7 món ăn giàu anthocyanin giúp dưỡng da trắng mịn và hỗ trợ giảm cân
Mùa thu rất thích hợp ăn khoai lang tím, bởi chúng có thể mang lại nhiều lợi ích cho làn da của bạn.
Mặc dù mùa thu có nhiều thực phẩm tốt giúp bạn chăm sóc làn da của mình nhưng hãy bổ sung thêm dưỡng chất từ khoai lang tím. Khoai lang tím giàu chất xơ, anthocyanin và khoáng chất có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chống lại các tổn thương do gốc tự do gây ra cho tế bào. Đặc biệt, nguồn dinh dưỡng dồi dào từ khoai lang tím rất thích hợp cho chị em phụ nữ.
Dưới đây là gợi ý chế biến một số món từ khoai lang tím, vừa dễ làm lại thơm ngon và bổ dưỡng.
- Nguyên liệu gồm: khoai lang tím 300g, 250g củ mài (nếu không có thì bỏ qua), 30g đường, mật ong, hoa mộc hoặc cánh hoa hồng khô.
- Gọt vỏ khoai lang tím và củ mài, cắt thành từng miếng và cho vào nồi hấp chín. Sau khi chín, bỏ khoai lang tím và củ mài vào hai bát riêng. Chia đôi lượng đường và cho vào bát khoai lang tím lẫn củ mài. Nghiền mịn và trộn đều.
- Viên phần khoai lang và củ mài nghiền thành từng viên nhỏ. Tiếp đó, chọn loại khuôn bạn thích, có thể là hình bông hoa, hình tam giác,… Sau đó, đặt viên khoai lang tím xuống trước, tiếp đó đến phần viên củ mài. Ấn chặt và lấy chúng ra khỏi khuôn. Bạn có thể đổi ngược lại thứ tự đặt viên bột để tạo nên sự đa dạng màu sắc của bánh.
- Sau khi bày ra đĩa, rưới thêm chút mật ong, hoa mộc hoặc cánh hoa hồng khô xé nhỏ lên trên bánh. Ngoài mật ong, bạn có thể dùng si rô cây phong. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng các loại hạt giã nhỏ rắc lên trên bề mặt bánh cũng rất hấp dẫn.
2. Cháo khoai lang tím kê
- Nguyên liệu gồm: 200g kê, 2 củ khoai lang tím, đường phèn, muối.
- Rửa sạch kê, ngâm nước trước khoảng 30 phút. Khoai lang tím gọt vỏ, thái hạt lựu và để riêng.
- Đổ kê đã ngâm vào nồi, thêm một lượng nước thích hợp. Đổ khoai lang tím thái hạt lựu vào, đậy nắp nồi áp suất, đun sôi ở lửa lớn, sau đó hạ lửa nhỏ và đun tiếp trong 20 phút. Cuối cùng, thêm chút đường phèn và muối vào cho vừa miệng.
3. Bánh khoai lang tím gạo nếp
- Nguyên liệu gồm: 3 củ khoai lang tím, 50g đường trắng, 50ml sữa tươi, 2 thìa bột gạo nếp, nhân (đậu đỏ hoặc mè rang, tùy thuộc loại nhân bạn thích).
- Khoai lang tím gọt vỏ, cắt miếng nhỏ và cho vào hấp chín. Khoai lang sau khi hấp cho vào bát tô, thêm đường trắng và ít sữa tươi. Tiếp đó, cho bột gạo nếp vào, nhào tất cả thành khối bột mịn.
- Chia khối bột thành các miếng bột có trọng lượng tương đương nhau. Phần nhân cũng chia nhỏ và vo tròn. Lấy một phần bột khoai lang tím dàn mỏng, cho nhân và bọc kín, vo tròn.
- Đun sôi nước lạnh để hấp bánh. Cho bánh vào khuôn và tạo hình, ấn nhẹ sau đó lấy bánh ra khỏi khuôn. Khi nước sôi, cho bánh vào hấp khoảng 15 phút thì tắt tắt bếp. Để nghỉ khoảng 2 phút thì mở nắp. Làm kiểu này bánh khoai lang gạo nếp vừa mềm dẻo lại có hương vị thơm ngon, dễ ăn.
