7 mẹo giúp bạn giải phóng nỗi lo vô sinh
Có thể nói suy giảm về sức khỏe sinh sản là một vấn đề mang tính nhiều mặt. Dưới đây là một số mẹo để tăng khả năng sinh sản tự nhiên cho cả nam giới và nữ giới.
Trong cuộc sống ngày nay, dù là rất nhiều thứ hiện đại hơn nhưng con người lại phải đối mặt với những mối lo lắng khác nguy hiểm hơn, ví dụ như ô nhiễm môi trường và các độc tố. Và một trong những ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm cũng như có quá nhiều độc tố ẩn họa trong cuộc sống chính là ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và mang thai.
Tỉ lệ vô sinh gia tăng là một hiện tượng mang tính toàn cầu chứ không phải của riêng nước nào, và kết quả là nhiều người không ngừng tìm kiếm cách cải thiện và tăng khả năng sinh sản cho mình.
Tại sao có rất nhiều người phải tìm kiếm biện pháp tăng khả năng sinh sản?
Tuổi của mẹ tăng lên và chậm có thai là một trong những lý do dẫn đến vô sinh. Ngoài ra có một số bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (thường không có triệu chứng), hoặc các bệnh như PCOS (hội chứng đa nang buồng trứng) có thể làm giảm sức khỏe sinh sản ở nữ giới.
Nếu người đàn ông cũng tìm cách để cải thiện khả năng sinh sản của mình vì số lượng tinh trùng giảm và số tinh trùng bất thường gia tăng. Các độc tố môi trường khiến cho nhiều người đàn ông được tiếp xúc với estrogen như hóa chất tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Ngay cả những thứ dường như vô thưởng vô phạt như sử dụng máy tính xách tay hoặc mặc quần áo chật cũng có thể cản trở đến sức khỏe sinh sản nam giới.
Vì vậy, có thể nói suy giảm sức khỏe sinh sản là một vấn đề mang tính nhiều mặt. Dưới đây là một số mẹo để tăng sức khỏe sinh sản tự nhiên cho cả nam giới và nữ giới:
Video đang HOT
1. Kiểm soát cân nặng: Đây là một cách quan trọng để cải thiện sức khỏe sinh sản. Béo phì hoặc thiếu cân đều có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe sinh sản ở nam giới cũng như phụ nữ. Vì vậy, đối với nam giới cũng như phụ nữ, giữ cho trọng lượng nằm trong giới hạn bình thường là vô cùng quan trọng.
2. Bỏ hút thuốc lá và những thói quen xấu khác: Ai cũng biết hút thuốc sẽ làm giảm sức khỏe sinh sản ở nam giới cũng như phụ nữ và cũng làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Vì vậy, bỏ hút thuốc để cải thiện sức khỏe sinh sản cũng như một triệu lý do khác. Tiếp theo là giảm lượng rượu và caffeine tiêu thụ (bao gồm cả nước sô-đa).
3. Giảm căng thẳng: Đây là một cách đơn giản và tự nhiên để tăng sức khỏe sinh sản. Các hormone được tiết ra bởi sự căng thẳng có thể có ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe sinh sản ngay cả khi nó chỉ là sự căng thẳng vì muốn có thai. Thư giãn bằng cách tập yoga, thiền và thư giãn để thưởng thức tình dục cho chính mình chứ không phải chỉ là vì mục đích có thai.
4. Lựa chọn liệu pháp thay thế: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phương thức truyền thống như châm cứu có thể cải thiện tỷ lệ về sức khỏe sinh sản, đặc biệt khi được sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị về sức khỏe sinh sản chính thống. Tuy nhiên, cần nhớ là hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về bất kỳ liệu pháp thay thế nào mà bạn đang xem xét lựa chọn.
5. Cho mình một kỳ nghỉ: Sự thay đổi của môi trường xung quanh có thể là những điều cần thiết để bạn thư giãn và tận hưởng chính mình, và để tăng sức khỏe sinh sản tự nhiên.
6. Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục cải thiện khả năng miễn dịch, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và cũng làm tăng khả năng sinh sản.
