7 lý do để tin tưởng thế giới sẽ kiểm soát tốt COVID-19
COVID-19 rõ ràng là đại dịch, là một vấn đề nghiêm trọng toàn cầu. Trong chưa đầy hai tháng, COVID-19 đã lan ra nhiều quốc gia, mang lại lo âu, sợ hãi cho cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, 7 lý do sau để chúng ta tin “ Thế giới sẽ kiểm soát tốt COVID-19″.
1. Biết sớm nguyên nhân và bộ gene virus gây COVID-19
Trước đây, các dịch do virus gây bệnh hô hấp phải mất nhiều thời gian để xác định nguyên nhân và tìm ra bộ gene của virus, có thể đến 1 – 2 năm.
Riêng với COVID-19, các trường hợp viêm phổi nặng đầu tiên ở Trung Quốc được báo cáo ngày 31/12/2019, nguyên nhân được xác định chỉ một tuần sau đó. Bộ gene của virus được công bố ngày 10/1/2020 chỉ sau 10 ngày. Nguyên nhân gây bệnh COVID-19 là do chủng virus corona mới từ nhóm 2B, cùng họ với SARS, được gọi là SARS-CoV-2.
Virus SARS-CoV-2
2. Ra đời “siêu nhanh” các bộ kít xét nghiệm phát hiện virus gây COVID-19.
Trong thời gian ngắn, nhiều quốc gia công bố sản xuất được bộ kít xét nghiệm phát hiện virus gây COVID-19.
Chỉ sau 2 tuần có trường hợp viêm phổi nặng đầu tiên ở Trung Quốc được báo cáo (ngày 31/12/2019), ngày 13/1/2020 đã có xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định bệnh nhân bị COVID-19. Việc có thể xác định nhanh và sớm những trường hợp nghi nhiễm COVID-19 là “chỉ điểm” vô cùng quan trọng cho việc cách ly, điều trị và khống chế sự lây lan của dịch một cách có hiệu quả.
Nhiều quốc gia đã nhanh chóng nghiên cứu thành công và cho ra đời bộ kít xét nghiệm phát hiện virus gây COVID-19 và càng ngày càng rút ngắn thời gian cho kết quả xét nghiệm. Đây là mấu chốt quan trọng giúp phát hiện sớm, chính xác virus gây COVID-19, từ đó có các chiến lược kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19.
Video đang HOT
Các bộ kít xét nghiệm phát hiện virus gây COVID-19 r a đời “siêu nhanh”
3. Các kết quả nghiên cứu liên quan virus gây ra COVID-19 được công bố với tốc độ “siêu nhanh” và chia sẻ ngay cho cộng đồng quốc tế, trong thời đại 4.0
Chỉ trong vòng 2 tháng, có hàng trăm tác giả trên thế giới vào cuộc và hàng trăm bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí y học nổi tiếng và uy tín quốc tế. Đó là các bài nghiên cứu chẩn đoán, điều trị, theo dõi, dịch tễ học, di truyền, điều chế vaccin, kít xét nghiệm, các kinh nghiệm kiểm soát dịch… liên quan COVID-19. Nhờ thông tin được chia sẻ, nhiều quốc gia đã rút ngắn thời gianxác định nguyên nhân, xác lập nhanh phác đồ điều trị, hoàn tất nhanh việc cho ra đời các bộ kít xét nghiệm, rút ngắn thời gian cho ra đời vaccin…liên quan kiểm soát bệnh COVID-19.
4. Khoa học tìm ra nhiều cách để tiêu diệt nhanh virus gây ra COVID-19 trên các bề mặt
Virus gây ra COVID-19 có thể bị tiêu diệt hoặc làm sạch khỏi các bề mặt bằng dung dịch ethanol (cồn 62-71%), hydro peroxide (0,5% hydro peroxide) hoặc natri hypochlorite (chất tẩy 0,1%) chỉ trong một phút. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn thông thường dưới vòi nước chảy tối thiểu 20 giây là cách hiệu quả nhất để tránh lây nhiễm cho cá nhân và cộng đồng.
5. Trong thời đại 4.0, các thông tin liên quan COVID-19 được chia sẻ như “tia chớp” bằng một cú bấm trên bàn phím hay điện thoại thông minh
Từ đầu năm 2020 đến nay, thông tin liên quan COVID-19 luôn luôn là chủ đề nóng trên tất cả phương tiện truyền thông chính thống và mạng xã hội và được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Cả xã hội và mọi gia đình đều luôn được cung cấp nhanh và đầy đủ các thông tin cần thiết giúp phòng, chống hiệu quả COVID-19.
Đó chính là “vũ khí” sắc bén và vô cùng lợi hại giúp mọi người chung tay kiểm soát tốt dịch bệnh.
