cà phê hành tím băm nhỏ, trút hết chỗ gạo đã vo sạch để ráo vào, thêm 2 thìa canh nước nghệ tươi đã lọc bã, xào đến khi hạt gạo khô, màu trắng đục, rời nhau thì đổ vào nồi cơm điện. Thêm vào một thìa cà phê bột canh, đổ nước luộc gà vào nấu như nấu cơm bình thường, không cần đổ quá nhiều nước như mọi khi nấu cơm vì gạo đã rang cùng mỡ gà sẽ không nở nhiều.
Bước 4: Làm gỏi
- Đu đủ, cà rốt bào sợi trộn với chút muối và nước đun sôi để nguội ngâm khoảng 10-15 phút, vớt ra vắt sạch nước, cân lên được khoảng 200gr trộn với 2 thìa canh dấm, 1 thìa canh đường, 1 thìa cà phê tỏi băm nhỏ, trộn đều và bọc lại cất ngăn mát tủ lạnh.
- Hành tây thái nhỏ ngâm vào bát nước đá lạnh, vớt ra trộn với chút dấm và đường, bọc màng bọc thực phẩm cất ngăn mát tủ lạnh cho hành được tươi và giòn.
- Rau răm thái rối, hành lá,rau mùi thái nhỏ.
- Gà nguội xé nhỏ, để riêng.
- Cách trộn gà rau răm: cho một ít gà xé nhỏ cùng hành tây vào bát trộn, thêm rau răm thái rối và 3 thìa canh nước trộn theo cách pha phía dưới, nếu nhạt thì cho thêm theo khẩu vị.
Bước 5: Pha nước chấm
- Cách pha nước chấm và cũng là nước trộn gỏi gà rau răm: 3 thìa canh nước cốt chanh 2 thìa canh đường 3 thìa canh nước mắm 1 thìa cà phê tỏi băm 1 thìa cà phê gừng băm 1 thìa cà phê ớt. Khuấy đều các nguyên liệu (phần hỗn hợp nước chấm này dùng để trộn gỏi gà, nếu dùng không hết thì để làm nước chấm chứ không cho hết vào trộn gỏi gà một lúc sẽ bị mặn).
- Phi thơm chút hành tỏi, cho lòng gà vào xào săn, chín, cho vào một bát con nước luộc gà, nêm nếm cho vừa miệng, đậm đà hơn một chút dùng làm nước rưới lên cơm.
Bước 6: Nấu canh, mỡ hành
- Đun sôi lại nước luộc gà, thêm vào chút hành lá và rau mùi làm nước canh.
- Đun sôi chút mỡ gà, mỡ lợn hoặc dầu ăn,thái chút đầu hành đảo đều bắc ra làm mỡ hành (cái này mình làm thêm vì con mình thích ăn).
Trình bày cơm gà ra đĩa:
- Cơm chín múc cơm ra bát con, dùng muôi múc cơm nén chặt cơm xuống rồi úp ngược xuống đĩa. Xếp một ít thịt gà xé nhỏ, chút gỏi gà rau răm, chút hành tây, đu đủ cà rốt, nước sốt lòng mề gà, và bát canh, thêm chút ớt rim, chút mỡ hành lên trên cơm là xong.
- Lưu ý: phần đu đủ và cà rốt bào sợi, tương ớt rim, hành tây, hành củ, tỏi, gừng… các loại rau thơm có thể sơ chế, rửa sạch, cho vào hộp đậy kín cất ngăn mát hoặc chế biến từ tối hôm trước để hôm sau rút ngắn được thời gian.
Cách làm ớt rim: ớt quả 200gr luộc sơ đem xay nhỏ, 30gr tỏi xay nhỏ, 30gr đường vàng. Cho 5 thìa canh dầu ăn vào chảo,phi tỏi cho hơi vàng và thơm thì đổ phần ớt xay vào đảo đều, thêm vào 30gr đường vàng hoặc trắng, 25gr nước mắm, 2 thìa canh nước trắng, đảo đều đến khi ớt hơi keo lại là được, lưu ý để lửa nhỏ tránh ớt bị cháy vì có đường.
