7 món ăn nhất định phải thử khi đến Đồng bằng sông Cửu Long
Món ăn miền tây dung dị, chân quê như chính tính chất phát của người dân nơi đây. Không quá cầu kì, hoa mỹ, thế nhưng những món đặc sản đồng bằng sông Cửu Long dưới đây là nức tiếng gần xa bởi cách chế biến độc đáo, đã một lần nếm thử thì chẳng thể nào quên được.
Đây là món ăn đặc biệt của người Campuchia, rất phổ biến ở các tỉnh biên giới miền tây như An Giang, Kiên Giang và được du khách gần xa cực kì ưa chuộng. Để món ăn này thật tươi và ngon, hoa và lá non từ cây sầu đâu sẽ được chần trước qua nước sôi để giảm vị đắng.
Các nguyên liệu chính dùng để trộn cùng gọi là cá sạc nướng xé nhỏ, thịt ba chỉ luộc, dưa leo, ớt sừng trâu thái mỏng
Các nguyên liệu chính dùng để trộn cùng gọi là cá sạc nướng xé nhỏ, thịt ba chỉ luộc, dưa leo, ớt sừng trâu thái mỏng. Cho tất cả nguyên liệu trộn cùng với hoa và lá sầu đâu, rưới lên bên trên nước mắm chua ngọt pha sẵn cho ngấm gia vị trước khi bày ra đĩa ăn. Điểm đặc biệt của món ăn này chính là nước chấm gỏi là nước mắm me chua ngọt, chính sự hài hòa của vị chua, cay, mặn, ngọt khiến cho món ăn trở nên vô cùng hấp dẫn.
Bông điên điển là món ăn kinh điển của người miền tây, đặc biệt là vào những mùa nước nổi, khi những chùm hoa điên điển nở rộ cả một góc trời, người miền tây thường hái những chùm hoa này về chế biến rất nhiều món ăn ngon như: gỏi bông điên điển, canh chua bông điên điển, và đặc biệt là lẩu cá linh bông điên điển – một trong những đặc sản cực kì nổi tiếng ở miền tây.
Lẩu cá linh bông điên điển – một trong những đặc sản cực kì nổi tiếng ở miền tây
Tuy là món đặc sản nhưng không phải khi nào về miền tây bạn cũng được ăn món này bởi lẽ hai nguyên liệu chính của món ăn này chỉ có theo mùa. Đó là vào trong tầm tháng 9-10, đó là thời điểm mùa cá linh sinh sôi nảy nở, cá khi đó ngon, mềm thịt và rất ít xương, ngọt thịt. Và đó cũng là thời điểm mà điên điển nở trộ nhất với những chùm hoa vàng ươm, giòn, bùi và béo ngậy. Khi kết hợp vị ngọt từ cá linh, vị chua chua của bông điên điển ăn kèm với nước mắm ớt… tạo nên một món ăn đồng quê vô cùng đặc sắc mà chỉ có khi về miền tây sông nước mới có cơ hội được thưởng thức.
Bánh xèo thì miền trung cũng có, tuy nhiên bánh xèo chảo của miền đồng bằng sông Cửu Long lại có nét đặc biệt riêng, đó là được làm trên một chiếc chảo to, đảo trên bếp củi và phần nhân bên trong cũng vô cùng phong phú. Nếu bánh xèo miền trung được làm trên những chiếc chảo tròn với nguyên liệu nhân chính là thịt, giá và tôm thì bánh xèo chảo miền tây có phần “tham” hơn, khi bên cạnh nguyên liệu chính là thịt bằm nhuyễn, giá, củ sắn, tôm đôi khi còn được mix với các loại nhân khác như thịt vịt, xá xíu, mực, bông điên điển, bông so đũa hay thiên lý…
Vỏ bánh xèo miền tây được chế biến từ bột gạo, nước cốt dừa, hành, trứng
Vỏ bánh xèo miền tây được chế biến từ bột gạo, nước cốt dừa, hành, trứng…Bánh được tráng một lớp thật mỏng và phủ nhân bên trong, được ăn kèm với nước chấm chua ngọt được pha với chanh, tỏi, ớt đường… cùng rất nhiều loại rau xanh như xà lách, cải bẹ, đọt nhâm…
Đuông dừa chiên giòn
Rất nhiều người khi lần đầu du lịch miền tây và thấy món ăn này đều khóc thét vì sợ hãi. Bởi lẽ đuông dừa thực chất là một loại sâu, sống chủ yếu trên những ngọn dừa, có lẽ vì sống kí sinh trên những ngọn dừa, cau nên người dân thường gọi loại sâu này là đuông dừa. Do ăn những phần tươi ngon nhất của cây dừa nên đuông có màu trắng béo núc ních, khi ăn có độ giòn, béo ngậy và chứa rất nhiều vitamin, không chỉ ngon miệng mà còn tốt cho sức khoẻ.