Video đang HOT
4. Chè dưỡng nhan khoai lang tím
- Nguyên liệu gồm: 50g nấm tuyết (có thể tăng lượng tùy theo khẩu phần thực tế), 2 củ khoai lang tím, đường phèn.
- Cho nấm tuyết vào nước ấm cùng chút bột mì ngâm nở. Rửa sạch nấm tuyết, xé nhỏ. Khoai lang tím gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn, có thể thái hạt lựu.
- Cho nấm tuyết và khoai lang tím vào nồi, thêm nước và đậy nắp. Đun sôi và hạ nhỏ lửa, đun thêm 30 phút. Tiếp đó cho đường phèn, nếm cho vừa miệng.
- Nguyên liệu cần 2 củ khoai lang tím, 50g vừng trắng (có thể thay thế bằng vừng đen), 50g đường trắng, 80g bột mì.
- Khoai lang tím gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ. Mang khoai hấp chín, sau đó nghiền mịn khoai trong bát. Nghiền khoai càng mịn thì bánh càng ngon. Cho bột mì và đường trắng vào, nhào thành khối bột mịn đều.
- Chia bột thành các phần nhỏ tương tự nhau, vo tròn, Sau đó ấn dẹt bằng tay hoặc dùng cán lăn bột cán bánh dẹt theo mức độ mỏng bạn thích. Phết một chút nước pha dầu vào bề mặt bánh, rắc vừng trắng vào.
- Đặt bánh trên khay nướng, nướng ở nhiệt độ 160 độ C trong 15 phút là được.
6. Sữa khoai lang tím yến mạch
- Nguyên liệu cần thiết: 150g khoai lang tím gọt vỏ, 20g đậu nành, 20g yến mạch.
- Khoai lang tím rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Đậu nành rửa sạch.
- Đổ tất cả nguyên liệu vào máy làm sữa hạt, thêm 500ml nước và nhấn chế độ sữa đậu nành trong 25 phút.
7. Bánh khoai lang tím chà là
- Nguyên liệu gồm: 150g khoai lang tím, 50ml sữa tươi, 50g đường trắng, nước cốt chanh, 4g men, 150g bột mì, chà là hoặc táo đỏ (1 nhúm).
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ và hấp chín. Cho khoai ra nghiền mịn, thêm đường, sữa, thêm vài giọt nước cốt chanh, rồi trộn thành hỗn hợp bột mịn. Cho nước cốt chanh sẽ giúp màu bánh đẹp hơn sau khi hấp.
- Hòa tan men với một chút nước ấm, đổ vào bột bánh, thêm bột mì nhồi dần dần thành khối bột đặc. Dùng màng bọc thực phẩm đậy lại đợi bột nở trong khoảng 1 giờ.
- Sau khi bánh lên men, nhồi lại lần nữa. Quét một lớp dầu cực mỏng lên khuôn, đổ bột, phết phẳng mặt bánh. Thêm chà là tách hạt hoặc táo đỏ tách hạt vào. Cho lên nồi hấp khoảng 30 phút là được.
Chúc các bạn thực hiện thành công!
Thực đơn mùa thu: 4 món giàu anthocyanin giúp da căng mọng
Những món ngon tốt cho da này rất dễ nấu, bạn nên bổ sung vào thực đơn mùa thu của mình.
Mùa thu tuy còn nắng nhưng nhiệt độ đã giảm dần, không khí trở nên khô hanh. Đây cũng là mùa dễ khiến da bị lão hoá nhanh nhất. Nếu bạn muốn chăm sóc làn da của mình, hãy bắt đầu với chế độ ăn uống ngày với nhiều thực phẩm chứa anthocyanin.
Anthocyanin là nhóm hợp chất tự nhiên có đặc tính chống oxy hoá mạnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ làn da. Dưới đây là vài gợi ý giúp bạn linh hoạt hơn trong thực đơn hàng ngày, hãy ăn chúng vào mùa thu để duy trì làn da đẹp và trẻ trung hơn.
1. Bánh khoai lang tím
Nguyên liệu cần thiết làm bánh khoai lang tím
- 3 củ khoai lang tím, 100ml sữa tươi, 80g bột nếp, dừa nạo, đậu đỏ nghiền hoặc đường nâu để làm nhân.
