7 mẹo “tiễu trừ” mụn nhanh chóng
Mụn luôn làm chúng ta thiếu tự tin khi ra ngoài. Hãy thử những mẹo nhỏ sau đây, bạn sẽ loại bỏ được mụn một cách nhanh chóng
Phần lớn mọi người nghĩ rằng việc sử dụng kem đánh răng không có hiệu quả cho việc trị mụn. Nhưng sự thật kem đánh răng là một phương thuốc cực kì hiệu nghiệm làm giảm sưng tấy cho mụn tức thì. Lấy một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu bôi lên chỗ bị mụn. Để kem trên da trong khoảng 15 đến 20 phút cho đến khi kem đánh răng hơi se lại, sau đó rửa sạch lại với nước ấm. Mụn sẽ giảm sưng tấy trong vòng 12 đến 15 giờ.
Thiếu kẽm có thể dẫn đến việc mụn dễ “nổi loạn” hơn trên khuôn mặt bạn. Để tránh khỏi tình trạng đó, đừng quên bổ sung bữa ăn của bạn đầy đủ thức ăn chứa kẽm. Bạn nên ăn nhiều chất xơ trước khi bổ sung viên kẽm vì hàm lượng chất xơ cao sẽ đẩy nhanh tiến độ hấp thu kẽm của cơ thể.
Baking soda là một biện pháp khắc phục cực kì hiệu quả để loại bỏ mụn qua đêm. Lấy một muỗng cà phê baking soda và trộn với vài giọt nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Dùng ngón tay lấy một ít hỗn hợp thoa đều lên vùng da bị mụn theo chiều kim đồng hồ. Để hỗn hợp trên da khoảng 15 phút, sau đó rửa lại với nước ấm. Baking soda không chỉ loại bỏ mụn trên da mà còn loại bỏ các tế bào chết, thu nhỏ lỗ chân lông.
Sử dụng hỗn hợp gỗ đàn hương
Video đang HOT
Liệu pháp đơn giản này sẽ làm se bề mặt của mụn, nhanh chóng làm mụn xẹp đi. Hãy sử dụng một nửa thìa cà phê bột gỗ đàn hương tinh khiết và trộn nó với vài giọt nước hoa hồng, để hỗn hợp còn hơi đặc. Sau đó dùng một miếng bông nhúng vào hỗn hợp và áp lên mụn. Bạn hoàn toàn có thể để hỗn hợp này trên da qua đêm vì nó rất an toàn và tốt cho làn da. Rửa mặt bằng nước sạch vào sáng hôm sau, bạn sẽ thấy vết mụn đỡ sưng tấy và mờ đi trông thấy.
Sử dụng muối và dầu ô liu
Đây là một phương pháp ít được nhắc đến, nhưng lại mang đến hiệu quả tức thì. Sử dụng một nửa thìa cà phê muối ăn thông thường và trộn với một vài giọt dầu ô liu để tạo thành một hỗn hợp sệt. Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da mụn trong vòng nửa tiếng, sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Sau 15-20 phút, áp một miếng khăn lạnh lên mụn, bạn sẽ thấy mụn mờ đi hẳn vào ngày hôm sau.
Bóc một vài nhánh tỏi con, sau đó thái lát mỏng. Chà xát nhẹ miếng tỏi tươi lên mụn trứng cá. Khi xoa nhẹ tỏi lên mụn, bạn sẽ thấy hơi xót và rát, để qua đêm hoặc rửa sạch với nước sau nửa tiếng. Bạn sẽ thấy mụn biến mất một cách nhanh chóng.
Lấy năm thìa cà phê dấm táo vào một bát nhỏ, sau đó nghiền nát một nửa viên aspirin thêm vào bát rồi hòa tan. Nhúng một miếng bông sạch vào hỗn hợp này và nhẹ nhàng áp nó lên mụn. Để hỗn hợp trên da khoảng nửa tiếng. Sau đó hãy rửa sạch hỗn hợp này trên da bằng nước ấm, bạn sẽ thấy điều khác biệt kì diệu vào sáng ngày hôm sau.
Theo Đep
Những cấm kỵ khi uống sữa đậu nành
Uống sữa đậu nành cần phải chú ý đến những điều gì? Bạn phải biết đến những cấm kỵ lớn dưới đây
1. Uống sữa đậu nành với ăn trứng
Uống sữa đậu nành khi ăn trứng ốp la hoặc trứng luộc là thói quen ăn sáng của khá nhiều người. Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, uống một mình thì có hiệu ứng bổ dưỡng cao, nhưng nếu uống cùng lúc với ăn trứng thì lại không tốt.
Không nên uống sữa đậu nành cùng với ăn trứng
Trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
2. Tránh uống quá nhiều
Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
3. Không dùng đường nâu
Axit hữu cơ trong đường nâu liên kết với protein trong sữa đậu nành có thể phá hủy các chất dinh dưỡng.
4. Không uống "chay", không uống khi đói
Nếu uống sữa đậu nành khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào thì protein trong đậu nành sẽ phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thê.
5. Tránh uống sữa chưa nấu chín
Sữa đậu nành chưa được nấu chín có chứa các chất độc hại, khi uông sẽ dẫn đến quá trình chuyển hóa chất đạm và gây ra các triệu chứng bất lợi cho cơ thể. Trong sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên khi uống vào sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài... thậm chí ngộ độc.
Uống sữa đậu nành chưa nấu chín dễ bị ngộ độc
Lưu ý: Chất saponin làm cho đậu nành có hiện tượng "sôi giả" (khi đun chưa sôi nhưng đậu nành đã sủi bọt), khiến cho nhiều người tưởng lầm là đậu nành đã sôi và chín. Khi đun sôi sữa cũng phải mở nắp. Sỡ dĩ làm như vậy là đê các chất độc hại bốc hơi cùng với hơi nước ra ngoài.
6. Chứa sữa trong phích
Để giữ ấm sữa, một số người lưu trữ sữa trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Nhưng họ vô tình không biết rằng nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4 giờ.
7. Chú ý bổ sung kẽm khi uống sữa đậu nành thường xuyên
Đậu nành chưa nâu chín có chứa một số chất không có lợi cho cơ thể như saponin hormone và lectin... Do đó, tốt nhất chỉ uống sữa đậu nành khi đã nấu chín như đã nói ở trên. Và những người uống sữa đậu nành thường xuyên nên bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm đê tránh thiêu chât.
8. Một số bệnh không nên uống sữa đậu nành
Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành. Theo y học cổ truyền đậu nành có tính hàn, vì vậy những người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gút nên tránh uông sữa đâu nành vì uông sẽ dân đên đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài. Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều... cũng không nên uống vì dễ làm cho các triệu chứng trên nặng thêm.
9. Không uống cùng kháng sinh
Một số loại thuốc đặc biệt như thuôc kháng sinh chứa chât tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uông cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.
Theo Thúy Phạm (Tri thức trẻ)