Video đang HOT
Do ăn những phần tươi ngon nhất của cây dừa nên đuông có màu trắng béo núc ních, khi ăn có độ giòn, béo ngậy và chứa rất nhiều vitamin
Đuông dừa được người miền tây chế biến với nhiều cách: đuông chiên giòn, đuông lăn bột, gỏi đuông tầu hữu dừa, đuông ngâm mắm… và dù chế biến theo cách nào thì vẫn cực kì ngon.
Đến miền tây mà chưa thử qua lẩu mắm thì hẳn là chưa nếm trải hết mùi vị miền tây. Mắm dùng để nấu lẩu ngon và hợp nhất là mắm cá sặc hoặc cá linh. Nước lẩu được nấu từ xương heo hầm, một số nơi còn cho nước dừa để tăng vị thơm mát của nước dùng. Khi ninh xương heo đã tiết ra nước ngọt, người ta tiếp tục cho mắm vào nấu nhừ và nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Lẩu mắm ngon nhất định phải có cà tím, khổ qua và sả cây.
Lẩu mắm ngon nhất định phải có cà tím, khổ qua và xả cây
Món ăn kèm lẩu mắm cũng rất phong phú: tôm, thịt, heo quay, cá các loại…còn rau thì dường như loại nào cũng có thể ăn kèm được với nấu lẩu “dễ tính” này. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là rau đắng, bông súng, cù nèo và bông điên điển.
Miền đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều bông súng, loại hoa mà chỉ cần có nước là có thể sống được. Vì thế, cứ vào mùa nước lớn, những khóm bông súng lại nở đầy ắp các mặt hồ, sông. Bông súng nấu với món cá nào cũng rất tuyệt, phổ biến nhất vẫn là những loại cá đồng quen thuộc là cá linh, cá bông lau hay cá rô. Canh chua bông súng muốn ngon phải là những bông vừa mới ra búp, cọng vẫn còn non, giòn, xốp, khi nấu nên chọn những trái me vẫn còn xanh, nêm thêm chút đường, mắm muối… khi nêm nếm đã vừa miệng, lúc này mới thả cá vào và sau cùng là cho bông súng và chút hành phi để dậy mùi thơm cho món canh, chỉ đơn giản thế thôi mà khi thưởng thức lại mang đến cảm giác ngon miệng khó tả.
Bông súng nấu với món cá nào cũng rất tuyệt, phổ biến nhất vẫn là những loại cá đồng quen thuộc là cá linh, cá bông lau hay cá rô
Tép trấu chiên bột và loạt món ngon miền Tây ở TP.HCM
Ẩm thực miền Tây nổi bật hương vị dân dã, thanh mát và không kém phần đậm đà. Lẩu cù lao, bánh xèo, tép trấu được biến tấu với thành phần hấp dẫn là các gợi ý không thể bỏ qua.
Các tỉnh Tây Nam Bộ níu chân du khách với những miệt vườn xanh mát, chợ nổi nhộn nhịp hay loạt đặc sản thơm ngon. Giữa Sài thành, bạn cũng có cơ hội nhâm nhi nồi lẩu nghi ngút khói, bún, bánh... gợi nhớ hương vị ẩm thực vùng sông nước.
Tép trấu chiên bột
Tép trấu còn được gọi là tép riu, tép rong, tép mòng hay tép đồng... Đây là một loài tép nhỏ, có màu xanh nhạt hoặc trắng, trong suốt, sinh sôi nảy nở tự nhiên và vị ngọt thơm.
Một số món ngon phải kể đến là tép trấu rang với nước cốt dừa, làm gỏi đu đủ, mắm, rim hoặc nấu canh rau tập tàng. Tại TP.HCM, hương vị tép trấu trong phiên bản chiên bột cũng đem đến cho thực khách trải nghiệm mới lạ.
Địa chỉ: Đường số 79, quận 7
Giá: 120.000 đồng
Giờ mở cửa: 17-23h
Thực khách dùng rau cải xanh cuốn tép trấu chiên bột và chấm nước mắm ớt. Ảnh: Onghoangtrasua .
Thực khách nhận xét:
Onghoangtrasua: "Thời gian đợi món tép trấu chiên bột tầm 15 phút. Tép được lăn bột chiên kết hợp khoai môn bào sợi. Món ăn có màu vàng ươm, giòn rụm. Thực khách thưởng thức kèm rau sống, chấm nước mắm ớt đậm vị".