Cách thực hiện bánh khoai lang tím
Bước 1: Khoai lang tím man gọt vỏ, cắt thành từng lát mỏng khoảng 1cm. Cho vào nồi hấp chín, sau đó đổ sữa vào khoai lang tím đã hấp chín rồi dùng thìa nghiền thành bột nhuyễn.
Bước 2: Cho từ từ lượng bột nếp vào khoai tím nghiền, nhào thành khối bột mịn. Sau đó, chia khối bột khoai lang tím thành nhiều phần nhỏ tương tự nhau.
Bước 3: Ấn dẹt viên bột xuống, cho nhân đậu đỏ hoặc đường nâu vào. Vê tròn bột lại, ấn hơi dẹt một chút. Làm tương tự với số bột còn lại. Đặt bánh vào xửng hấp có lót giấy. Hấp khoảng 15 phút bánh sẽ chín. Mang bánh ra lăn qua ít dừa nạo, xếp vào đĩa.
2. Sinh tố thanh long đỏ
Nguyên liệu cần thiết làm sinh tố thanh long đỏ
- 100g thanh long đỏ, 100g chuối chín, 100ml sữa chua hoặc sữa tươi.
Cách thực hiện sinh tố thanh long đỏ
Bước 1: Thanh long đỏ cắt miếng nhỏ. Chuối chín lột vỏ, cắt miếng nhỏ. Cho thanh long đỏ, chuối cùng sữa chua hoặc sữa tươi vào máy xay. Xay nhuyễn hỗn hợp.
Bước 2: Đổ ra ly và thưởng thức. Bạn có thể cho các nguyên liệu vào ly, dùng thìa dầm nhuyễn, sau đó đổ sữa chua hoặc sữa tươi vào trộn đều là được.
3. Cà tím hấp
Nguyên liệu cần thiết làm món cà tím hấp
- 3 quả cà tím, 1 thìa gừng băm, 1 thìa tỏi băm, gia vị.
Cách thực hiện món cà tím hấp
Bước 1: Rửa sạch cà tím, cắt thành các lát mỏng, sau đó cắt thành dải nhỏ. Chiều dài bạn có thể cân nhắc tùy thuộc vào mong muốn, có thể từ 4-5cm. Cho cà tím đã sơ chế lên nồi hấp chín trong lửa lớn khoảng 15 phút.
Bước 2: Cho gừng băm và tỏi băm vào cùng 1 thìa dầu ăn, phi thơm. Thêm vào đó 2 thìa nước tương, nửa thìa giấm, 1/2 thìa cà phê muối, nửa thìa đường sau đó đảo đều. Rưới phần sốt này lên cà tím hấp chín là món ăn đã hoàn thành.
4. Bánh gạo lứt
Nguyên liệu cần thiết làm món bánh gạo lứt
- 100g gạo lứt đen, 100g gạo nếp, đường trắng (hoặc đường nâu), 50ml sữa đặc, vỏ bánh bao/ vỏ sủi cảo.
Cách thực hiện món bánh gạo lứt
Bước 1: Gạo lứt và gạo nếp mang ngâm trước vài giờ cho mềm. Sau đó, cho gạo vào nồi nấu chín. Thêm đường và sữa đặc vào, khuấy đều, sau đó để nguội.
Bước 2: Lấy một miếng vỏ bánh bao hoặc sủi cảo, dàn mỏng phần mép. Làm tương tự cho đến khi hết nguyên liệu. Cho nhân gạo vào và gấp nếp. Phết dầu vào chảo và chiên bánh ở lửa vừa đến khi vỏ bánh vàng đều hai mặt.
Món bánh ăn sáng từ loại củ giàu anthocyanin, vừa ngon lại giúp đẹp da Bánh ăn sáng làm từ khoai lang tím rất dễ ăn mà lại giàu dinh dưỡng. Bữa sáng là một bữa quan trọng trong ngày, vừa giúp cung cấp năng lượng cho ngày mới vừa giúp tránh được các bệnh như dạ dày, tiêu hóa. Nhiệt độ mùa hè thường rất cao, mồ hôi ra nhiều dẫn tới cơ thể mất khoáng chất,...