6. Thống kê cho thấy hơn 80% ca nhiễm bệnh COVID-19 ở thể nhẹ, riêng trẻ em có tỷ lệ nhiễm COVID-19 thấp
Thống kê ở nhiều quốc gia cho thấy, 81% bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Chỉ 14% có thể bị viêm phổi nặng và 5% có thể nguy kịch hoặc tử vong, chủ yếu tập trung vào người già và người lớn có bệnh lý nền đi kèm (bệnh tim mạch, bệnh rối loạn chuyển hóa…). Riêng trẻ em có tỷ lệ nhiễm COVID-19 thấp.
7. Một số nước đang trên đà kiểm soát thành công COVID-19
Vũ Hán – Trung Quốc, ổ dịch lớn nhất thế giới đã được kiểm soát hiệu quả. Số trường hợp mắc COVID-19 ở Trung Quốc đều giảm rõ từng ngày.
Tại Hàn Quốc, theo dõi dịch tễ học trong các ngày qua cho thấy xu hướng giảm dần các ca bệnh mới theo ngày, làm tăng hy vọng về việc dịch bệnh tại Hàn Quốc đang chậm lại và sẽ sớm được kiểm soát.
TS.BS. Lê Thanh Hải (Giám đốc BV Bệnh Phổi Thừa Thiên-Huế)
Giữa dịch COVID-19, một người Trung Quốc tử vong vì hantavirus
Một người đàn ông đã tử vong ở Trung Quốc sau khi nhiễm hantavirus, nhưng điều đó không có nghĩa mọi người phải lo lắng về một đại dịch khác đang đến.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 24-3 đưa tin một người đàn ông ở tỉnh Vân Nam đã chết trên đường trở về tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, hôm 23-3.
"Ông ấy đã được xét nghiệm dương tính với hantavirus. 32 người khác trên xe buýt đã được xét nghiệm", Thời báo Hoàn Cầu đưa tin trên Twitter. Thông tin thêm về ca tử vong này không được cung cấp.
Bài tweet của Thời báo Hoàn Cầu, được đăng tải giữa lúc đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra đang lan tràn khắp thế giới, đã có hơn 17.000 lượt chia sẻ.
Chuẩn bị khử trùng tại nhà ga Vũ Hán ngày 24-3. Ảnh: AFP
Mặc dù các quốc gia trên toàn cầu đang trong tình trạng báo động cao do tâm lý bất an về COVID-19, không có dấu hiệu gì cho thấy hantavirus gây ra mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), hantavirus là một họ virus lây lan qua loài gặm nhấm. Các trường hợp nhiễm rất hiếm, và chúng lây lan do tiếp xúc gần với nước tiểu, phân hoặc nước bọt của loài gặm nhấm.
Một số loài chuột ở Mỹ có thể mang hantavirus, vốn lây truyền khi ai đó hít phải không khí bị ô nhiễm.
"Các hantavirus gây bệnh cho người ở Mỹ không thể lây truyền từ người này sang người khác", CDC viết trên website, theo tờ USA Today.
"Những trường hợp hiếm hoi ở Chile và Argentina đã chứng kiến sự lây truyền từ người sang người khi một cá nhân tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh do một loại hantavirus có tên gọi virus Andes", CDC cho biết thêm.
Ở Mỹ, virus trên có thể gây ra hội chứng phổi hantavirus, một căn bệnh hô hấp nghiêm trọng có thể gây tử vong. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, sốt, đau cơ, nhức đầu, chóng mặt, ớn lạnh và các vấn đề ở bụng. Ho và khó thở có thể xảy ra sau đó do phổi chứa đầy dịch, CDC cho biết.
Sốt xuất huyết với hội chứng thận, chủ yếu được phát hiện ở châu Âu và châu Á, cũng có thể xảy ra, gây đau, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và mờ mắt, theo CDC. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm suy thận cấp.
Các trường hợp ở Mỹ thường tập trung tại các bang miền tây và tây nam.
Từ năm 1993 đến năm 2017, chỉ có 728 trường hợp nhiễm hantavirus được xác nhận tại Mỹ, hầu hết không gây tử vong, theo dữ liệu của CDC.
Để so sánh, kể từ cuối tháng 1, khi trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên được xác nhận ở Mỹ, đã có hơn 46.000 ca nhiễm được xác nhận trên toàn quốc, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins.
Vào tháng 5-1993, một đợt bùng phát dịch hantavirus đã xảy ra ở một khu vực giữa các bang Arizona, New Mexico, Colorado và Utah. Một đợt bùng phát dịch năm 2012 tại Yosemite, thuộc bang California, đã làm 10 người mắc bệnh. Tại bảy tiểu bang, 17 người đã bị nhiễm bệnh trong đợt bùng phát năm 2017.
HÙNG QUANG
Covid-19: Chuyện dạy, học và phạt - nhìn từ Singapore Bộ Lao động Singapore đã thông báo với lao động người nước ngoài nếu quay trở lại nước này thì phải gửi báo cáo y tế cho bộ 10 ngày trước khi nhập cảnh Vậy là bắt đầu từ thứ hai tuần sau, con trai tôi và các học sinh ở Singapore bắt đầu bước vào học kỳ II năm học 2020. Một...