3. CƠM GÀ HẢI NAM
Nguyên liệu:
- 1 con gà ngon (1.8kg)
- Muối; gừng; hai nhánh hành lá; 5ml dầu vừng
Nấu cơm
- 30ml mỡ gà hoặc 30ml dầu thực vật; 3 tép tỏi, băm nhỏ; 2 bát gạo, đãi sạch và ngâm nước lạnh khoảng 10 phút; 500ml nước luộc gà; 2.5ml dầu mè; 5g muối
Làm nước chấm
- 15ml nước cốt chanh; 30ml nước dùng gà; 10g đường; 60g tương ớt; 4 tép tỏi; 1 mẩu gừng; 1 nhúm muối
Trang trí
- 50ml xì dầu; 1 vài nhánh mùi ; 1 quả dưa chuột, xắt lát mỏng
Cách làm:
Bước 1: Luộc gà
- Gà làm sạch. Sau đó sát ít muối lên xung quanh gà rồi rửa lại dưới vòi nước.
- Nhồi gà với những lát gừng và hành lá.
- Cho gà vào một nồi lớn. Cho nước vào, đun sôi với lửa lớn. Khi bắt đầu sôi, hạ lửa xuống mức thấp nhất. Luộc khoảng 20-25 phút (thời gian ít hơn nếu con gà nhỏ).
- Khi gà chín, tắt bếp, vớt ra khỏi nồi sau đó thả ngay vào một chậu nước đá cho nguội và thịt săn hơn. Bỏ gừng và hành lá ra khỏi bụng gà. Giữ lại nước luộc gà để chế biến tiếp.
Bước 2: Nấu cơm
- Nấu bếp lửa: Xả bỏ nước ngâm gạo. Làm nóng một nồi, thêm gừng, tỏi và xào cho đến khi thơm. Sau đó cho gạo vào, đảo khoảng 2 phút, thêm dầu mè, trộn đều. Sau đó, thêm 500ml nước luộc gà vào, thêm xíu muối, đun sôi. Sau đó hạ lửa, để nước cạn dần từ 5-10 phút.
- Nấu nồi cơm điện: Nếu bạn có nồi cơm điện, thì đổ các nguyên liệu phi thơm cùng gạo đã đảo qua vào trong nồi. Thêm khoảng 550ml nước luộc gà vào cùng ít muối. Sau đó bật nút nấu cơm.
Lưu ý: Lượng nước cho vào gạo bạn có thể tự điều chỉnh sao cho hợp với loại gạo mà bạn nấu.
Trong khi chờ cơm chín, vớt thịt gà từ chậu nước đá, rồi chà một ít dầu mè lên bên ngoài con gà luộc. Sau đó, chặt gà thành các miếng vừa ăn để chuẩn bị thưởng thức.
Cho các nguyên liệu nước chấm với nhau trong một máy xay, xay nhuyễn. Cho nước chấm ra bát.
Chia nước luộc gà vào các bát nhỏ, thêm ít muối vừa miệng rồi rắc ít hành lá thái nhỏ là xong.
Khi ăn, cho thịt gà ra đĩa, thêm tương ớt, xì dầu, dưa chuột thái lát và ít rau mùi trang trí là được. Ăn cơm kèm canh đã chuẩn bị nhé!
CƠM CHIÊN CÀ RI TÔM
4. Nguyên liệu:
- 2 bát cơm nguội
- 4-5 con tôm sú to
- 1 thìa xì dầu
- 1 thìa bột cà ri
- 1 thìa cà ri dầu (mua ở siêu thị)
- 1 củ hành khô, 5-6 tép tỏi băm
- 1-2 nhánh hành lá thái nhỏ
- Gia vị: bột nêm, tiêu, muối, đường
- Trang trí hoặc ăn kèm với dưa leo, cà rốt tỉa hoa.
