7 lý do không ngờ khiến bạn không thể mang thai
Có ít nhất 7 lý do tiềm ẩn khiến bạn không thể có thai mà bạn không hề hay biết, ví dụ như sử dụng chất bôi trơn khi giao hợp, quan hệ quá nhiều, căng thẳng, béo phì…
Bạn không thể có theo theo ý muốn, điều này không có nghĩa là bạn thiếu may mắn. Mọi thứ đều có lý do và nhiệm vụ của bạn là phải tìm ra nguyên nhân và cải thiện nếu có thể.
Thời điểm rụng trứng ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn có thụ thai thành công hay không. Nếu bạn dự định sinh em bé, hãy quan hệ trong khoảng thời gian 3 ngày trước và 3 ngày sau kỳ rụng trứng. Điều này có thể làm tăng cơ hội có thai của bạn lên 30%. Hoặc bạn cũng có thể quan hệ vào những ngày cận kề khoảng thời gian rụng trứng vì tinh trùng có thể sống trong tử cung từ 3 – 4 ngày.
2. Sử dụng chất bôi trơn trong quá trình giao hợp
Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại chất bôi trơn nào trong quá trình giao hợp, điều này có thể ngăn cản bạn thụ thai thành công. Lý do là bởi vì các loại thuốc bôi trơn thường chứa các thành phần tiêu diệt tinh trùng, ví dụ như nonoxynol-9.
3. Bỏ qua vấn đề tuổi tác
Tuổi tác là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến mang thai. Càng về già, khả năng sinh sản của bạn càng giảm, đặc biệt phụ nữ bị lão hóa sớm hơn đàn ông. Tần suất rụng trứng và số lượng trứng của phụ nữ cao nhất trong giai đoạn từ 25 – 28. Sau tuổi 35, con số này giảm đi 30%. Vì vậy, nếu bạn sinh con sau tuổi 35, tỉ lệ có thai thành công của bạn sẽ giảm đáng kể.
4. Quan hệ quá nhiều
Video đang HOT
Nghe có vẻ không hợp lý bởi giao hợp chính là cách có thai tự nhiên. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng việc quan hệ quá thường xuyên có thể làm giảm lượng tinh trùng và góp phần hạ thấp khả năng thụ thai thành công. Ngoài ra, quan hệ do bị gò ép cũng có thể gây áp lực cho người đàn ông của bạn và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
5. Nghĩ rằng việc thụ thai chỉ diễn ra ngay sau một đêm
Nếu bạn đang sống với quan niệm này, bạn sẽ đau khổ vì bạn không thể có thai ngay trong lần đầu tiên. Việc thụ thai không diễn ra nhanh chóng bởi có nhiều yếu tố chi phối khác nhau. Ví dụ, căng thẳng có thể cản trở quá trình rụng trứng. Việc các cặp đôi thường mất 1 năm mới có thai, do đó cũng là điều bình thường.
6. Béo phì và căng thẳng
Như đã đề cập ở trên, cân nặng và sức khỏe tinh thần của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai. Nếu bạn bị béo phì, điều đó có nghĩa là bạn bị mất cân bằng hoóc-môn và sự mất cân bằng này có thể gây khó thụ thai. Tương tự, căng thẳng cũng làm giảm cơ hội có thai theo ý muốn nếu tình trạng này kéo dài và ở mức độ phức tạp.
7. Có thói quen xấu
Một loạt các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, ăn thức ăn không lành mạnh và thiếu dinh dưỡng đều có thể gây ra suy nhược cơ thể, mất cân bằng hoóc-môn cho cả nam và nữ và gây ra không có con. Nếu tình trạng kéo dài và kết hợp từ nhiều thói quen xấu với nhau, chúng còn có thể gây ra vô sinh nữa.
Theo Congluan
Thật không ngờ đây chính là 6 lý do khiến bạn không có kinh và mãi chưa có con
Bạn không có kinh và mãi chưa có con có thể là do 6 nguyên nhân dưới đây.
Bạn đang dùng biện pháp tránh thai
Hầu hết mọi người nghĩ rằng việc kiểm soát sinh sản sẽ giúp kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn, nhưng những phụ nữ dùng thuốc tránh thai không có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày thông thường. Một số biện pháp tránh thai làm trì hoãn thời gian giữa các kỳ kinh nguyệt. Vòng tránh thai cũng có thể làm kinh nguyệt chậm hoặc không đều.
Bạn đang mắc hội chứng buồng trứng đa nang
Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thêm nang trứng, khiến chu kỳ kinh nguyệt mất nhiều thời gian hơn bình thường. Bởi vì không có trứng rụng có nghĩa là không có kỳ kinh nguyệt. Một số triệu chứng mắc hội chứng buồng trứng đa nang khác bao gồm tăng mức độ testosterone và tăng cân.
Bạn căng thẳng
Căng thẳng có thể tàn phá với hormone, do đó có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hormone thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến phần não chịu trách nhiệm điều chỉnh các kỳ kinh nguyệt - vùng dưới đồi. Căng thẳng cũng có thể gây tăng cân hoặc giảm cân, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Bạn giảm cân
Phụ nữ mắc chứng rối loạn ăn uống như chứng cuồng ăn hoặc chứng chán ăn có thể bị mất kinh. Cân nặng ít hơn 10% so với cân nặng lý tưởng có thể thay đổi cách thức hoạt động của cơ thể và ngày rụng trứng. Tăng cân và đạt cân nặng như bình thường có thể giúp chu kỳ kinh nguyệt bình thường trở lại.
Bạn bị tiền mãn kinh
Trung bình, phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh khi 51 tuổi nhưng có những người bắt đầu bị chậm kinh vào 40 tuổi. Nếu bạn dưới 45 tuổi và kỳ kinh nguyệt của bạn chấm dứt hoàn toàn, bạn có thể trải qua thời kỳ mãn kinh sớm hoặc đang bị suy buồng trứng sớm.
Bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc tuyến giáp
Bệnh tiểu đường và tuyến giáp có thể gây mất kinh hoặc chậm kinh. Tuyến giáp có thể làm cho "ngày đèn đỏ" nhẹ, nặng hoặc thậm chí không đều. Thậm chí bạn có thể bị vô kinh.
Theo Timesofindia
Mề đay khi mang thai Về cơ bản, mề đay là những phát ban đỏ, chúng nổi thành từng mảng lớn trên da, gây ngứa ngáy rất khó chịu. Bệnh thường xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ, xảy ra với bà mẹ mang thai lần đầu và thường tập trung nhiều ở bụng. Triệu chứng nổi mề đay khi mang thai Thai phụ khi bị mề...