7 lý do khiến bạn luôn cảm thấy rất khát
Ai trong chúng ta cũng thấy khát nước vào lúc này hay lúc khác, nhưng thường thì một ly nước mát là đủ để xoa dịu tình hình. Thế nhưng điều gì xảy ra nếu ngay cả sau khi uống một cốc nước mà bạn vẫn thấy khát. Và mặc dù luôn có sẵn cả bình nước trên bàn làm việc, vẫn có vẻ như cơn khát thể dịu đi?
1. Mất nước
Thật ngạc nhiên là lý do số một khiến chúng ta cảm thấy khát là do không uống đủ nước. Đôi khi đó chỉ là thói quen ít uống nước; một số lần khác là chúng ta không nhận ra môi trường ảnh hưởng đến nhu cầu nước của cơ thể như thế nào.
Trời nóng hay ẩm? Bạn có sống ở vùng núi cao không? Hôm nay bạn có tập thể dục không? Tất cả những điều này làm tăng nhu cầu nước của cơ thể, vì vậy sẽ cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
Khi cảm thấy khát, thông thường cơ thể đã mất từ 1 đến 2% mất nước, vì vậy hãy lập kế hoạch trước và mang theo nhiều nước hơn bạn nghĩ là mình sẽ cần – việc có nước dự phòng luôn sẽ tốt hơn.
2. Ăn quá nhiều muối
Nếu bạn có thói quen ăn vặt bằng đồ mặn hoặc bắt đầu một ngày với thức ăn nhiều muối, đó có thể là lý do khiến bạn cảm thấy khát. Tỷ lệ nước/muối là rất quan trọng trong cơ thể. Nếu bạn ăn quá nhiều, cơ thể sẽ tự nhiên muốn pha loãng nó, và điều đó gây ra cơn khát.
Tuy nhiên, người ta còn tranh cãi là liệu uống nhiều hơn có thực sự giúp điều hòa lượng muối tăng trong cơ thể hay không, vì một nghiên cứu năm 2017 trên Journal of Clinical Investigation đã theo dõi 10 phi hành gia vũ trụ và phát hiện ra rằng họ bài xuất natri thừa qua nước tiểu bất kể họ uống bao nhiêu.
Nói cách khác, nếu lượng muối cao và có khả năng làm bạn khát nước, hãy thử muối xuống 2.300 mg một ngày theo khuyến cáo của Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ. Điều đó có thể giúp nhiều hơn việc tiếp tục uống nước như một con cá.
Video đang HOT
3. Đái tháo đường
Một trong những tình trạng bệnh phổ biến nhất có thể gây ra khát dai dẳng là đái tháo đường týp 2. Về cơ bản, nó hoạt động như thế này: Thận phải làm việc để xử lý hoặc loại bỏ lượng đường thừa trong cơ thể, và khi không thể, đường được bài xuất qua nước tiểu, sẽ kéo theo nước từ cơ thể bạn. Đi tiểu nhiều càng khiến bạn mất nước nhiều hơn, từ đó lại càng khát và vòng xoắn cứ tiếp tục mãi.
Vì vậy, nếu cảm thấy khát và nhận thấy mình đi tiểu nhiều hơn bình thường, hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra lượng đường trong máu.
4. Khô miệng
Có khả năng là không phải bạn thực sự bị khát mà là bị khô miệng, một tình trạng xảy ra khi các tuyến nước bọt không thể tạo ra đủ nước bọt để giữ cho miệng luôn ẩm ướt. Đây là tác dụng phụ thường gặp của một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm, , dramamine, và thuốc huyết áp. Nó cũng có thể do tia xạ và hóa trị, sử dụng thuốc lá, tổn thương thần kinh, và các loại chất kích thích như cần sa và methamphetamine.
Để làm dịu các triệu chứng, bạn có thể ngậm kẹo chanh cứng, vì nó có thể giúp kích thích tiết nước bọt.
5. Thiếu máu
Thiếu máu là một tình trạng gây mệt mỏi và rụng tóc, nhưng nó cũng có thể gây khát nhiều. Các trường hợp nhẹ có thể có ít hoặc không có triệu chứng, nhưng khi bệnh nặng hơn thì cảm giác khát có thể bắt đầu tăng lên.
Nếu bạn biết mình dễ bị thiếu máu thì nên thông báo triệu chứng này với bác sĩ để tìm xem liệu chúng có liên quan với nhau hay không.
6. Tuổi già
“Khi có tuổi, cơ chế khát và phản ứng khát sẽ không còn mạnh. Điều đó đơn giản có nghĩa là những người cao tuổi thường ít uống nước hơn, và người cao tuổi rất hay bị mất nước nhanh hơn nhiều so với người trẻ.
