7 loại thực phẩm sẽ càng nhanh hỏng, mất hết chất dinh dưỡng khi được cất vào tủ lạnh
Muốn bảo quản thực phẩm hiệu quả, hầu hết chúng ta thường sử dụng tủ lạnh nhưng có 7 loại thực phẩm nếu để ở nhiệt độ thấp, chúng sẽ bị hỏng và biến chất nhanh hơn bình thường.
Tủ lạnh là vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình, giúp lưu trữ các loại thực phẩm dài lâu. Dù nhiệt độ thấp có thể giữ được độ tươi ngon, nhưng có một số loại thực phẩm sẽ bị rút ngắn thời hạn sử dụng, nhanh hỏng hoặc ảnh hưởng đến mùi vị sau khi cất vào tủ lạnh.
Dưới đây là 7 loại thực phẩm bạn tuyệt đối không nên cho bảo quản lạnh nếu muốn sử dụng lâu dài mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các loại trái cây nhiệt đới như chuối, xoài và đu đủ thường được hái và bán khi chúng chưa chín. Việc bỏ các loại trái cây này vào tủ lạnh sẽ ức chế sự giải phóng ethylene (thành phần giúp trái cây mau chín) khiến chúng sẽ không thể chín mềm tự nhiên.
Ngoài ra, ở nhiệt độ lạnh, các loại trái cây nhiệt đới còn rất dễ bị nhũn, vỏ ngoài thâm đen và thậm chí có thể bị thối bên trong. Điều này góp phần làm ảnh hưởng đến mùi vị và dinh dưỡng của chúng, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
2. Khoai tây, khoai lang
Khoai tây và khoai lang là thực phẩm rất giàu tinh bột nhưng nếu bảo quản ở nhiệt độ thấp, tinh bột trong khoai sẽ bị phân giải, làm ảnh hưởng đến mùi vị. Bên cạnh đó, môi trường ẩm trong tủ lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho khoai mọc mầm nhanh chóng khiến người ăn bị ngộ độc kèm các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.
Do đó, khi bảo quản, bạn nên tách riêng khoai tây và khoai lang, cất chúng nơi khô thoáng để kéo dài thời gian sử dụng.
Video đang HOT
3. Tỏi, hành tím
Ngoài khoai tây, tỏi hay hành tím cũng không nên bảo quản trong tủ lạnh vì chúng sẽ nhanh mốc và mọc mầm. Thậm chí khi bỏ ngăn đông, kết cấu lẫn hương vị và dưỡng chất của tỏi cũng bị thay đổi. Hơn nữa, hai loại thực phẩm này đều có mùi nồng, nếu đem cắt nhỏ để trong tủ lạnh, các loại thực phẩm khác sẽ bị ảnh hưởng.
Vì thế, cách tốt nhất để bảo quản chúng là đặt ở những nơi khô ráo và thoáng gió.
4. Bánh mì
Theo các chuyên gia, việc bảo quản bánh mì trong tủ lạnh sẽ khiến chúng nhanh hỏng hơn gấp 3 lần so với nhiệt độ bình thường. Khi thời gian bảo quản kéo dài với nhiệt độ thấp, chất tinh bột kết tinh lại biến đổi trạng thái bánh mì từ mềm sang cứng.
Đối với bánh mì, chúng ta có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng và nên cố gắng ăn hết trong thời hạn sử dụng.
5. Mật ong
Mật ong chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nếu muốn thời hạn sử dụng của mật ong được lâu dài, bạn tuyệt đối không nên bỏ vào tủ lạnh. Vì hàm lượng đường glucose trong mật ong sẽ nhanh chóng kết tinh, dẫn đến mùi vị thay đổi, thậm chí biến chất khi gặp nhiệt độ lạnh.
Cách bảo quản tốt nhất là bỏ mật ong vào chai thủy tinh ở nơi thoáng mát và đậy kín nắp nhằm tránh côn trùng như kiến.