Bún mắm
Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc. Khi du nhập vào Việt Nam, món bún nổi bật với phần nước dùng đượm hương từ mắm cá linh hoặc cá sặc. Thịt heo quay giòn giòn, tôm, mực tươi ngon hay chả cá dai dai là các nguyên liệu góp phần tạo nên phiên bản ẩm thực dân dã, lạ vị. Thực khách thưởng thức bún kèm rau muống chẻ, cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối...
Địa chỉ: Khánh Hội, quận 4
Giá: 67.000-80.000 đồng
Giờ mở cửa: 9-21h
Bún mắm mang hương vị đặc trưng từ mắm cá linh, cá sặc. Ảnh: Ntnamhair .
Thực khách nhận xét:
Khiêm Nguyễn: "Bún ngon, bạn nên chọn tô thường bởi loại đặc biệt cũng không có gì quá ấn tượng, giá lại chênh nhiều".
Vo Trang: "Một tô gồm tôm, mực, chả chiên, chả ớt, heo quay, bún và rau kèm theo. Nước lèo chưa thật sự đậm đà. Chả chiên là thành phần ngon nhất trong tô bún. Giá cao so với chất lượng món. Điểm cộng là nhân viên lịch sự, không gian sạch sẽ".
Lẩu mắm, lẩu cù lao
Lẩu cù lao, lẩu mắm được nấu theo kiểu miền Tây là những món hút tín đồ ẩm thực Sài thành. Quán sử dụng loại nồi có ống đốt than ở giữa được ví như cù lao, gò đất nổi lên giữa vùng nước xung quanh.
Bên cạnh các nguyên liệu chính như thịt, cá, tôm, mực, đậu bắp, nấm, thực khách thưởng thức lẩu kèm nước mắm ớt và rau đắng, rau nhút, kèo nèo, bồn bồn...
Địa chỉ: Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh
Giá: 159.000 đồng
Giờ mở cửa: 16-22h
Nồi lẩu cù lao có ống đốt than ở giữa như gò đất nổi lên giữa vùng nước. Ảnh: Samlacareview .
Thực khách nhận xét:
Hoanglamfoodie: "Lẩu cù lao có vị nước thanh, thành phần món đa dạng gồm thịt heo, tim, gan, mề vịt, tôm... Bạn có thể chọn bún hoặc mì gói ăn kèm. Mức giá khá bình dân".
Hieu Ng: "Lẩu mắm đầy đặn với bún, rau, thịt bò, hải sản và có sẵn 3 khứa cá hú trong nồi. Vị nước dùng hơi mặn, hải sản không quá tươi nhưng ăn được. Quán dễ tìm, gửi xe miễn phí, phục vụ món nhanh. Không gian sạch sẽ, có chỗ ngồi trong nhà và ngoài trời".
Bánh xèo
Phiên bản bánh xèo miền Tây thường có kích thước lớn, ăn kèm nhiều loại rau và chấm ngập trong nước mắm chua ngọt. Quán ăn sau là điểm hẹn lý tưởng cho bạn nhâm nhi bánh xèo với lớp vỏ vừa mỏng, vừa giòn, được gấp hình bán nguyệt. Thành phần nhân phong phú gồm tôm, thịt, mực kết hợp nấm kim châm... tùy thực khách chọn lựa.
Địa chỉ: Điện Biên Phủ, quận 3
Giá: 50.000-60.000 đồng
Giờ mở cửa: 15-22h
Bánh xèo miền Tây có kích thước lớn, rau ăn kèm đa dạng. Ảnh: Caoduongtamlinh .
Thực khách nhận xét:
Leosnak: "Quán đông khách nhưng khá sạch sẽ. Nhân bánh ngon, nước chấm pha đậm đà, vỏ bánh không quá nhiều dầu. Điểm nhấn là khay rau rừng đậm chất miền Tây tươi xanh".
Your Little Penguin: "Bánh xèo khá bự, vỏ giòn, mỏng. Loại bánh thập cẩm có giá, nấm kim châm, tôm, mực, thịt, đậu xanh và trứng, ăn vị beo béo. Giá hợp lý, gửi xe miễn phí".
Những món ăn lạ tai, lạ miệng ở miền Tây Miền Tây không chỉ hấp dẫn bởi những miệt vườn đầy cây trái mà còn bởi các món ăn mới nghe thấy lạ, nhìn thấy choáng. Gỏi sầu đâu Gọi là gỏi sầu đâu vì món này được làm từ lá của cây sầu đâu, hay còn gọi là cây sầu đông, mọc rất nhiều ở các tỉnh miền Tây, hoa màu trắng,...