7 mẹo khử mùi cơ thể cho nam giới
Loại bỏ mùi hôi hiệu quả giúp các chàng trai tự tin hơn khi gặp gỡ, giao tiếp với người khác.
Mặc quần áo làm từ vải nhanh khô: Theo Men’s Health , mồ hôi là một trong những nguyên nhân chính khiến cơ thể có mùi khó chịu. Vì vậy, các chàng trai nên chọn quần áo có chất liệu thấm hút tốt, nhanh khô nhằm giúp mồ hôi bay hơi nhanh chóng. Khi tập thể thao, bạn có thể chọn trang phục may từ sợi nylon vì nó thấm mồ hôi hiệu quả, tạo cảm giác dễ chịu và chống nấm mốc. Bên cạnh đó, chất liệu spandex cũng có khả năng hút ẩm, nhanh khô và cho phép vận động dễ dàng. Ảnh: Pinterest.
Thay quần áo mới: Sau khi trang phục bị ướt đẫm mồ hôi, bạn nên thay bộ khác nhằm không khiến mùi hôi tích tụ trên cơ thể. Ảnh: Pinterest.
Tắm rửa mỗi ngày: Theo Healthline , tắm giúp loại bỏ mồ hôi, vi khuẩn và tế bào da chết. Thói quen này ngăn chặn cơ thể “bốc mùi”, không khiến tình trạng viêm nhiễm lỗ chân lông, mụn phát sinh. Ảnh: Cocooncenter.
Sử dụng sản phẩm chống ra mồ hôi: Sản phẩm chống ra mồ hôi có chữ “antiperspirant” trên bao bì hoặc trong thành phần có hợp chất muối nhôm. Những loại mỹ phẩm này giúp che giấu mùi khó chịu, đồng thời ngăn chặn hoặc ức chế mồ hôi tiết ra. Ảnh: Men’s Health.
Chú ý đến các khu vực dễ có mùi hôi: Trên cơ thể, 4 vùng da xuất hiện mùi hôi nhiều nhất là nách, bẹn, bàn chân và da đầu. Giảm thiểu mùi hôi ở những bộ phận này bằng cách tắm hàng ngày và ngay sau khi đổ mồ hôi nhiều. Riêng với vùng chân, bạn nên thay tất mới thường xuyên kết hợp dùng xịt khử mùi cho giày. Ảnh: Chicago Tribune.
Video đang HOT
Hạn chế sự phát triển quá mức của lông: Lông cơ thể ở nách, bẹn và vùng kín góp phần làm tăng độ ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn kết hợp với mồ hôi tạo ra mùi khó chịu. Do đó, bạn nên cắt tỉa lông, loại bỏ tình trạng lông rậm rạp định kỳ. Ảnh: Maxim Online.
Giảm tiêu thụ thực phẩm nặng mùi: Nam giới nên hạn chế ăn những thực phẩm nặng mùi như hành tây, hành tím, tỏi, ớt… Một số loại hành như hành tây có chứa sulfuric acid sẽ tạo nên các hợp chất chứa lưu huỳnh ở dạ dày, được hấp thụ vào máu. Sau cùng, chúng theo lỗ chân lông thoát ra ngoài tạo nên mùi hôi. Ảnh: Men’s Journal.
7 sản phẩm chăm sóc da có tác dụng phụ bạn nên chú ý
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chăm sóc da được phái đẹp ưa chuộng. Tuy nhiên, một số sản phẩm làm đẹp phổ biến có thể gây hại cho cơ thể nếu sử dụng không đúng cách.
1. Tẩy tế bào chết cho mặt dạng hạt thô
Ảnh: BrightSide
Tẩy da chết là bước quan trọng giúp thanh lọc và loại bỏ tạp chất tích tụ trên da. Tuy nhiên, bác sĩ da liễu khuyến cáo, bạn nên tẩy da chết từ 1-2 lần/tuần.
Nếu quá lạm dụng hàng ngày, bước này sẽ mài mòn và gây hại cho hàng rào bảo vệ da. Thậm chí, các loại tẩy da chết vật lý dạng hạt có thể khiến da bạn tổn thương, khô căng và trầy xước. Hệ quả, da sẽ tiết nhiều dầu hơn, dẫn đến kích ứng và nổi mụn.