6. Thuốc bắc
Các loại thuốc Đông y thường được mua với số lượng lớn để sắc uống dần nên nhiều người hay chọn phương pháp bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, cách làm này có thể khiến thuốc nhanh bị nấm mốc, biến chất và gây hại cho sức khỏe. Thuốc Đông y dù bổ đến đâu nhưng nếu bảo quản sai cách, bạn không thể khỏe hơn mà còn rước bệnh vào người.
7. Trà, cà phê
Một số sản phẩm được phơi và sấy khô như trà, cà phê, sữa bột … sau khi xử lý có độ ẩm cực thấp để vi sinh vật không thể sinh sôi nên chỉ cần chú ý đến độ ẩm là có thể bảo quản được lâu. Trái lại, nếu bạn để trong tủ lạnh, trà và cà phê sẽ bị ẩm và mùi từ những loại thực phẩm khác bám vào làm mất đi hương vị ban đầu.
Cá tươi và cá nấu chín bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?
Cá chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Do đó, chế độ ăn cân bằng và khỏe mạnh không thể thiếu cá. Vì không phải lúc nào cũng có thời gian đi chợ hay siêu thị nên nhiều người thường trữ cá trong tủ lạnh.
Cá tươi có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 ngày - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Một điều có thể nhiều người thắc mắc là không biết cá có thể bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu. Nhiều loại thực phẩm nếu để quá lâu trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến hương vị và hàm lượng dinh dưỡng của chúng, the o Reader's Digest.
Cá có thể được bảo quản tốt trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 ngày mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon khi chế biến.
Cách bảo quản cũng rất quan trọng. Khi để cá trong ngăn mát, các chuyên gia khuyến cáo hãy bọc cá trong túi nylon, ép hết không khí ra ngoài, cho vào tô nước đá rồi đặt vào ngăn mát. Cách này không chỉ giúp lưu trữ tốt hơn mà còn tránh làm mùi tanh của cá ảnh hưởng đến thực phẩm xung quanh.
Cục quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo không chỉ cá mà các loại thủy hải sản như tôm, sò và mực tươi cũng chỉ nên để trong ngăn mát tủ lạnh 1 đến 2 ngày.
Tuy nhiên, tùy từng loại cá khác nhau và mức độ tươi của chúng mà có thể để lâu hơn trong ngăn mát tủ lạnh. Ví dụ, cá ngừ, cá hồi, cá vược, cá bơn và cá kiếm có thể để trong ngăn mát từ 3 đến 5 ngày.
Trong khi đó, các loại cá nhiều dầu như cá thu, cá bạc má, cá mòi thì chỉ nên để 1 đến 3 ngày trong ngăn mát. Nếu không thể ăn hết cá trong vài ngày thì phải bọc kỹ rồi cho vào ngăn đông. Khi rã đông cá, chúng ta nên cho cá vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 18 đến 24 giờ, theo Reader's Digest.
Muốn cá ngon và bảo quản được lâu thì phải chọn cá tươi. Cá tươi thì bề mặt thịt cá sẽ sáng bóng, mang cá có màu đỏ tươi và ẩm. Nếu cá không tươi thì thịt cá sẽ có màu xám và khô.
Với cá đã nấu chín, chúng ta vẫn có thể ăn trong vòng 2 đến 3 ngày nếu cá được bảo quản trong nhiệt độ từ 0 đến 1 độ C, các chuyên gia cho biết.
Ăn đồ để qua đêm trong tủ lạnh có hại cho sức khỏe Mới đây, Bệnh viện Ngân Châu 2 (Ninh Ba, Trung Quốc) vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị suy thận cấp, viêm dạ dày ruột cấp chỉ vì ăn miếng dưa lưới để qua đêm trong tủ lạnh. Ăn dưa lưới để qua đêm trong tủ lạnh, một người bị sốc, suy thận nghiêm trọng và viêm dạ dày ruột cấp tính. Nhiều...