Cách làm:
Tôm rửa sạch, bóc vỏ giữ lại đầu tôm, chẻ sống lưng lấy chỉ đen ra rồi thái nhỏ. Sau đó ướp tôm với chút muối, tiêu, bột cà ri, hành tỏi băm, bột nêm, đường trộn đều lên.
Bắc chảo lên bếp, cho 1 xíu dầu đun nóng thì cho đầu tôm vào xào gần chín mới cho thịt tôm vào xào tiếp cho tôm chín tới và xúc ra bát.
Vẫn cái chảo ấy, cho dầu ăn vào đun nóng sau đó cho hành tỏi băm vào phi thơm. Cho cơm nguội vào đảo đều cho cơm tơi ra, tiếp đến cho cà ri dầu, xì dầu, bột nêm đảo đều. Rang cho cơm săn lại thì cho tôm đã xào chín, hành lá đảo đều rồi nêm lại gia vị cho vừa ăn là được.
Xúc cơm chiên cà ri tôm ra và trang trí cho thêm đẹp mắt nhé.
5. CƠM GÀ SỐT TERIYAKI KIỂU NHẬT
Nguyên liệu:
- Đùi gà 3 cái
- Rượu sake 3 muỗng canh
- Dầu ăn 2 muỗng canh
- Nước tương 3 muỗng canh
- Nước 6 muỗng canh
- Rượu mirin 2 muỗng canh
- Đường trắng 1/2 muỗng canh
- Hành tím băm 1 muỗng cà phê
- Gừng băm 1 muỗng cà phê
Cách làm cơm gà sốt teriyaki kiểu Nhật:
Bước 1: Trộn đều sốt teriyaki gồm:
- 6 muỗng canh nước, 3 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh rượu mirin, 1 muỗng canh rượu sake, 1/2 muỗng canh đường, hành tím băm và gừng băm.
Bước 2: Thịt gà rửa sạch, thịt gà rồi cho vào tô nước sốt teriyaki ướp khoảng 2 tiếng.
Bước 3: Sau khi gà đã ngấm đều, cho một ít dầu vào chảo, chiên gà cho đến khi sém vàng hai mặt. Thêm 2 muỗng canh rượu sake vào, đun thêm 10 phút. Tiếp đến, cho sốt ướp gà vào, đun nhỏ lửa cho sốt sánh lại bám đều lên gà thì tắt bếp.
Bước 4: Cho thịt gà ra đĩa, thái nhỏ, dùng nóng với cơm.
Từ 3 cách nấu cơm gà ngon đơn giản trên bạn có thể đổi vị bữa cơm gia đình thường xuyên rồi.
6. CƠM CÀ RI
Nguyên liệu:
- 1 củ khoai tây to, 1 củ cà rốt, 80gr hành tây, 1 gói xúc xích, 2 tép tỏi, 3gr đường trắng, muối, dầu ô liu, 40gr gia vị cà ri cô đặc.
Thực hiện:
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vuông nhỏ, ngâm trong nước pha với một chút muối.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.
- Xúc xích, hành tây thái vừa miệng. Tỏi đập dập, băm nhỏ.
- Đổ dầu ô liu vào chảo. Cho chỗ hành tây và tỏi vào phi thơm. Đổ gia vị cà ri cô đặc vào xào quyện với hành tây.
- Tiếp tục cho khoai tây vào xào chung. Sau khoảng 5 phút, cho cà rốt vào chảo, đảo đều. Sau khoảng 5 phút, cho cà rốt vào chảo, xào chín.
- Cho 2 bát con nước vào chảo, nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Đậy vung và đun trên lửa nhỏ tầm 10 – 15 phút cho đến khi nước cạn một nửa.
- Đổ chỗ hành tây còn lại và xúc xích vào nồi, tiếp tục đun trong khoảng 2 -3 phút. Nếm nếm gia vị và đường cho vừa miệng.
- Chuẩn bị sẵn cơm trắng để ra đĩa hoặc đĩa/ nồi gang nóng. Đổ cà ri lên trên và thưởng thức.
