7 mẹo vặt khi nấu món ăn kiểu Thái
Món ăn của người Thái mang nét đặc trưng khác biệt vì có những gia giảm độc đáo.
1. Thêm nhiều rau gia vị
Các đầu bếp Thái đặc biệt thích dùng nhiều loại rau gia vị khi làm các món xào. Vì vậy, để xào một món ăn đậm chất Thái, đừng quên thê vào tỏi, hẹ, hành tây, sả và nhất là riềng… băm vào món ăn. Sốt cà ri cũng là loại gia vị quen thuộc trong các món ngon của người Thái.
2. Thêm sữa dừa
Với các món súp và món hầm, người Thái thường cho thêm một lượng sữa dừa khá nhiều, tạo vị ngọt và hương thơm cho món ăn. Sữa dừa cũng được sử dụng trong một số món ăn vui khác như bánh ngọt, xôi xoài…
3. Ướp bằng nước mắm
Các món ăn mặn của người Thái thường được ướp với một lượng nước mắm tương đối, tạo vị mặn cho món ăn trước khi làm các món chiên, nướng.
4. Thêm nước cốt chanh
Sau khi chế biến xong các món Thái, bạn có thể vắt thêm chút nước cốt chanh để tạo vị chua thanh tự nhiên và cũng để giảm độ ngọt, ngậy của sữa dừa trong món ăn đó.
Video đang HOT
5. Dùng nhiều rau mùi
Các đầu bếp Thái đặc biệt thích thêm rau mùi trong các món ăn của họ, để tạo thêm hương vị hay trang trí.
6. Thêm ớt
Ớt tươi, đỏ là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn của Thái. Đặc biệt, người Thái thường không bỏ hạt trong ớt vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong món ăn. Càng để lại nhiều hạt ớt, món ăn sẽ càng cay vì vậy, hãy tính số hạt ớt để điều chỉnh độ cay trong món Thái tùy với khẩu vị của bạn.
7. Dùng nguyên liệu tươi thay vì khô
Để tạo hương vị tươi ngon cho món ăn Thái, hãy học tập cách người Thái vẫn làm. Họ hầu như không sử dụng bột ớt, bột tỏi, bột hành mà thay vào đó là các gia vị tươi và còn giữ đủ hương vị đậm đặc.
Theo emdep.vn
[Chế biến] - Chả cá viên sốt cà ri ngon mê ly
Thưởng thức món chả cá viên sốt cà ri thơm mềm, lại có chút cay cay vô cùng kích thích vị giác.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
- 3 muỗng canh dầu thực vật, chia ra để nấu nhiều lần
- 5 củ hành khô, thái nhỏ; 1 muỗng canh bột mì; hộp sốt cà ri Thái (hộp 120g); 2 chén nước luộc gà; 1/3 chén sữa dừa; 2 muỗng canh bột cà ri; 1 muỗng canh nước tương (xì dầu); 1/8 muỗng cà phê hạt tiêu trắng xay; 1/8 muỗng cà phê hạt tiêu đen xay; 2 nhúm đường; 2 gói chả cá viên
(Lưu ý: Nếu bạn không ăn được cay thì nên giảm bớt lượng bột cà ri và sốt cà ri Thái sao cho phù hợp với khẩu vị).
PHẦN 2: CÁCH LÀM CHẢ CÁ VIÊN SỐT CÀ RI
Bước 1: Cho 2 muỗng canh dầu ăn vào trong một chảo ở mức độ lửa trung bình cao. Cho hành khô băm nhỏ vào phi thơm cho đến khi có màu sém vàng.
Thêm bột mì rồi đảo cho chúng hòa quyện, nấu trong vài phút.
Tạo một khoảng trống giữa chảo rồi cho nốt muỗng canh dầu cuối cùng và sốt cà ri Thái vào. Chiên cho đến khi thơm.
Bước 2: Tiếp tục, cho nước luộc gà và khuấy đều để cà ri không vón cục. Đun sôi cho đến khi sốt dày lên. Thêm sữa dừa, bột cà ri, nước tương, tiêu đen và tiêu trắng xay, đường và cuối cùng là chả cá.
Bước 3: Đun nhỏ lửa trong 10 phút hoặc cho đến khi sốt cà ri sệt lại, chả cá ngấm gia vị.
Cho chả cá sốt cà ri ra đĩa hoặc xiên chúng lại vào que xiên rồi thưởng thức! Chả cá sốt cà ri ăn với cơm trắng rất ngon!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm chả cá sốt cà ri!
Theo Ngọc Lan
Dịch từ TheWok
Khám phá
7 món ăn vặt vốn là đặc sản địa phương nhưng ra đến Hà Nội được săn đón rất nhiều Những món ăn vặt dưới đây, mỗi món đến từ một địa phương, nhưng vì quá được ưa thích nên nhiều người đã vận chuyển đến Thủ đô để thỏa mãn các tín đồ ẩm thực. 1. Chè sầu Đà Nẵng Nếu để ý bạn sẽ thấy ngoài các quán bán chè truyền thống, gần đây khá nhiều quán chè Hà Nội còn...