7 loại thuốc không nên uống trước khi vận động mạnh
Thuốc cao huyết áp, cảm lạnh, hạ đường huyết… nếu uống trước khi vận động sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Hầu hết chúng ta chỉ để ý tới việc uống thuốc trước hay sau bữa ăn mà không nghĩ rằng thuốc cũng liên quan mật thiết đến vận động cơ thể. Dưới đây là những loại thuốc tuyệt đối không nên sử dụng trước khi vận động mạnh, theo People.
Các thuốc cảm như Paracetamol và Edpherine đều có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương. Liều càng cao, khả năng kích thích hệ thần kinh càng tăng lên. Nếu kết hợp với vận động mạnh có thể dẫn đến các hiện tượng như tăng nhịp tim, tim đập mạnh, khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao.
Thuốc chống cao huyết áp
Khi vận động, cơ thể con người cần lượng máu lớn để cung cấp cho các cơ vận động và não. Nếu sau khi uống thuốc hạ huyết áp mà vận động luôn hoặc thời gian chờ quá ngắn, cơ thể sẽ dễ bị thiếu máu và ngất xỉu.
Một số thuốc hạ huyết áp còn có tác dụng lợi tiểu, nếu vận động mạnh ngay sau khi uống sẽ dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải. Vài loại thuốc hạ huyết áp như Propranolol làm giảm nhịp tim nên khiến người trở nên mệt mỏi, hô hấp không đều.
Ảnh: XNC.
Một số loại thuốc hạ mỡ máu
Việc dùng thuốc hạ mỡ máu trước khi vận động có thể gây teo cơ vân, dẫn đến suy thận cấp tính.
Video đang HOT
Sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết hay tiêm insulin trước khi vận động mạnh khiến tuần hoàn máu tăng nhanh, giảm quá trình hấp thụ thuốc và làm tăng đường huyết.
Các loại thuốc chống dị ứng có thể làm cho cơ thể bị nóng lên. Dùng thuốc chống dị ứng rồi vận động mạnh dễ gây rối loạn chức năng điều hòa nhiệt, gây ra đột quỵ do nhiệt.
Uống thuốc kháng viêm có thể giúp ức chế cơn đau khi tập thể dục nhưng nếu dùng ngay trước lúc vận động sẽ gây tổn thương thành dạ dày.
Atropine sulfate, Anisodamine, Metoclopramide… thường được sử dụng để điều trị bệnh dạ dày nhưng gây khô miệng, buồn ngủ, mất tập trung, từ đó làm giảm khả năng vận động và tăng nguy cơ chấn thương.
Nguyễn Xuân
Theo Vnexpress
Phẫu thuật thành công nhiều ca u tim hiếm gặp
Chỉ mấy tháng qua, các bác sĩ ở Cần Thơ đã mổ thành công cho 5 trường hợp bị u nhầy tim, một bệnh lý được xem là rất ít gặp.
Bác sĩ Lâm Việt Triều (bên phải) cùng ê kíp đang phẫu thuật cho bệnh nhân K.
ẢNH: ĐÌNH TUYỂN
Chiều 18.9, thạc sĩ, bác sĩ Lâm Việt Triều, Trưởng khoa Phẫu thuật tim, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết bệnh viện vừa phẫu thuật thành công một trường hợp bị u nhầy nhĩ phải rất hiếm gặp, bởi thông thường các ca u nhầy tim được phát hiện đều là bên nhĩ trái.
Bệnh nhân là ông N.V.K (63 tuổi, ngụ huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) nhập viện cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng mệt, khó thở cả khi nằm nghỉ ngơi, thỉnh thoảng kèm theo những cơn đau tức ngực.
Người nhà bệnh nhân cho biết, khoảng 5 tháng trước, ông K. từng khám tại TP.HCM, được phát hiện bị u tim và được các bác sĩ khuyến cáo nhập viện mổ. Nhưng do hoàn cảnh gia đình và đường xa nên ông K. không nhập viện phẫu thuật.