7. Thay đổi chế độ ăn uống: Một chế độ ăn giàu chất béo bão hòa, đường, tinh chế và chế biến sẽ không tốt cho sức khỏe sinh sản. Thay vào đó, hãy ăn một chế độ ăn uống có tỷ lệ ltrái cây và rau quả và ngũ cốc nguyên hạt nhiều hơn.
Ngoài ra, chị em cũng cần xem xét việc đi khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục vì nhiều người có thể không có triệu chứng nhưng mang có thể mang bệnh và các bệnh này cũng có thể đóng góp đến vô sinh. Vì vậy, có sức khỏe tình dục tốt là một cách quan trọng để tăng sức khỏe sinh sản.
Theo Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam
Những xét nghiệm cần làm để xác định vô sinh hiếm muộn
Vợ chồng tôi nghi ngờ bị hiếm muộn. Xin bác sĩ cho biết cần thực hiện các xét nghiệm nào để biết chính xác là có bị hiếm muộn, vô sinh.
Tôi nghe nói muốn biết có bị vô sinh, hiếm muộn không thì cả hai vợ chồng đều phải đi khám phải không? Xin cám ơn bác sĩ.
(Lam)
Ảnh minh họa: Health.
Chào bạn,
Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống, có quan hệ tình dục thường xuyên trung bình 2 - 3 lần trong một tuần, không dùng biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn không có thai. Nếu vợ chồng bạn ở trường hợp này hoặc tuổi không còn trẻ, muốn kiểm tra sức khỏe sinh sản thì nên đi khám sớm sẽ có nhiều lợi thế trong quá trình điều trị sau này nếu thực sự bị hiếm muộn.
Một trong những nguyên tắc thăm dò chẩn đoán và điều trị vô sinh là bác sĩ cần gặp đầy đủ cả vợ và chồng để hỏi bệnh sử, khám và xét nghiệm song song. Nguyên nhân đã được thấy rõ ràng vẫn cần phải khám và làm đầy đủ các xét nghiệm khác vì hầu hết các trường hợp hiếm muộn đều có thể có nhiều hơn một nguyên nhân.
Theo khảo sát, nguyên nhân vô sinh do người vợ khoảng 40%, do chồng (khoảng 40%), do cả hai (10%) hoặc không rõ nguyên nhân (10%). Vì vậy việc khám chẩn đoán và điều trị hiếm muộn cần sự hợp tác và cố gắng của hai vợ chồng.
Đối với người vợ, có 2 thời điểm cần đi khám:
1. Sạch kinh từ 2 - 5 ngày (tức từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 của chu kỳ kinh). Người vợ sẽ được cho làm các xét nghiệm cơ bản, khám phụ khoa, chụp tử cung vòi trứng ,...
2. Đang có kinh ngày thứ 2 - 3 của chu kỳ kinh. Người vợ sẽ được đánh giá dự trữ buồng trứng thông qua xét nghiệm nội tiết tố sinh dục, siêu âm đếm nang thứ cấp, AMH.
Đối với người chồng, khi đi khám cần:
Kiêng xuất tinh từ 3 - 7 ngày để kiểm tra tinh dịch đồ. Đây là xét nghiệm quan trọng nhất để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới. Ngoài ra có thể làm xét nghiệm cơ bản, kiểm tra nội tiết tố sinh dục.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn vợ chồng bạn làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn nhằm tìm ra nguyên nhân. Từ đó định hướng điều trị cho vợ chồng bạn đạt hiệu quả cao nhất.
Trân trọng.
Theo ThS.BS Lê Thi Thu Hiền - VnExpress
Thụ tinh ống nghiệm có đau không? Khả năng thành công như thế nào? Thụ tinh trong ống nghiệm có đau không? Khả năng thành công như thế nào? Và chọc hút trứng có gây tổn thương gì hay không là những câu hỏi rất nhiều chị em thắc mắc Phụ nữ luôn khao khát có con và nhiều người chọn thụ tinh ống nghiệm để đạt được mong ước. Tuy nhiên, rào cản tâm lý như...