7. CƠM GÀ CÀ RI
Nguyên liệu:
- 5-7 cái đùi gà
- 1 củ hành tím; 3 tép tỏi
- 1 phần trắng hành lá; 1 phần gốc ngò
- 1/2 muỗng cà phê tiêu; 1/3 muỗng cà phê bột nghệ
- 1/3 muỗng cà phê bột curry
- Gia vị: 1 muỗng canh dầu hào 1 muỗng cà phê đường 1 muỗng canh xì dầu 1/2 muỗng cà phê bột nêm.- 2 chén gạo ngon
Cách làm:
Hành, tỏi, ngò, tiêu và hành lá vào cối giã nhuyễn.
Gà rửa sạch cho vào âu cùng với gia vị, bột nghệ, bột curry và nguyên liệu giã nhuyễn, trộn đều ướp 30 phút.
Bắc chảo không dính lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu, chờ dầu hơi nóng cho các đùi gà vào chiên lửa thấp. Khi thấy đùi gà có màu vàng sém cạnh là tắt bếp.
Gạo vo sạch, đổ nước cùng nước gia vị nồi thịt, cắm điện nấu bình thường (giống như chúng ta nấu cơm hàng ngày).
Khi nồi cơm sôi thì xếp các đùi gà vào. Tiếp tục bật điện nấu cho đến khi cơm chín. Cơm và thịt gà cho ra tô/dĩa, cho thêm cà chua, dưa leo thái lát cùng với hành phi. Món cơm gà này ăn rất ngon và tiện cho các bạn không có thời gian bày biện.
Khám phá ẩm thực đậm chất Hội An
Hội An không chỉ hấp dẫn khách du lịch bởi cảnh đẹp nên thơ, những chiếc lồng đèn đầy màu sắc, hay không gian tĩnh lặng của phố cổ mà còn bởi những món ăn vô cùng đặc sắc, tươi ngon đọng lại trong lòng mỗi người.
Trong đó "Cao lầu Hội An", "Cơm gà phố Hội", "Mì Quảng" là 3 món ăn đã làm nên tên tuổi của ẩm thực Hội An trong lòng thực khách thập phương.
"Xuất khẩu văn hóa ẩm thực" của Việt Nam mạnh đến mức nào?Đến Phú Quốc, bất kỳ tín đồ ẩm thực nào cũng bị "hạ gục" bởi những món ăn hấp dẫn này!Việt Nam lọt top 10 quốc gia thống trị ẩm thực thế giới
Cao lầu
Cao lầu là món ăn truyền thống đặc trưng gắn liền với phố cổ Hội An. Thoạt đầu nhìn tô cao lầu người ta nghĩ tới món bún trộn nhưng thực tế không vậy. Để chế biến được tô cao lầu ngon người đầu bếp phải tỉ mỉ, cẩn thận tới từng bước nhỏ. Tinh tế nhất có lẽ là sợi mì, sợi mì được tạo ra bằng cách ngâm gạo nguyên chất của Quảng Nam cùng bột tro từ cây ngoài Cù Lao Chàm để có màu vàng nhạt như pha nghệ, rồi mang xay mịn, ủ cho ráo nước sau đó đợi bột khô, mịn và dẻo thì mang ra cán dẹt và thái sợi.
Cao Lầu là món ăn đặc trưng của Hội An
Cao lầu thường được ăn cùng với bánh đa, giá đỗ trần qua nước sôi vừa chín tới, thêm gia vị đầy đủ, tép mỡ thái chỉ, thịt xá xíu và các loại rau ghém. Khi thưởng thức cao lầu người ta cảm nhận đầy đủ được mùi ngầy ngậy của tép mỡ hòa cùng vị thơm ngọt thịt xá xíu, quyện cùng đủ mùi vị cay nồng, đắng, chát của rau ghém. Một dư vị món ăn chỉ có thể tìm thấy ở cao lầu Hội An.