Nếu điều đó có vẻ giống với trường hợp của bạn, hãy thử đặt lời nhắc để uống nước hoặc đầu tư vào một chai nước công nghệ cao phát sáng khi đã đến lúc phải uống nước.
7. Đái tháo nhạt
Một bệnh hoàn toàn khác với đái tháo đường týp 1 và 2, bệnh đái tháo nhạt không liên quan đến lượng đường trong máu, mà là do thiếu một loại hoóc-môn chống bài niệu. Những bệnh nhân bị tình trạng bệnh hiếm gặp này không thể kiểm soát được lượng nước thải ra qua nước tiểu, khiến họ đi tiểu nhiều hơn nhiều so với người bình thường, dẫn đến tình trạng mất nước, khiến họ phải uống nhiều nước.
Nếu bạn nghĩ rằng đây là trường hợp của bạn, bác sĩ có thể muốn xét nghiệm máu và nước tiểu, hoặc thậm chí thử xét nghiệm không uống nước để xem lượng nước tiểu tạo ra khi bạn không uống bất cứ thứ gì. Từ đó, bác sĩ có thể giúp bạn quản lý bệnh bằng thuốc thích hợp và làm dịu các triệu chứng.
Cẩm Tú
Theo Woman’s Day
Buổi sáng ăn thế nào là tốt nhất
Bữa ăn sáng lành mạnh cần 3 thành phần: ngũ cốc, protein nạc và trái cây, đầy đủ protein, ít chất béo.
Bữa sáng lành mạnh có thể khởi động quá trình trao đổi chất, nạp đầy năng lượng và ảnh hưởng tâm trạng cả ngày. Một số thực phẩm được khuyến khích tiêu thụ vào bữa ăn đầu ngày, theo Boldsky:
- Tinh bột nguyên cám như khoai lang, khoai mì, bánh mì nguyên cám, yến mạch...
- Các thực phẩm giàu vitamin C, chất chống oxy hóa như cà chua, dâu tây, nước cam...
- Thực phẩm giàu protein: trứng, các loại sữa hạt như đậu nành, đậu đỏ; bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân...
- Chất béo tốt từ quả bơ, dầu olive, sữa chua...
Vào bữa sáng hãy tránh ăn cay bởi có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Ăn cay và mặn khi đói bụng cũng khiến bụng cồn cào và khó chịu, cơ thể khát nước suốt cả ngày.
Cuộc sống hiện đại khiến bạn có ít thời gian rảnh và luôn làm nhiều việc cùng lúc như vừa ăn vừa kiểm tra điện thoại. Trên thực tế, ăn uống không chỉ quan trọng ăn cái gì mà là cách ăn thế nào. Thói quen ăn uống có thể học được và bạn cần cảm nhận mình ăn như thế nào hơn là nuốt gọn một cái gì đó trước giờ làm, ăn cho qua bữa.
Nếu được, hãy ăn với người khác bất cứ lúc nào có thể, nhất là trẻ em vì sẽ hình thành thói quen lành mạnh cho trẻ từ cách bạn ăn uống chậm rãi và ý thức. Ăn khi xem tivi, máy tính sẽ rất có hại cho đầu óc và dạ dày.
Hãy dành thời gian thưởng thức bữa ăn thực sự, ý thức được vị ngon mềm của món ăn, vị và mùi thơm của nước dùng. Đầu ngày, chúng ta thường có xu hướng ăn vội vàng để bắt đầu làm việc, tuy nhiên thói quen này gây hại. Vì thế, hãy dành khoảng thời gian hợp lý để thiết đãi cơ thể bằng bữa ăn đầy đủ dưỡng chất.
Ý thức lắng nghe cơ thể khi ăn cũng giúp bạn biết được dạ dày có thể chứa được lượng thức ăn bao nhiêu. Dừng lại trước khi bạn cảm thấy no vì phải mất vài phút não bộ mới lắng nghe được cơ thể, mà lúc này bạn đã ăn hơi nhiều so với nhu cầu thực sự. Vì thế bạn hãy ăn từ từ.
Hội An
Theo Vnexpress
4 cách để tăng cường sức khỏe của xương Sức khỏe xương kém có thể dẫn đến loãng xương và làm tăng nguy cơ gãy xương. Chăm sóc xương và tạo một khung xương chắc khỏe trước khi bước vào tuổi già là rất quan trọng, đặc biệt là với phụ nữ. Các môn thể thao tăng cường sức mạnh như tennis có thể giúp tăng cường sức khỏe của xương -...