Thời gian gần đây, các triệu chứng mệt, khó thở, tức ngực xuất hiện nhiều hơn, ông K. được đưa đến khám và nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Kết quả siêu âm tim cho thấy bệnh nhân K. bị u nhĩ phải đường kính 40x25mm, có cuống xuất phát từ vách liên nhĩ. Khối u dao động liên tục đe doạ lấp van 3 lá. Ngay sau đó, bệnh nhân được làm các chẩn đoán tầm soát bệnh lý cơ bản để loại trừ các khối u di căn từ nơi cơ quan khác (bởi đa số u nhĩ bên phải là u di căn từ cơ quan khác tới).
Trưa 17.9, sau ca phẫu thuật kéo dài hơn 2 giờ, các bác sĩ đã bóc tách toàn bộ khối u nhầy, tái tạo vách liên nhĩ bằng màng tim cho bệnh nhân.
Hiện tại sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt, bệnh nhân tỉnh táo, đã chuyển từ phòng hồi sức về phòng hậu phẫu để tiếp túc theo dõi và điều trị.
Bệnh nhân K. được chuyển ra phòng hồi sức sau mổ
ẢNH: ĐÌNH TUYỂN
Trước đó, khoảng 1 tuần, Khoa Phẫu thuật tim, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cũng đã thực hiện phẫu thuật một các u nhầy khác. Bệnh nhân là ông T.S.R (40 tuổi, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). Ông R. được phát hiện cách đây đã 5 năm nhưng cùng vì điều kiện kinh tế khó khăn đã không thể nhập viện để mổ.
Ngày 4.9, khi đang đi làm thuê ở quê, ông R. bị ngất và được đến Bệnh viện huyện Tam Bình khám. Sau khi siêu âm, phát hiện khối u tim bất thường, các bác sĩ đã chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Đa khoa Trung ương mổ cấp cứu.
Hình ảnh siêu âm cho thấy nhĩ trái bệnh nhân R. có một u nhầy rất to, kích thước khoảng 25x50mm, u lấp không hoàn toàn van 2 lá, bệnh nhân được chỉ định mổ ngay.
Ca mổ lấy u nhầy được tiến hành kết hợ với tái tạo vách liên nhĩ bằng màng tim, sửa van hai lá, sửa van 3 lá cho bệnh nhân. 9 ngày sau ca mổ, bệnh nhân hồi phục và được xuất viện.
Theo Y văn, u nhầy là cấp cứu ngoại khoa, có 2 nguy cơ chính là lấp van tim, lấp mạch ngoại vi khi khối u vỡ như lấp mạch tạng, gan ruột, thân, mạch máu não, gây các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Khắc Minh Trường, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tim, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết chưa năm nào bệnh viện ghi nhận có nhiều ca u nhầy tim nhập viện mổ như năm nay (tháng 8 vừa qua, bệnh viện đã tiếp nhận và mổ thành công 5 ca u nhầy tim. Bệnh nhân trẻ nhất 20 tuổi, người lớn tuổi nhất là 76 tuổi. Trong khi đó, cả năm 2017 có 2 ca).
"Bệnh u nhầy tim thường gặp ở những đối tượng có sử dụng các thuốc kháng viêm hay corticoid lâu ngày để điều trị các bệnh lý khác. Thường được phát hiện vô tình khi đi khám, siêu âm tim. Khi phát hiện, bệnh nhân cần nhập viện phẫu thuật kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Quá trình phục hồi sau mổ của các ca u nhầy tim cũng rất thuận lợi. Cơ tim phục hồi tốt. Sau khi xuất viện, bệnh nhân cần chú ý điều trị bệnh nền tảng có thể là nguyên nhân gây ra khối u này một cách triệt để hơn, tránh điều trị không có hệ thống, gây ra biến chứng đáng tiếc. Thêm nữa là phải tái khám đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, cùng như tuân thủ chế độ thuốc nghiêm ngặt", bác sĩ Trường nói.
Theo Thanh niên
Mẹo giữ sức khỏe vào mùa thu Nên vận động vào sáng sớm hoặc chiều tối và lau mồ hôi kỹ để tránh cảm lạnh. Thời tiết mùa thu chuyển từ tính nhiệt sang tính hàn, cơ thể con người bắt đầu có sự chuyển hóa âm dương. Do đó, tinh thần, sức lực, chế độ ăn uống và trang phục cần phải dựa theo đặc điểm của khí hậu...