Để chế biến được tô cao lầu ngon người đầu bếp phải tỉ mỉ, cẩn thận tới từng bước nhỏCơm gà phố Hội
Có thể nói không ngoa rằng cơm gà Hội An cũng thông dụng chẳng kém gì "người anh em" của nó là cơm gà Hải Nam ở Singapore, và có người còn cho rằng món ăn truyền thống này ở Hội An đích thị là cơm gà Hải Nam bởi người Hoa đã có mặt tại thương cảng cổ xưa của miền Trung này từ rất sớm.
Đến Hội An không thể bỏ qua món cơm gà thơm ngậy này
Song nếu đã thử cả hai món cơm gà nêu trên, dễ nhận thấy chúng khác nhau về cả hình thức lẫn nội dung. Hạt cơm gà phố Hội dẻo, khô, béo và thơm hơn, do cơm được nấu (bằng lửa củi hoặc than) với nước luộc gà, thêm một ít lá dứa, lúc chín có thể trộn với chút mỡ gà nên vàng ươm.
Cơm gà Hội An có vị rất riêng, khác hẳn món cơm gà đã thành thương hiệu ở Singapore
Thịt gà không chặt miếng (để cả xương) như cơm gà Hải Nam mà bỏ xương, xé nhỏ có cả da, cả tiết rồi trộn đều với gia vị, hành tây thái mỏng, đu đủ ngâm chua cùng rau răm của làng rau Trà Quế. Tất nhiên ăn cơm gà Hội An không thể thiếu tương ớt Triều Phát cũng là đặc sản của Quảng Nam. Và cơm gà Hội An có vị rất riêng, khác hẳn món cơm gà đã thành thương hiệu ở Singapore. Thêm nữa, đĩa cơm gà phố cổ bao giờ cũng đi kèm chén nước dùng nóng hổi với vài lát tim, gan... gà.
Mì Quảng
Nằm trên đất Quảng đầy tình người và ấm áp, ẩm thực Hội An không thể thiếu món mì Quảng trứ danh. Món mì Quảng này khá khó nấu, đòi hỏi người đầu bếp phải có tay nghề cao. Mì Quảng Hội An hội tụ đủ mì gạo, tôm, thịt heo, gà, miếng bánh tráng nướng, rau sống và nước dùng.
Bát mì Quảng ngon là sự hòa quyện độc đáo của thịt heo, tôm, cá lóc, thịt gà.
Sợi mì được làm rất kì công từ gạo tốt ngâm mềm, xay thành bột sau đó xoa một lớp dầu cho sợi mì rời. Nước mì là sự hòa quyện độc đáo của thịt heo, tôm, cá lóc, thịt gà. Tôm được làm sạch, bóc nõn, giã dập, thịt ba chỉ thái mỏng ướp gia vị cùng tôm xay rồi mang nấu cùng gia vị, cuối cùng thêm chút cà chua và dứa cho đậm vị nước canh. Quan trọng không kém của tô mì Quảng ngon chính là rau sống ăn kèm, người ta phải chọn rau ở vùng làng nghề rau Trà Quế, rau ở đây rất ngon và đầy đủ vị.
Và không thể thiếu rau sống ở làng nghề rau trà Quế
Bát mì Quảng của Hội An không to như bát phở ở Hà Nội mà chỉ nhỏ nhỏ tầm quá một bàn tay người lớn một chút. Nước dùng cũng chẳng chan đầy như hủ tiếu nước của Sài Gòn, mà chỉ vừa khéo ý nhị trên bát mì. Khi thưởng thức sẽ thấy được sợi mì dẻo dai mềm mại, miếng thịt lợn thái mỏng thơm ngon tới mức vừa vào đến miệng đã muốn nuốt tới bụng ngay rồi.
Theo Congthuong
Địa chỉ cuối tuần: 3 món cơm gà đổi bữa Cơm gà Hội An, cơm gà Hải Nam, cơm gà Phú Yên sẽ giúp bạn lấp đầy chiếc bụng rỗng chiều cuối tuần lười ăn cơm nhà. Cơm gà mệ Vui Đây là một trong những tiệm bán đồ ăn Quảng Nam được lòng nhiều người ở Sài Gòn nhờ hương vị khá chuẩn. Thực đơn khá phong phú, có bún mắm nêm,...