7 mẹo trị hôi nách đơn giản mà hữu hiệu
Từ một vài nguyên liệu có sẵn trong bếp, bạn sẽ khắc phục được mùi hương khó chịu của cơ thể mà chẳng tốn nhiều tiền.
Chế độ ăn
Chế độ ăn có sự ảnh hưởng nhất định đến mùi cơ thể của bạn. Ăn nhiều các loại thịt đỏ như bò, cừu, các loại gia vị nặng mùi như tỏi, hành tây, cà ri hay uống nhiều trà, cà phê đều khiến bạn gặp vấn đề. Hãy thử loại bỏ hoặc tiết giảm các loại thực phẩm trên để xem sự thay đổi của cơ thể bạn.
Bột nổi, phèn chua, chanh hay giấm
Vài chất khử mùi có thể tìm thấy phổ biến trong nhà bếp là bột nổi, phèn chua, chanh và giấm. Với bột nổi và phèn chua tán nhuyễn, bạn dùng như phấn rôm: xoa bột này vào nách sau khi tắm. Lưu ý rằng bột nổi chỉ giúp thấm hút và khử mùi, nó không có tác dụng ngăn tiết mồ hôi. Với giấm, bạn có thể sử dụng cả giấm gạo hay giấm táo đều khử mùi rất tốt. Đừng lo lắng về mùi giấm vì nó sẽ nhanh chóng biến mất sau vài phút.
Video đang HOT
Bạn cũng có thể tự chế một lọ xịt khử mùi tự nhiên. Ép lấy nước của khoảng mười cây củ cải và trộn cùng 1/4 muỗng cà phê glycerine, một chất nền trong suốt, không mùi phổ biến trong ngành hóa mỹ phẩm. Lọc hỗn hợp qua rây để lấy nước, chứa trong chai dạng xịt giữ lạnh để dùng dần. Mỗi hỗn hợp có thể dùng trong một tuần. Nếu không có củ cải, bạn có thể thay bằng gừng tươi.
Ngải đắng
Dùng loại thảo dược này pha trà uống hàng ngày sẽ giảm sự tiết mồ hôi của bạn. Nếu muốn đạt kết quả ngay tức thì, bạn hãy chà xát vùng da dưới cánh tay nhiều lần bằng bông cotton nhúng trà ngải đắng.
Ôxy già
Hòa hỗn hợp ôxy già và nước theo tỉ lệ 1:8 và thoa vào vùng nách. Ôxy già có công dụng diệt khuẩn rất hữu hiệu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hai điều: Thứ nhất, chỉ pha vừa đủ lượng cho mỗi lần dùng. Thứ hai, không nên dùng cách này nếu bạn vừa mới nhổ lông nách vì lúc này làn da đang rất nhạy cảm.
Cà chua
Nếu không may có vùng nách nặng mùi lâu ngày, bạn nên tắm bồn hàng ngày với nước pha cùng khoảng 3-4 cốc nước ép cà chua trong 15-20 phút. Sau đó tắm sơ lại bằng nước sạch.
“Chữa cháy” bằng rượu
Nếu bạn sắp có một ngày đầy ắp công việc ngoài trời mà chắc chắn không tránh khỏi đổ mồ hôi dưới cánh tay, hãy tắm sạch sẽ trước khi đi và lau vùng da nhạy cảm bằng rượu trắng. Nó sẽ diệt sạch vi khuẩn gây mùi giúp bạn. Nếu đang ở sở làm và không tắm rửa được, bạn có thể xịt nước rửa tay khô vào miếng bông tẩy trang dùng tạm để “chữa cháy”. Thành phần chính của loại nước này cũng là cồn mau bay hơi.
Theo Vnexpress
Các cách điều trị mùi hôi cơ thể
Tôi 31 tuổi, bị hôi nách một thời gian rồi, lúc đầu nhẹ tôi có thể dùng lăn để khử mùi, nhưng hiện nay thì bị nặng hơn và rất bất tiện trong giao tiếp. Mong chuyên mục tư vấn giúp một giải pháp để loại bỏ triệt để tình trạng này. (Nhã)
Tăng tiết mồ hôi vùng nách (hay còn gọi là hôi nách) là một bệnh thường gặp, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm trở ngại trong giao tiếp. Đây là bệnh không lây, có yếu tố di truyền nên có thể nhiều người trong gia đình cùng bị. Tùy theo thể bệnh và tùy từng người mà bệnh có thể bị nhiều vào mùa hè, mùa thu hoặc thậm chí mùa đông.
Nguyên nhân của bệnh là do tuyến mồ hôi vùng nách (gồm cả tuyến mồ hôi lớn và tuyến mồ hôi nhỏ) hoạt động quá mạnh gây tăng tiết mồ hôi đồng thời có yếu tố vi khuẩn trên da làm mùi trở nên khó chịu. Về bản chất, đây là những tuyến sinh lý bình thường mà ai cũng phải có, nhưng ở những người bị hôi nách, tuyến này hoạt động quá mạnh.
Bệnh tăng tiết mồ hôi vùng nách có nhiều biện pháp điều trị, trong đó, bạn có thể tham khảo cách làm giảm hoạt động của tuyến, hoặc giảm bớt các tuyến mồ hôi. Có 3 biện pháp thường được sử dụng hiện nay là phẫu thuật, điều trị Laser, tiêm botox.
Mùi hôi cơ thể khiến cho nhiều người xung quanh cảm thấy khó chịu.
Mỗi biện pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Phẫu thuật Laser có tác dụng từ 2 đến 3 năm, bạn phải nghỉ ngơi chăm sóc vết thương sau điều trị và có sẹo. Biện pháp tiêm botox, không đau, không phải nghỉ ngơi, không có vết thương và sẹo, nhưng thời gian tác dụng chỉ khoảng 9-12 tháng.
Hiện nay, tiêm botox là biện pháp được lựa chọn nhiều vì hiệu quả, tính an toàn và sự tiện lợi. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tối đa mà không có biến chứng thì kỹ thuật điều trị của bác sĩ rất quan trọng, nếu tiêm không đúng kỹ thuật có thể gây các tác dụng phụ như dị ứng, mỏi cơ, teo cơ... Chính vì vậy, bạn nên đến những cơ sở uy tín, có bác sĩ chuyên ngành, được đào tạo chuyên sâu khám và điều trị để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể gặp phải.
Theo Vnexpress
Có cách nào trị mùi hôi cơ thể? BS Huỳnh Huy Hoàng - BV Da liễu TP.HCM cho biết, khi mồ hôi tiết ra gặp các vi khuẩn trên da gây phân hủy sẽ khiến mùi càng "nặng" hơn. Phần lớn các mùi khó chịu xuất hiện nhiều ở những vùng kín cơ thể như nách, cổ, háng... Bên cạnh đó, mùi hôi cơ thể còn do nhiều nguyên nhân khác:...