7 món ăn nhất định phải có trong dịp Tết Nguyên đán của người Malaysia
Có một vài món ăn người Malaysia tin rằng nếu ăn vào ngày đầu năm mới sẽ mang đến sự may mắn và giàu có.
Gà hấp hoặc luộc
Hầu hết mọi gia đình Trung Quốc ở Malaysia đều ăn gà (hấp hoặc luộc) trong Tết Nguyên đán. Lý do ngày xưa, thịt gà được coi là món ăn xa xỉ, chỉ xuất hiện trong các lễ hội quan trọng như ngày Tết, dịp mọi người trong gia đình quây quần bên nhau. Do đó, ăn thịt gà cũng tượng trưng cho sự đoàn kết.
Mặc dù bây giờ mọi người có thể thưởng thức thịt gà thường xuyên, nhưng truyền thống ăn thịt gà trong năm mới vẫn được nhiều người tin tưởng.
Trong tiếng Quan Thoại, phát âm của từ cá giống như từ “dồi dào”. Do vậy, người Malaysia rất thích ăn cá vào dịp Tết Nguyên Đán.
Cá được để nguyên đầu và đuôi, tượng trưng cho sự khởi đầu và kết thúc. Nó có thể được hấp hoặc chiên, miễn là được chế biến nguyên con.
Tôm
Điều này là do tôm trong tiếng Quảng Đông tương tự như âm thanh của tiếng cười “ha ha”. Vì vậy, người ta tin rằng, ăn tôm sẽ mang lại hạnh phúc cho gia đình cả năm. Vì lý do tương tự như cá, tôm nên được phục vụ với đầu và đuôi nguyên vẹn.
Nấm đông cô, hải sâm, bào ngư
Video đang HOT
3 nguyên liệu này thường được chế biến bằng cách om hoặc hầm, xuất hiện trong các bữa cơm vào dịp Tết, được cho là biểu tượng của sự thịnh vượng.
Ngoài ra, hải sâm còn tượng trưng cho khả năng sinh sản vì trong tiếng Quan Thoại, với mong muốn thuận lợi về đường con cái.
Món ăn này phổ biến rộng rãi ở Đông Nam Á, thường được phục vụ trong dịp Tết Nguyên Đán như một biểu tượng của sự may mắn, vì các cuộn thịt giống như những thỏi vàng.
Thay vì gói trong bánh tráng gói chả giò, những cuộn thịt này được làm bằng da đậu, bên trong là thịt được tẩm ướp với 5 loại gia vị, sau đó đem chiên giòn.
Kể từ thời nhà Thanh, người ta đã có phong tục phục vụ cả một con lợn quay trong các bữa tiệc của triều đình, vì đó là một dấu hiệu tốt lành.
Theo thời gian, nó đã được sử dụng thành một món ăn năm mới của những người gốc Hoa tại Malaysia. Trong những thập kỷ gần đây, món thịt lợn quay ngày càng được đưa chuộng vì vị ngon của nó.
Đây là một món gỏi cá sống kiểu Quảng Đông, thường bao gồm các dải cá sống trộn với rau cắt nhỏ và loại nước sốt gia vị. Món ăn này có ý nghĩa mang lại sự tăng trưởng dồi dào, tượng trưng cho tài lộc và may mắn.
Cách làm mứt gừng, mứt táo thơm dẻo ngọt
Mứt gừng thơm dẻo ngọt với những củ gừng tươi cắt sợi, ngào đường cùng thơm cắt nhỏ hạt lựu cho món mứt dẻo thơm, vàng vàng bắt mắt, đem đến nhiều may mắn cho ngày Tết.
Nghe thấy mứt gừng có vẻ quen tai và bạn nghĩ đến những lát gừng được sấy khô cùng với đường đúng không? Thay vì đó bạn hãy làm mới bằng những củ gừng tươi được cắt sợi, ngào cùng đường dẻo ngọt.