2. Một số phương pháp điều trị mụn không phù hợp
Ảnh: BrightSide
Các hoạt chất đặc trị mụn như tretinoin hay retinol có thể khiến da bạn bị khô và kích ứng khi sử dụng với nồng độ quá cao. Mặc dù những triệu chứng này thường xảy ra tạm thời trong thời gian đầu dùng thuốc, tuy nhiên người dùng vẫn cần thận trọng thử phản ứng trên các vùng da khác trước khi dùng.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc uống trị mụn có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Ví dụ, thuốc kháng sinh có thể khiến dạ dày khó chịu, kèm theo triệu chứng chóng mặt và mệt mỏi.
3. Đá GuaSha
Ảnh: BrightSide
Đây là phương pháp massage bằng đá bắt nguồn từ Trung Quốc với nhiều lợi ích như cải thiện lưu thông máu, giảm đau vai gáy. Tuy nhiên, nếu dùng lực quá mạnh khi chà xát dụng cụ massage lên da, đá GuaSha có thể làm vỡ những mạch máu nhỏ nằm sát bề mặt da, gây tổn thương biểu bì hoặc bầm tím.
4. Bàn chải khô
Ảnh: BrightSide
Chải khô là phương pháp được nhiều người ưa chuộng để tẩy tế bào chết cho da toàn thân. Tuy nhiên, cách này không phù hợp với tất cả mọi người do cơ địa da khác nhau. Chải khô có thể gây kích ứng hoặc để lại cảm giác khô quá mức trên làn da nhạy cảm. Đối với những người có triệu chứng bệnh ngoài da như chàm hoặc vẩy nến, bạn nên tránh phương pháp chải khô để phòng ngừa nhiễm trùng.
5. Dùng khăn ướt lau mặt
Ảnh: BrightSide
Khăn ướt có cồn hoặc khăn tẩy trang thường "đánh lừa" người dùng khi tạo cảm cảm giác sạch sẽ, thông thoáng sau khi lau mặt.
Tuy nhiên trên thực tế, phương pháp này đã vô tình loại bỏ lượng dầu cần thiết trên bề mặt da, khiến các lớp biểu bì kích hoạt sản xuất bã nhờn. Kết quả, tình trạng mụn và bóng dầu trên da mặt bạn ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
6. Lạm dụng tẩy tế bào chết hóa học
Ảnh: BrightSide
Nếu sử dụng sản phẩm tẩy da chết hóa học nhiều hơn một lần một tuần, bạn có thể làm hỏng lớp dầu tự nhiên bảo vệ da. Khác với tẩy da chết vật lý, tẩy da chết hóa học có tác dụng mạnh và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều lần, nhất là đối với da nhạy cảm. Các thành phần trong sản phẩm tẩy da chết hóa học có thể loại bỏ quá nhiều lớp da nếu sử dụng không đúng cách, dễ gây kích ứng và viêm da.
7. Miếng dán lột mụn
Ảnh: BrightSide
Miếng dán vùng mũi này có thể loại bỏ mụn đầu đen, bã nhờn và tế bào da chết trong lỗ chân lông. Tuy nhiên, sự "làm sạch" quá mức này có thể gây phản tác dụng. Các sợi bã nhờn trên mũi có tác dụng cân bằng dầu trên da, khi lột quá sạch sẽ khiến lỗ chân lông nở to, tiếp xúc với bụi bẩn và hình thành mụn viêm. Chưa kể, miếng dán chặt có thể gây tổn thương da khi lột.
4 công dụng làm đẹp của muối đen Muối đen, loại muối từ đá núi lửa, không chỉ có hương vị tuyệt vời mà còn giúp làm khỏe đẹp cho làn da và mái tóc của bạn. Muối đen là giải pháp tuyệt vời để làm đẹp. Muối đen chứa ít natri, thích hợp với những người có vấn đề về tăng huyết áp và dễ tiêu hóa. Đắp muối đen...