Mà đặc biệt mứt gừng còn được kết hợp cùng với thơm hạt lựu cho ra món mứt gừng thơm ngon vừa lạ miệng. Với màu sắc bắt mắt thì món mứt gừng sẽ góp phần làm đẹp và may mắn trong khay bánh ngày Tết nè!
Nguyên liệu làm Mứt gừng thơm dẻo ngọt:
400 g Gừng
1/4 trái (dứa) Thơm
300 g Đường trắng
1 muỗng cà phê Nước cốt chanh
Hướng dẫn làm Mứt gừng thơm dẻo ngọt:
- Gừng gọt sạch vỏ rồi thái sợi, rửa sạch lại 1 lần nữa và ngâm vào nước muối loãng 5 phút vớt ra, dứa cắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn tùy ý.
- Đun 1 nồi nước sôi cùng chút xíu nước cốt chanh rồi cho gừng vào luộc 3-4 phút vớt ra, thay nước mới và luộc lần nữa cho bớt chất cay, thả gừng vào chậu nước lạnh và ngâm gừng khoảng 10 phút cho nguội mới vớt ra để ráo nước.
- Cho gừng, thơm đã được xử lý cẩn thận cùng đường vào tô to trộn đều và ướp gừng khoảng 2 tiếng, thi thoảng đảo đều cho gừng thấm đều nước đường. Cho tất cả vào chảo vặn lửa to đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ đun liu riu, cứ 3-5 phút thì đảo 1 lần đến khi nước đường rút bớt nước và có độ sệt, mứt đã chuyển trong thì tắt bếp.
- Chờ mứt nguội cho ra đĩa là có thể mang ra mời khách thưởng thức ngay hoặc cho vào hũ đậy nắp kín dùng dần.
Cách làm Mứt táo ngày Tết
Bạn hay mua táo Tàu khô để bày trí trong khay bánh Tết? Vậy tại sao bạn không thử tự tay làm mứt táo này, thay vì không có táo Tàu tươi bạn có thể mua táo ta để làm mứt. Cách làm mứt táo cũng khá đơn giản, lại vô cùng dễ ăn, chắc chắn sẽ làm gia đình bạn thích thú và hài lòng, nhất là trẻ con. Vị chua mềm dịu nhẹ sẽ góp phần không nhỏ khiến mâm bánh của bạn "sạch sẽ".
Nguyên liệu làm Mứt táo ngày Tết:
1 kg Táo
500 g Đường trắng
15 g Vôi bột
30 g Phèn chua
Hướng dẫn làm Mứt táo ngày Tết:
- Táo nhặt bỏ cuống, rửa sạch, dùng tăm nhọn xăm đều lên quả táo để giúp táo ngấm đường đều và nhanh.
- Pha nước vôi trong với tỉ lệ 1 lít nước:10 g vôi rồi để lắng gạn lấy nước trong. Ngâm táo 8 tiếng rồi vớt ra xả sạch dưới vòi nước lạnh.
- Hòa tan một thìa phèn chua với nước. Đun sôi nước rồi cho táo vào chần đến khi vỏ ngả vàng thì vớt ra âu nước lạnh. Xả sạch táo rồi để ráo nước.
- Ướp táo với đường đến khi đường tan hoàn toàn. Cho táo vào chảo đáy dày và đun nhỏ lửa. Để đường sôi nhẹ vỏ táo sẽ dần dần chuyển sang màu cánh gián và teo lại. Sên đến khi nước đường cạn thì đem táo để nơi khô ráo cho nguội rồi cất vào lọ kín.
Những món ăn đặc trưng cho ẩm thực ngày Tết Việt Nam Mâm cỗ đặc trưng ngày Tết không chỉ đơn thuần là những món ăn, đồ uống mà còn thể hiện rất nhiều ý nghĩa tâm linh mang đậm nét truyền thống của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung. Bánh chưng, món ăn truyền thống trong mỗi gia đình nhân dịp Tết Cổ truyền. Tết là dịp để gia đình...